thuật công nghệ tài nguyên và môi trường
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường đến năm 2025
Tại Kết luận số 37-TB/TW, ngày 26-5-2011, của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công; Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng đã xác định rõ nhiệm vụ:
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công theo hướng nâng cao chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính; xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ công, thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này
- Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, giao quyền tự chủ phù hợp, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp;
- Đa dạng hình thức xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công như: thí điểm cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công; giao cộng đồng quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, tài sản của Nhà nước để kinh doanh cung ứng dịch vụ công và thực hiện cơ chế đơn vị sự nghiệp công hoạt động như doanh nghiệp công ích.
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 03-6-2017, Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục chỉ rõ: “Hoàn thiện thể chế, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập về
phạm vi hoạt động, tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và tài chính gắn với cơ chế đánh giá độc lập”.
Hiện, hệ thống đơn vị sự nghiệp nhà nước đang giữ vai trò nòng cốt trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện chính sách an sinh xã hội, tạo cơ hội tiếp cận dễ dàng, thuận lợi, bình đẳng cho mọi người dân, với chất lượng ngày càng cao và chi phí hợp lý hơn.
Hệ thống các văn bản pháp luật về đơn vị sự nghiệp công dần từng bước được hoàn thiện, tăng cường phân cấp, phân định rõ hơn thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương và của mỗi cấp chính quyền; đã từng bước ban hành các tiêu chí, điều kiện thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị sự nghiệp làm cơ sở cho việc sắp xếp hệ thống các đơn vị sự nghiệp nhà nước cả về tổ chức bộ máy và nhân lực.
Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Theo đó, nguồn thu sự nghiệp đã tăng lên, thực hiện tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập cho người lao động.
Thực hiện chuyển đổi từ phí sang giá dịch vụ, từng bước tính chi phí tiền lương vào trong giá dịch vụ, góp phần bù đắp chi phí của các đơn vị, giảm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.
Chính sách ưu đãi, khuyến khích thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (đất đai, thuế, tín dụng,...) đã góp phần mở rộng mạng lưới, tăng quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp ngoài công lập; khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công, trong đó các trung tâm thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nói chung và Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường nói chủ động trong việc khai thác nguồn thu ngân sách tạo cơ sở cho việc thực hiện tự chủ tài chính;
Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ đang từng bước phấn đấu đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá và bền vững của vùng Trung du và miền núi phía bắc. Trong đó,
tỉnh đặc biệt tập trung, chú trọng quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên; thực hiện đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước; thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững và tăng trưởng xanh; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát về tài nguyên và môi trường, các tổ chức, cá nhân, các dự án đầu tư sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, tỉnh cũng tiến hành xây dựng các dự án xử lý rác thải tập trung, xử lý nước thải đô thị; bảo đảm khu công nghiệp của tỉnh có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; xử lý cơ bản các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; thu gom, xử lý các rác thải nguy hại, rác thải rắn, nước thải y tế; Thực hiện xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.
Hơn thế nữa, tỉnh cũng thực hiện quy hoạch, phát triển các công trình hạ tầng thương mại, nhất là các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Phú Thọ, khu công nghiệp, chợ trung tâm các huyện; xây dựng chợ nông thôn tại những nơi phù hợp.
Phát triển dịch vụ vận tải theo hướng nâng cao chất lượng; mở rộng các tuyến vận tải, khuyến khích tăng phương tiện vận tải; xã hội hóa đầu tư các bến xe khách, điểm đỗ, cảng sông, dịch vụ vận tải công cộng.
Với những định hướng phát triển đó, UBND tỉnh rất cần có một đơn vị có năng lực cao trợ giúp tỉnh xây dựng kế hoạch quy hoạch cho từng vùng, từng khu vực.
Đây là cơ hội lớn Trung tâm cần nắm bắt để mở rộng hoạt động của mình, cũng như khẳng định năng lực và vị thế của mình trong việc cung ứng các dịch vụ công về kỹ thuật tài nguyên, môi trường dần dần trở thành một đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhân viên trắc địa của Trung tâm Kỹ thuật công nghệ tài nguyên và môi trường đến năm 2025
Những thuận lợi cũng như khó khăn đều cỏ ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân viên đo đạc tại TT KTCNTN&MT. Tuy nhiên, để góp phần thực hiện định
hướng phát triển chung của ngành, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động đo đạc địa chính, công tác quản lý nhân lực cần phải được hoàn thiện trên cơ sở đặc điểm riêng của cơ quan, đơn vị, TT KTCNTN&MT đã xác định hướng phát triển nhân viên trắc địa như sau:
Công tác quản lý nhân viên trắc địa cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả để góp phần thực hiện định hướng phát triển ngành đo đạc địa chính. Nhân lực là bộ phận quan trọng nhất đối với sự phát triển chung của ngành đất đai, đo đó, để thực hiện định hướng phát triển ngành thì không thể không nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực.
