Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTTM

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 55)

1.4.1. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

- Các chính sách vĩ mô của nhà nước

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng.

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động TTTM. Các định hướng mang tính chiến lược về bảo hộ hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các doanh nghiệp. Chính phủ các nước cũng thường sử dụng biện pháp này trong quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế. Trong hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trò trung gian thanh toán, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ TTTM không thể bị thiếu. Đồng thời cũng nhờ hoạt động TTTM phát triển đã tác động ngược trở lại, tạo điều kiện mở rộng phạm vi của hoạt động ngoại thương, làm cho hoạt động này diễn ra một cách sôi động, trôi chảy, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt khi Việt nam gia nhập các hiệp định EVFTA, RCEP, WTO, việc áp dụng mức thuế xuất nhập khẩu cao hay thấp sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa đó. Cụ thể khi Việt Nam bắt đầu phải thực hiện một số cam kết quốc tế, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam với ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đối với các quốc gia này thì thuế quan của hầu hết các mặt hàng Việt Nam xuất và nhập khẩu sẽ là 0%. Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường nội địa sẽ có sự thâm nhập rất mạnh của hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là từ ASEAN và Trung Quốc làm ảnh hưởng đến giá của một số mặt hàng sản xuất tiêu thụ trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN và Trung Quốc đứng trước một bài toán khó là làm sao sản phẩm của mình sản xuất ra cạnh tranh được và có chỗ đứng trên thị trường nước bạn?

+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các qui định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà nhà nước áp dụng chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt. Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, trước hết là ảnh hưởng đến ngoại thương và trạng thái ngoại hối của ngân hàng. Công tác quản lý ngoại hối của nước ta những năm gần đây được thực hiện tương đối đồng bộ và phối hợp tốt với các chính sách khác, làm cho thị trường ngoại tệ sôi động hơn. Tỷ giá được vận hành tương đối linh hoạt theo quy luật cung cầu ngoại tệ và tín hiệu thị trường trong và ngoài nước, tỷ giá đã phản ánh tốt hơn sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam góp phần khuyến khích xuất khẩu. Việc NHNN mở rộng thu hẹp biên độ, điều hành tỷ giá linh hoạt và đưa ra các quy định mới về quản lý trạng thái ngoại tệ đã tạo cho các NHTM tăng mua ngoại tệ từ thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu.

Do liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động TTTM chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, thay đổi chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tài trợ. Một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng là gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ gặp khó khăn do phía Mỹ cho rằng một số nước châu Á bán phá giá mặt hàng này sang thị trường của họ, nên đã đánh thuế cao hơn so với các nước khác. Việc làm này đã ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ, tác động không tốt đến sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp. Hiện nay, để thực hiện việc xuất tôm đông lạnh từ Việt Nam sang Mỹ, ngoài việc phải chịu thuế suất cao, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải mở thư bảo lãnh, để các công ty bảo hiểm Mỹ (theo danh sách do Hải quan Mỹ chỉ định) căn cứ vào đó mở thư bảo lãnh hải quan cho các đối tác nhập khẩu của mình. Ngoài ra, Căng thẳng thương mại Trung – Mỹ, Mỹ - EU hay cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 làm gián đoạn chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, đã khiến cả các ngân hàng lẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Điều đó đã tạo nên sức ép rất lớn đối với hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay.

- Các yếu tố từ phía khách hàng như: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ kinh doanh, hành vi đạo đức của khách hàng. Như đã phân tích, so với các loại hình cho vay khác, hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phức tạp hơn, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về thông lệ quốc tế, thị trường thế giới... Khách hàng khi ký kết hợp đồng phải có các điều khoản không bất lợi để dễ dàng nhận được

chấp nhận tài trợ của ngân hàng. Việc khách hàng giả mạo chứng từ đòi tiền là hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, yếu tố về hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phương thức thanh toán này.

1.4.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng

- Mô hình tổ chức quản lý hoạt động TTTM: Một hệ thống quản lý thống nhất từ Hội sở chính đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo.

- Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế: Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô và chất lượng, điều này sẽ thu hút số lượng lớn các khách hàng đến với ngân hàng. Trong hoạt động TTTM, uy tín của ngân hàng càng đóng vai trò quan trọng, cam kết của ngân hàng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của giao dịch thương mại. Cam kết do một ngân hàng có uy tín phát hành sẽ dễ dàng được chấp nhận, giảm các chi phí không cần thiết cho người mua và người bán, gây lòng tin đối với khách hàng, từ đó sẽ có nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn, phát triển được các hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng. Uy tín của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, quy mô của nguồn vốn huy động và cho vay, sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng ...

- Công nghệ ngân hàng: Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cơ sở vật chất và mạng lưới truyền thông, thanh toán. Hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứng dụng của nó có liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động và các sản phẩm TTTM. Việc nối mạng thông tin cũng giúp cho ngân hàng quảng bá hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ và thực hiện tài trợ lại cho khách hàng. Chính những hoạt động này là tiền đề để thúc đẩy hoạt động TTTM.

