1.1. Tổng quan chung về hoạt động tài trợ thương mại tại các ngân hàngthương mại thương mại
1.1.1. Khái niệm hoạt động tài trợ thương mại
Ngân hàng thương mại khi mới ra đời có các hoạt động cơ bản: huy động vốn; sử dụng vốn; trung gian thanh toán và các dịch vụ khác. Ba hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau và đều có tầm quan trọng ngang nhau trong sự thành công của một NHTM.Huy động vốn là điều kiện cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng, song sử dụng vốn huy động sao cho có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mới là điều quan trọng. NHTM có rất nhiều hình thức sử dụng vốn khác nhau như: cho vay; chiết khấu chứng từ có giá; tín dụng ứng trước; bảo lãnh; thuê mua; đầu tư. Bên cạnh việc huy động vốn và sử dụng vốn, NHTM cũng đồng thời thực hiện và phát triển các hoạt động trung gian thanh toán và các dịch vụ khác. Hoạt động trung gian thanh toán phát triển dựa trên sự phát triển của hoạt động huy động, sử dụng vốn và ngược lại là công cụ hỗ trợ giúp cho hoạt động huy động, sử dụng vốn phát triển. Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán, số lượng các khoản thanh toán và khoảng cách giữa khách hàng với nhau ngày càng tăng lên nhanh chóng làm cho việc thanh toán trực tiếp giữa các khách hàng là rất khó khăn và không thoả mãn được yêu cầu của nền kinh tế. NHTM qua hoạt động thanh toán của mình đã làm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng.
Bên cạnh thanh toán trong phạm vi quốc gia, việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện nền kinh tế ngày càng có xu thế mở cửa hội nhập, quá trình trao đổi lưu thông hàng hoá giữa các đối tác ở các nước khác nhau ngày càng nhiều. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngoài việc hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng còn đứng ra làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp. Việc thanh toán giữa hai bên được thực hiện qua
hệ thống ngân hàng bằng các phương thức được thoả thuận thuận tiện nhất cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên xuất nhập khẩu, góp phần mở rộng quan hệ ngoại thương giữa các nước.
Theo Wikipedia: “Tài trợ thương mại là tài trợ cho hoạt động thương mại
liên quan đến cả giao dịch trong nước và quốc tế. Tài trợ thương mại tồn tại để giảm thiểu hoặc giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan đến giao dịch thương mại: (1) người bán (nhà xuất khẩu) yêu cầu thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ của họ và (2) người mua (nhà nhập khẩu) muốn đảm bảo rằng họ đang thanh toán cho đúng chất lượng và số lượng hàng hóa”. Như vậy, trong khi người bán
(hoặc nhà xuất khẩu) có thể yêu cầu người mua (nhà nhập khẩu) thanh toán trước cho hàng hóa được vận chuyển, thì người mua (nhà nhập khẩu) có thể muốn giảm thiểu rủi ro bằng cách yêu cầu người bán lập chứng từ hàng hóa đã được vận chuyển. Các ngân hàng đóng vai trò là các trung gian thanh toán giữa người bán (nhà xuất khẩu) và người mua (nhà nhập khẩu) thông qua các hình thức TTTM nhằm giảm thiểu rủi ro cho các bên.
Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới tất yếu dẫn đến sự phân công lao động. Sự phân công này dần dần vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia đưa đến sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau, làm cho không những hàng hoá trong nước gia tăng mà việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước cũng phát triển. Điều này còn giải quyết được vấn đề sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các quốc gia như: đất đai, khí hậu, khoáng sản... đưa đến lợi thế cho mỗi quốc gia trong việc sản xuất một số loại sản phẩm nào đó và họ trao đổi với nhau nhằm cân bằng sự dư thừa về loại sản phẩm này với sự thiếu hụt về sản phẩm khác. Đồng thời, việc tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế sẽ giúp các quốc gia có điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế do áp dụng được những thành tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, giải quyết được những khó khăn về vốn, về nhân lực, về trình độ quản lý... Điều đó đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế và có như vậy mới thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của mỗi quốc gia.
nước và nước ngoài ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đan xen nhau, tạo điều kiện cho nhau và thúc đẩy nhau rất biện chứng. Hoạt động xuất nhập khẩu của một nước kết hợp với nhau trong một chu kỳ khép kín. Đó là mối quan hệ giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu, giữa giá nội tệ và ngoại tệ. Song các quan hệ hàng hoá và tiền tệ nói trên không thể tách rời mà chỉ có thể thực hiện được thông qua trao đổi quốc tế. Như vậy, chính hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ là cơ sở hình thành hoạt động TTTM tại NHTM. Do đó, theo Investopedia, “Tài trợ thương mại (Trade Finance)là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Tài trợ thương mại giúp các nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể giao dịch kinh doanh thông qua thương mại quốc tế.”
