Tăng cường hoạt động tài trợ thương mại tại ngânhàng thương mại

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 51)

1.3.1. Khái niệm tăng cường hoạt động tài trợ thương mại

Hoạt động TTTM là một hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng đặc thù khác với các hoạt động kinh tế khác, trong đó sản phẩm đầu ra của nó đôi khi không lượng hóa được bằng các con số đơn thuần. Hiệu quả của hoạt động này do đó không đo lường được bằng tỷ lệ doanh thu đầu ra và chi phí đầu vào, mà nó phản ánh bằng các con số tăng trưởng – tăng trưởng về doanh số qua các năm, tăng trưởng về phí. Và hơn hết, hiệu quả của hoạt động này cao hay không lại phụ thuộc đa phần vào các chỉ tiêu không lượng hóa được như sự gia tăng về uy tín, sự trung thành của khách hàng, độ tín nhiệm của ngân hàng đối tác, sự mở rộng về trình độ chuyên môn.... Và như vậy, từ các quan điểm khác nhau về hoạt động TTTM ở phần trên, trong luận văn này, tăng cường hoạt động TTTM được dựa trên hai khía cạnh đó là tăng cường hoạt động TTTM theo hiệu quả kinh tế (theo chiều rộng) và hiệu quả xã hội (theo chiều sâu). Theo đó, Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Còn hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Với cách hiểu khái quát như vậy, khi thu hẹp vào phạm vi của hoạt động TTTM, ta có thể hiểu rằng, hiệu quả hoạt động TTTM

chính là mối tương qua so sánh giữa những lợi ích kinh tế thu được từ hoạt động TTTM trong ngân hàng so với những chi phí bỏ ra, và bên cạnh đó chính là mối tương quan giữa những lợi ích khác – đó là những lợi ích về uy tín, thương hiệu, tăng trưởng....

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng thương mại

1.3.2.1. Các yếu tố về mặt kinh tế

Chỉ tiêu về doanh số hoạt động TTTM

Chỉ tiêu về doanh số hoạt động TTTM phản ảnh tổ ng số tăng trưởng trong năm hiện hành, bao gồm số liệu thống kê của tất cả các khoản phát sinh tăng (doanh số mở mới L /C, doanh số cam kết bảo lãnh , doanh số thanh toán L /C...). Chỉ tiêu này cao hay thấp sẽ phản ánh mức độ t ăng trưởng và hiệu quả hoàn thành chỉtiêu kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng trong năm hiện hành so với năm trước đó . Đây cũng chính là căn cứ để Ngân hàng đưa ra các định hướng chiến lược và kế hoạch chỉ tiêu cho năm tài chính sau.

Chỉ tiêu về tăng trưởng doanh số TTTM

Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số TTTM phản ánh mức tăng trưởng doanh số TTTM (bao gồm doanh số mở và thanh toán từng sản phẩm TTTM , doanh số tăng trưởng về phídịch vụ TTTM) đạt được của năm hiện hành so với năm trước đó. Chỉ tiêu này được biểu diễn ở dạng chỉsố nên rất thuận tiện và trực quan khi so sánh mức tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng theo trục thời gian cũng như giữa các ngân hàng trong cùng một nhóm.

Chỉ tiêu về phí dịch vụ TTTM

Ngày nay, các khoản phí và hoa hồng ngày càng trở nên nguồn thu quan trọng đối với ngân hàng. Khi các Ngân hàng thương mại kinh doanh dựa chủ yếu vào tín dụng và việc cung cấp các dịch vụ , xu hướng tất yếu là việc ngân hàng này sẽ sử dụng đội ngũ cán bộ tinh thông vào khâu cung cấp dị ch vụ cho khách hàng nhằm nâng cao tỷ trọng thu nhập từ phívà hoa hồng. Đặc điểm nổi bật của phí và hoa hồng

là không chịu rủi ro lãi suất. Các hoạt động mang lại nguồn thu phí TTTMbao gồm: - Phát hành hay xác nhận L/C

- Phát hành thư bảo lãnh

- Phát hành thư tín dụng dự phòng - Phát hành thư bảo đảm vận hành - Thanh toán L/C và nhờ thu