- Với thực tiễn môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện tại: các yếu tố trên rất quan trọng. Để thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và việc Việt nam gia

nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng Mỹ, sẽ được nới lỏng các quy định về hoạt động của ngân hàng nước ngoài, cho phép cung cấp các dịch vụ mà ngân hàng nước ngoài hơn hẳn các NHTM Việt Nam về công nghệ và trình độ quản lý như thanh toán quốc tế, TTTM…, được phép tái cấp vốn và tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải thực hiện tái cơ cấu, theo đúng yêu cầu của WTO. Đây thực sự là một thách thức, buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hoá và phát triển dịch vụ ngay từ bây giờ để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Trong đó, TTTM là vấn đề nhạy cảm nhất vì gắn liền với các yếu tố công nghệ, nguồn vốn, trình độ quản lý...

- Trình độ cán bộ: Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, và những kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ giao dịch trực tiếp sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Hoạt động TTTM trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải có một trình độ nhất định. Do vậy, cán bộ phải không ngừng nâng cao về chuyên môn, ngoại ngữ cũng như các kiến thức về luật pháp, thông lệ quốc tế để đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng. Một khi khách hàng được phục vụ niềm nở với trình độ chuyên môn cao đáp ứng mọi yêu cầu phức tạp nhất, họ sẽ cảm thấy hài lòng và chọn ngân hàng làm nơi giao dịch. Mặt khác, trình độ cán bộ vững sẽ xử lý các kỹ thuật nghiệp vụ một cách chính xác và hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động.

- Mạng lưới đại lý: đây là một yếu tố rất quan trọng vì họ sẽ là những đối tác của ngân hàng trong việc mở rộng thị trường hoạt động, phạm vi giao dịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh và nâng cao uy tín của ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.1. Đặc điểm hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình (VietinBank - Chi nhánh Ba Đình)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

VietinBank được thành lập năm 1988, sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1.000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò. VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, ngoài ra, VietinBank có quan hệ đại lý với trên 900 định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Đồng hành cùng sự phát triển của VietinBank, VietinBank - Chi nhánh Ba Đình là một trong các chi nhánh chủ chốt trong hệ thống kênh phân phối khu vực 3 - cụm phía Bắc. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 03/12/1998 với giấy phép hoạt động kinh doanh số: 0100111948-065 ngày

- VietinBank - Chi nhánh Ba Đình được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng thi phần cho VietinBank trên địa bàn Hà Nội, chủ yếu tập trung tại khu vực 3 Quận, huyện (Q.Tây Hồ, Q.Đống Đa, Q.Ba Đình) với 12 Phòng Giao dịch trực thuộc gồm:

- VietinBank - Chi nhánh Ba Đình là chi nhánh, một bộ phận của VietinBank nên những ngành nghề kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, các chiến lược hoạt động kinh doanh của VietinBank và VietinBank - Chi nhánh Ba Đình đều là thống nhất, đều nhằm mục tiêu chính là đưa VietinBank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, vươn tầm khu vực và hội nhập quốc tế. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, từ giai đoạn khởi đầu với nhiều khó khăn, thách thức, đến nay đã trở thành NHTM lớn trên địa bàn khu vực 3 – thành phố Hà Nội. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của VietinBank - Chi nhánh Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng "an toàn - hiệu quả và phát triển" cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như kiện toàn về cơ cấu - mạng lưới tổ chức bộ máy. Từ năm 2019 đến nay, với nhiều thành tích đạt được trong hoạt động kinh doanh, VietinBank - Chi nhánh Ba Đình được công nhận là một trong những chi nhánh kinh doanh ổn định trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của VietinBank - Chi nhánh Ba Đình

- VietinBank Chi nhánh Ba Đình được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa tiết kiệm được thời gian trong quản lý và điều hành hoạt động.

- Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 05 Phó Giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động của Chi nhánh, 01 Phó Giám đốc phụ trách Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng Tổng Hợp; 01 Phó Giám đốc phụ trách Phòng Kế Toán Giao dịch, 04 phòng Giao dịch là PGD Hoàng Diệu, Thụy Khuê, Tân Ấp, Yên Phụ; 01 Phó Giám đốc phụ trách đầu mối Phòng Bán lẻ và 06 Phòng Giao dịch là Thành Công, Đội Cấn, Văn Cao, Chùa Láng, Giảng Võ, Vĩnh Phúc; 01 Phó Giám đốc đồng phụ trách Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn và Phòng Tổng hợp về mảng thu hồi nợ xấu, nợ

XLRR, 02 phòng Giao dịch Liễu Giai, Tây Hồ; 01 Phó Giám đốc phụ trách phòng Khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn: Đây là phòng mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các cán bộ phụ trách từng đơn vị, từng lĩnh vực ngành nghề, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn đồng thời thẩm định các dự án trước khi cấp tín dụng, kiểm tra tình tình sử dụng vốn, đôn đốc thu nợ…

Phòng Bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với đối tượng khách hàng là cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là cá nhân.

Phòng Kế toán Giao dịch: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w