TTTM thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Đồng tiền nội địa với chức năng là phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán trong phạm vi một quốc gia sẽ không vượt ra khỏi giới hạn của nó được nếu như hai bên liên quan trong hợp đồng không có sự thoả thuận với nhau. Bởi vì khi ký kết hợp đồng thương mại, tín dụng... các bên phải đàm phán thống nhất đồng tiền nào được sử dụng để thanh toán giao dịch, nó có thể là đồng tiền của nước người mua, tiền của nước người bán hoặc một đồng tiền của một nước nào đó được chọn để giao dịch thanh toán. Các đồng tiền được sử dụng trong TTTM thường là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi (USD) và các đồng tiền thuộc nhóm G7 như EUR, GBP, CHF, JPY, AUD, NZD, CAD.
TTTM chủ yếu là thanh toán qua chứng từ, tách rời với sự di chuyển của hàng hoá từ nước người bán đến nước người mua. TTTM có quan hệ trực tiếp đến cả bên mua lẫn bên bán. Nếu công tác TTTM được làm tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương.Vậy, trong luận văn này, khái niệm tài trợ thương mại được đề cập như sau: TTTM trong thương mại quốc tế là tập hợp các biện pháp và
khác trừ cho vay) hay gián tiếp (dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và sản phẩm phái sinh: kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi tiền tệ, lãi suất,…) nhằm thực hiện chức năng trung gian thanh toán trong thương mại quốc tế, giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Căn cứ theo Luật các TCTD năm 2010 số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và văn bản sửa đổi bổ sung số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017, các hoạt động tài trợ TTTM được đề cập đến gồm có:
- Các hoạt động tín dụng khác (trừ cho vay):
+Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận (Luật các TCTD năm 2010).Các hình thức bảo lãnh phổ biến được áp dụng tại NHTM hiện nay gồm có: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng (sử dụng đúng mục đích tiền tạm ứng), bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn.
Ngoài ra, bản chất, hình thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C) trong thanh toán quốc tế là cam kết sẽ thay mặt khách hàng của mình thực hiện thanh toán cho người hưởng (người bán/ người xuất khẩu) thông qua một ngân hàng thứ hai một số tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở xuất trình bộ chứng từ theo yêu cầu phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Khác biệt với bảo lãnh ở một điểm là thư tín dụng chứng từ ngoài việc tuân thủ pháp luật của nước sở tại, cần phải tuân thủ các quy định về hình thức cũng như quy tắc theo thông lệ quốc tế được các quốc gia chấp thuận như UCP, Incoterm,… Do đó, hình thức tín dụng chứng từ được xem xét và phân dạng vào cam kết ngoại bảng của ngân hàng giống như bảo lãnh.
+ Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp
đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.(Luật các TCTD năm 2010).
+ Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.(Luật các TCTD năm 2010).
+ Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.(Luật các TCTD năm 2010).
- Kinh doanh ngoại tệ và toán quốc tế khác (trừ L/C) vàsản phẩm phái sinh:
+ Kinh doanh ngoại tệ (mua bán ngoại tệ) là hình thức mua hoặc bán loại tiền tệ này để đổi lấy loại tiền tệ khác trên thị trường ngoại hối nhằm các mục đích được hướng dẫn tại Pháp lệnh ngoại hối 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) gồm có: thanh toán nhập khẩu hàng hóa, đi du lịch, chữa bệnh, thanh toán học phí, chi phí sinh hoạt trong định mức….Các ngoại tệ được phép giao dịch được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), phổ biến giao dịch là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi (USD) và các đồng tiền thuộc nhóm G7 như nhóm đông tiền thương mại (EUR, GBP), nhóm đồng tiền trú ẩn an toàn (CHF, JPY), nhóm đồng tiền hàng hóa (AUD, NZD, CAD).
+ Các sản phẩm thanh toán quốc tế khác (trừ L/C) là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến được đề cập trong “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế” (UCP 600) được chấp nhận trên lãnh thổ Việt Nam gồm có các phương thức:
Chuyển tiền bằng: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance);
Nhờ thu (Collection-): phổ biến gồm có Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A: Document against Acceptance), Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment); Nhờ thu kèm điều khoản/điều kiện đặc biệt khác (Documents against other terms and conditions). Ngoài ra còn có thể phân loại Nhờ thu trơn (chỉ gửi kèm giấy tờ tài chính như hối phiếu) và Nhờ thu kèm chứng từ (các giấy tờ thương mại như hóa đơn, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói,…
Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document).
+ Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác.
Có thể thấy, hoạt động TTTM tại NHTM là một mảng nghiệp vụ rất rộng gồm có đầy đủ cả nhóm nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và nhóm nghiệp vụ phi tín dụng phục vụ đầy đủ cho tất cả các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nước cũng như với nước ngoài. Tuy nhiên, trong giới hạn nội dung nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung chủ yếu đề cập về các dịch vụ, sản phẩm TTTM phục vụ quan hệ kinh tế với các chủ thể nước ngoài, gồm có các sản phẩm dành cho cho đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩutại NHTM. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng nhóm dịch vụ TTTM này tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi Nhánh Ba Đình. Mặt khác, trước các điều kiện hội nhập và mở cửa kinh tế vươn tầm khu vực, hoạt động TTTM tại NHTM cũng có xu hướng dịch chuyển theo hướng tăng cường các dịch vụ TTTM đáp ứng nhu cầu về thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ và mở rộng không ngừng, gia tăng lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Do đó, nghiên cứu về nhóm dịch vụ này là điều kiện cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm bắt kịp sự vận động của quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế ngày càng phát triển lên tầm một thị trường khu vực lớn hơn.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động tài trợ thương mại
+ Xuất phát từ khái niệm, ta có thể nhận thấy một đặc điểm nổi bật của hoạt động TTTM: nó là cầu nối giữa người mua và người bán. Đi kèm với các thỏa thuận thương mại, giữa người mua và người bán cũng đồng thời có những thỏa thuận về mặt tài chính (thông qua những ưu đãi về thanh toán có được nhờ sự trợ giúp của ngân hàng).
+ TTTM khác với các hoạt động cho vay thương mại, vay thế chấp hay bảo đảm khác ở chỗ: tiền nhiều khi không được chuyển trực tiếp toàn bộ cho người yêu cầu mà chuyển cho một bên thứ ba khác. Người yêu cầu chỉ nhận được một cam kết từ ngân hàng sẽ được thanh toán/thanh toán hộ khi họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong giao dịch với bên thứ ba đó. Toàn bộ số tiền thu được từ giao dịch sẽ do ngân hàng thu giữ để trả nợ và người yêu cầu sẽ được thanh toán phần chênh lệch.
+ TTTM thường chỉ áp dụng cho từng giao dịch cụ thể và không tính vào hạn mức cho vay. Tuy nhiên, do mỗi loại hình tài trợ có các hình thức thực hiện khác nhau, phương tiện sử dụng khác nhau, nguồn tài trợ khác nhau và mức giá
khác nhau nên người yêu cầu cần cân nhắc kỹ để tránh bị nhầm.
1.1.3. Vai trò của hoạt động Tài trợ thương mại
Hoạt động TTTM ra đời không những góp phần tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán mà cả sản xuất kinh doanh. TTTM bằng những hoạt động của mình đã tạo cho khách hàng có thể sử dụng những nguồn tài chính ngắn hạn, tức thời để bù đắp tình hình thiếu vốn đột xuất hay tăng vòng quay của vốn, tăng khả năng sử dụng vốn. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chungcủa doanh nghiệp đã như vậy, đối với hoạt động xuất nhập khẩu càng quan trọng hơn nhiều.Như chúng ta đã biết, các đối tác trong hoạt động xuất nhập khẩu thường ở các quốc gia khác nhau, vì vậy từ thời gian giao hàng cho tới khi nhận được thanh toán thường khá lâu. Bên cạnh đó, dung lượng của các giao dịch xuất nhập khẩu thường lớn; và một vấn đề khá quan trọng nữa đó là thông tin về bạn hàng, quốc gia… Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, các NHTM với thế mạnh của mình là một nhà chuyên nghiệp trong lĩnh vực thanh toán; có khả năng thu thập, tổng hợp thông tin; nắm vững tình hình thị trường, giá cả hàng hóa... trên thế giới, đã ngày càng phát triển hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hoạt động này ngày càng phát triển và trở thành một trong số các hoạt động cơ bản của ngân hàng hiện đại, đóng góp một phần thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. Cụ thể:
Đối với nền kinh tế
TTTM của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) lưu thông trôi chảy. Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. TTTM của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế. Doanh nghiệp