Sự mở rộng các nghiệp vụ TTTM

Mỗi Ngân hàng thương mại , khi mới bắt đầu hoạt động TTTM thường chỉ phát triển những dịch vụ phổ thông với nguy cơ rủi ro thấp . Dần dần , với tốc độ phát triển và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình hoạt động , các Ngân hàng thương mại mới mạnh dạn mở rộng và phát triển những hoạt động TTTM mới có tính rủi ro và thách thức cao hơn . Ví dụ như, một ngân hàng khi sơ khai mới chỉ bắt đầu các hoạt động chuyển tiền , nhờ thu, thông báo..., sau đó sẽ mở rộng ra hình thức tín dụng chứng từ, rồi chiết khấu, và bảo lãnh ngân hàng ở tầm quốc tế như bảo lãnh đối ứng.... Rõ ràng, sự mở rộng các hoạt động ấy là một minh chứng cho thấy ngân hàng thương mại đó làm ăn có hiệu quả , và hoạt động TTTM đã thu được những bước tiến. Đây là một thước đo định lượng không thể thiếu để đánh giá mức độ hiệu quả trong không chỉhoạt động TTTM mà còn trong các loại hình dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng .

1.3.2.2. Các yếu tố về mặt xã hội

Các yếu tố về mặt xã hội phản ảnh hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tập trung chủ yếu ở các nhân tố sau:

Sự nâng cao uy tín của Ngân hàng thương mại trong hoạt động TTTM

Đứng trên góc độ của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, một trong những yếu tố đầu tiên tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng phục vụ của mình trong các hoạt động TTTM chính là uy tín của ngân hàng đó, không chỉở phạm vi trong nước mà cò n trên thị trường quốc tế . Bên cạnh đ ó, trên bình diện quốc tế, uy tín của một ngân hàng cao hay không tác động không nhỏ tới sự lựa

chọn của các ngân hàng bạn trong việc lựa chọn đó là ngân hàng thông báo , là ngân hàng đối tác , ngân hàng chiết khấu , hay ngân hàng đại lý . Như vậy, uy tín của một ngân hàng không chỉđơn giản là danh tiếng, là thành công, là doanh số , lợi nhuận,mà nó còn là mức độ tin cậy mà khách hàng và các đối tác đặt vào . Đôi khi, vì uy tín đã gây dựng được, một ngân hàng có thể dễ dàng vượt qua những khó khăn do những mối quan hệ mình đã thiết lập trong quá khứ, cũng như do độ tín nhiệm có được từ các đối tác . Uy tín trên thịtrường quố c tế còn giúp ngân hàng đó có khả năng cầm trịnh trong các thương vụ đàm phán , giành được lợi thế trong các cuộc đua tranh khách hàng, tạo được áp lực về phí đối với các đối tác ... Đây chính là một thước đo vô hình nhưn g vô cùng hữu hiệu không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động TTTM của một Ngân hàng thương mại.

Sự giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động TTTM

Rủi ro trong hoạt động TTTM của các ngân hàng thương mại có thể được phân loại như sau:

+ Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp): Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình thao tác nghiệp vụ TTTM. Do vậy đây là những rủi ro mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ tại các ngân hàng.

+ Rủi ro tín dụng: Đây là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả. Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên.Trong các phương thức TTTM thực hiện qua ngân hàng, có phương thức bảo lãnh và tín dụng chứng từ liên quan trực tiếp đến các rủi ro tín dụng nói trên

+ Rủi ro ngoại hối: Trong hoạt động TTTM, người xuất khẩu và người nhập khẩu ở hai nước khác nhau nên loại tiền tệ sử dụng trong hoạt động TTTM là ngoại tệ đối với ít nhất một bên. Khi đó sẽ xuất hiện tỷ giá hối đoái quy đổi giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ.Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng do nhiều nhân tố tác động, gây ra những rủi ro tỷ giá hối đoái cho các ngân hàng và các khách hàng tham gia vào hoạt động TTTM.

+ Rủi ro pháp lý: Đây là những rủi ro liên quan đến luật điều chỉnh các hoạt động TTTM, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, luật giải quyết tranh chấp khi có vấn đề khiếu kiện phát sinh. Vấn đề pháp lý trong hoạt động TTTM cũng là một nội dung quan trọng và rất phức tạp, do các bên trong hoạt động TTTM ở các quốc gia khác nhau, trong điều kiện môi trường pháp lý và hệ thống luật pháp.

+ Rủi ro đạo đức: Đây là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế, bởi các bên đối tác thường ở cách xa nhau, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình mua bán.