Xây dựng đội ngũ quản lý nhân lực chuyên nghiệp để việc quản lý nhân lực đạt hiệu quả cao thì đội ngũ quản lý nhân lực phải chuyên nghiệp, có như thế nới nắm bắt được nhu cầu nhân lực thực tế của đơn vị, cũng như khả năng đánh giá cán bộ ngay từ khi tiến hành xét duyệt hồ sơ cho tới tuyển dụng, phân công công tác, đánh giá cán bộ. Đội ngũ quản lý nhân lực chuyên nghiệp sẽ là những tư vấn đắc lực giúp cho các lãnh đạo TT KTCNTN&MT xây dựng được các định hướng cũng như chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của cơ quan.
Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo phát triển nhân lực trắc địa theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp. Cần có cơ chế linh hoạt để có thể tuyển dụng được nhân lực vào làm việc ở TT KTCNTN&MT, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành đo đạc, trắc địa.
Nghiên cứu, đánh giá kỹ hiệu quả của tuyển dụng, sử dụng, đào tạo phát triển nhân lực của cơ quan thông qua nhiều hình thức khác nhau, phát hiện những điểm đạt được và những điểm còn hạn chế cần khắc phục của từng công đoạn. Có kế hoạch cụ thể đối với từng công tác để chọn lọc, phát triển, bố trí phân công việc hợp lý để sử dụng được tới mức tối đa khả năng của nhân lực, tạo nên tinh thần làm việc hăng say cũng như sự gắn bó lâu dài với công việc của nhân viên trắc địa. Kế hoạch này gắn với kế hoạch phát triển chung của toàn cơ quan, đơn vị và của bộ phận đo đạc nói riêng
Nâng cao trình độ nhân lực ngành đo đạc địa chính ngang tầm với trình độ của đo đạc địa chính các nước tiên tiến trong khu vực.
Tăng cường công tác đào tạo nhân lực thông qua nhiều hình thức khác nhau như đào tạo tại cơ quan, đào tạo ngoài cơ quan, cử cán bộ đi học tại các lớp học do các bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế tổ chức. Gắn liến đào tạo lý thuyết với đào tạo thực tế, nghiên cứu cập nhật bổ sung những kiến thức mới của công tác đo đạc địa chính.
Xây dựng cơ cấu cán bộ hợp lý, cân đối về trình độ và các ngạch cán bộ phù hợp với vị trí việc làm.
Rà soát, đánh giá, két hợp với ý kiến đề xuất của phòng kỹ thuật nghiệp vụ trong TT KTCNTN&MT, xác định các vị trí việc làm khác nhau, cùng với đó là các yêu cầu về trình độ của cán bộ để từ đó xây dựng được cơ cấu cán bộ hợp lý. Từ đó phân công công việc cho phù hợp với các vị trí việc làm và xác định được nhu cầu thực tế về nhân lực đối với các vị trí khác nhau.
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ nhàm nâng cao chất lượng đánh giá nhân lực. Để việc đánh giá nhân viên đo đạc địa chính được khách quan, đạt kết quả cao, đàm bảo sự công bằng đối với các cá nhân trong cơ quan, khuyến khích những cán bộ nhiệt tình công tác có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cần có sự đánh giá đúng mức kết quả công tác của từng người. Để làm được điều đó, cần thiết phải tăng cường kiểm tra, giám sát công tác của cán bộ thông qua kết quả công việc hoàn thành.
Quản lý nhân viên đo đạc địa chính của TT KTCNTN&MT cần phải phù hợp với quy định chung của nhà nước, nhưng đồng thờỉ phải phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của toàn ngành địa chính. Như vậy, quản lý nhân viên đo đạc địa chính của TT cần hướng tới các mục tiêu sau:
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ trong điều kiện phát triển kinh té thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển nhân viên trắc địa phải phù hợp với mục tiêu trong chiến lược phát triển TT KTCNTN&MT giai đoạn 2015-2020 tầm nhìn đến 2030 trên cơ sở những điều kiện và đặc điểm cụ thể về hoạt động của ngành Địa chính.
Phát triển nhân viên trắc địa phải có tầm nhìn dài hạn và có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình quản lý nhân viên trắc địa cần nắm vững, giải quyết các mối quan hệ và tác động qua lại giữa các khâu như xác định nhu cầu nhân sự, khâu tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân viên trắc địa. Khi giải quyết mội quan hệ giữa các khâu này đều phải xuất phát từ nhu cầu và điều kiện thực tế về nhân sự của bộ phận chuyên môn nói riêng và của cả cơ quan đơn vị nói chung trong từng giai đoạn.