Như vậy, những rủi ro là một phần không thể tránh được trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động TTTM nói riêng . Tuy nhiên, việc những rủi ro trên ngày càng được hạn chế sẽ đồng nghĩa với việc an toàn trong hoạt động và hiệu quả trong tác nghiệp được nâng cao. Đây là một trong những thước đo vô cùng quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả mà hoạt động TTTM của một Ngân hàng thương mại đạt được cũng như phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung của các Ngân hàng thương mại.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTTM

1.4.1. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Các chính sách vĩ mô của nhà nước

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng.

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động TTTM. Các định hướng mang tính chiến lược về bảo hộ hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các doanh nghiệp. Chính phủ các nước cũng thường sử dụng biện pháp này trong quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế. Trong hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trò trung gian thanh toán, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ TTTM không thể bị thiếu. Đồng thời cũng nhờ hoạt động TTTM phát triển đã tác động ngược trở lại, tạo điều kiện mở rộng phạm vi của hoạt động ngoại thương, làm cho hoạt động này diễn ra một cách sôi động, trôi chảy, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt khi Việt nam gia nhập các hiệp định EVFTA, RCEP, WTO, việc áp dụng mức thuế xuất nhập khẩu cao hay thấp sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa đó. Cụ thể khi Việt Nam bắt đầu phải thực hiện một số cam kết quốc tế, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam với ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đối với các quốc gia này thì thuế quan của hầu hết các mặt hàng Việt Nam xuất và nhập khẩu sẽ là 0%. Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường nội địa sẽ có sự thâm nhập rất mạnh của hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là từ ASEAN và Trung Quốc làm ảnh hưởng đến giá của một số mặt hàng sản xuất tiêu thụ trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN và Trung Quốc đứng trước một bài toán khó là làm sao sản phẩm của mình sản xuất ra cạnh tranh được và có chỗ đứng trên thị trường nước bạn?

+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các qui định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà nhà nước áp dụng chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt. Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, trước hết là ảnh hưởng đến ngoại thương và trạng thái ngoại hối của ngân hàng. Công tác quản lý ngoại hối của nước ta những năm gần đây được thực hiện tương đối đồng bộ và phối hợp tốt với các chính sách khác, làm cho thị trường ngoại tệ sôi động hơn. Tỷ giá được vận hành tương đối linh hoạt theo quy luật cung cầu ngoại tệ và tín hiệu thị trường trong và ngoài nước, tỷ giá đã phản ánh tốt hơn sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam góp phần khuyến khích xuất khẩu. Việc NHNN mở rộng thu hẹp biên độ, điều hành tỷ giá linh hoạt và đưa ra các quy định mới về quản lý trạng thái ngoại tệ đã tạo cho các NHTM tăng mua ngoại tệ từ thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu.

Do liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động TTTM chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, thay đổi chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài trợ. Một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng là gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ gặp khó khăn do phía Mỹ cho rằng một số nước châu Á bán phá giá mặt hàng này sang thị trường của họ, nên đã đánh thuế cao hơn so với các nước khác. Việc làm này đã ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ, tác động không tốt đến sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp. Hiện nay, để thực hiện việc xuất tôm đông lạnh từ Việt Nam sang Mỹ, ngoài việc phải chịu thuế suất cao, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải mở thư bảo lãnh, để các công ty bảo hiểm Mỹ (theo danh sách do Hải quan Mỹ chỉ định) căn cứ vào đó mở thư bảo lãnh hải quan cho các đối tác nhập khẩu của mình. Ngoài ra, Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ, Mỹ - EU hay cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 làm gián đoạn chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, đã khiến cả các ngân hàng lẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Điều đó đã tạo nên sức ép rất lớn đối với hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay.

- Các yếu tố từ phía khách hàng như: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ kinh doanh, hành vi đạo đức của khách hàng. Như đã phân tích, so với các loại hình cho vay khác, hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phức tạp hơn, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về thông lệ quốc tế, thị trường thế giới... Khách hàng khi ký kết hợp đồng phải có các điều khoản không bất lợi để dễ dàng nhận được

chấp nhận tài trợ của ngân hàng. Việc khách hàng giả mạo chứng từ đòi tiền là hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, yếu tố về hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phương thức thanh toán này.

1.4.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng

- Mô hình tổ chức quản lý hoạt động TTTM: Một hệ thống quản lý thống nhất từ Hội sở chính đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w