Các phương pháp cầm máu trong mổ lấy thai

Một phần của tài liệu Nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí rau tiền đạo ở thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ tại bệnh viện phụ sản trung uơng trong 2 năm 2008 2009 (Trang 67 - 70)

Trong mổ lấy thai với RTĐ nói chung và RTĐ/SMĐC nói riêng thì

quả nghiên cứu bảng 3.16. chúng tôi thấy rằng trong 110 thai phụ đẻ thai thì không can thiệp gì chiếm 30,3%, thắt động mạch tử cung đơn thuần hoặc kốm khõu mũi chữ X hoặc khõu mũi Blynch chiếm 38,5%.

Theo Nguyễn Đức Hinh[13] thì 37,4% trường hợp không phải can thiệp gì, theo Nguyễn Hồng Phương[20] thì có 40,4% trường hợp không phải can thiệp gì, cao hơn so với chúng tôi vì đối tưọng của chúng tôi là các thai phụ trên RTĐ/SMĐC, phải xử trí rất phức tạp.

Cũng theo Nguyễn Đức Hinh[13] thì tỷ lệ thắt ĐMTC là 15,71%(1989- 1990), 15,92%(1993 – 1994), theo Phạm Thị Phương Lan[16]thì thắt ĐMTC ở nhúm RTĐ trên bệnh nhõn có sẹo mổ đẻ tử cung là 18,9%. MLT làm cắt rời các sợi cơ và tổ chức liên kết, làm thay đổi giải phẫu và mô học đoạn dưới TC. Đoạn dưới tử cung không có lớp cơ đan nên khó cầm mỏu, là một trong những cơ chế gõy chảy mỏu trong RTĐ. Tổn thương đoạn dưới do sẹo MLT làm khả năng co giảm càng làm nguy cơ chảy mỏu tăng lên. Thắt ĐMTC được sử dụng khá rộng, trong thực tế ngay cả trong trường hợp chảy mỏu không nhiều lắm.

Theo kết quả của chúng tôi thắt ĐMTC phối hợp với khõu mũi chữ X chiếm 25,7% , theo Nguyễn Hồng Phương[20] có 29,6% số bệnh nhõn được khõu cầm mỏu, 20,7% được thắt ĐMTC và 9,3% được cắt TCBPT. Qua 109 bệnh nhõn RTĐ/SMĐC chúng tôi nhận xét rằng, một trong số những biện pháp cầm mỏu hay được áp dụng ở Viện PSTƯ là đắp gạc tẩm huyết thanh nóng, khõu cầm mỏu ở diện rau bám bằng mũi chữ X, thắt 2 động mạch tử cung đơn thuần hoặc phối hợp khõu mũi chữ X, cắt TCBPT khi không bảo tồn được tử cung.

Cắt tử cung được xem như là một phương pháp cấp cứu cuối cùng cứu sống bệnh nhõn khỏi sự chảy mỏu dai dẳng, thường được thực hiện trong mổ

lấy thai. Phẫu thuật cắt tử cung với phụ nữ đẻ thường con so là vào khoảng 0,05 – 0,1% và 5% đối với ca mổ đẻ[20]

Trong 109 bệnh nhõn, chúng tôi thấy rằng có 22 bệnh nhõn phải cắt TCBPT chiếm tỷ lệ 20,9%, có 2 ca vừa cắt TCBPT kốm theo thắt ĐMHV chiếm 1,8%. Qua bảng 3.17. chúng tôi thấy rằng những bệnh nhõn bị RTĐ/SMĐC có 2 vết mổ đẻ cũ trở lên có nguy cơ cắt tử cung tăng 7,35 lần những bệnh nhõn có một vết sẽo mổ đẻ cũ (OR = 7,35;95%CI = 2,35-22,96;p <0,01)

Theo Phạm Thị Phương Lan[16] thì nguy cơ cắt tử cung ở RTĐ được mổ lấy thai từ 2 lần trở lên nguy cơ căt tử cung tăng 7,79 lần so với nhúm chỉ MLT 1 lần(OR = 7,79;95%CI = 1,99-31,54;p<0,01)

Theo Knight, M[66] thì phụ nữ có RTĐ/SMĐC có nguy cơ cao phải cắt tử cung để kiểm soát sự chảy mỏu, khi nghiên cứu một nhúm dõn số thì thấy rằng nguy cơ phải phẫu thuật cắt tử cung thấp nhất ở phụ nữ đẻ thường con so(1/30000), và nguy cơ cao cho những sản phụ có 2 hoặc nhiều lõn mổ đẻ trước đó(1/200)và theo Silver M.R và cộng sự[88] thì với những sản phụ có tiền sử mổ đẻ > 5 lần thì nguy cơ cắt tử cung là 9%.

Với những phụ nữ sinh con so, trẻ tuổi thì phẫu thuật cắt tử cung là một biễn chứng nặng nề, để lại những hậu quả rất lớn về thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Ngày nay, với những chỉ định mổ lấy thai ngày càng rộng rói và nguy cơ của vết mổ đẻ cũ ngày càng cao thì chúng tôi thấy rằng sẽ để lại những hậu quả rất lớn cho những phụ nữ sau này không những thế sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho những nhà sản khoa sau này.

Qua bảng 3.16. chúng tôi thấy rằng trong 109 thai phụ bị RTĐ/SMĐC có 2 ca vừa cắt TCBPT kốm theo thắt ĐMHV chiếm 1,8%. So sánh với tác giả Phạm Thi Phương Lan[16](2002-2006) tỷ lệ thắt ĐMHV chiếm 1,7%, tỷ lệ thắt ĐMHV trên bệnh nhõn bị RTĐ/SMĐC là 4,9%. Tỷ lệ thắt ĐMHV của

nhóm có sẹo mổ tử cung cao hơn nhúm không có sẹo mổ tử cung 5,33 lần (OR= 5,33;95%CI = 1,73-16,57;p<0,01)

Sợ dĩ có sự khác biệt với tác giả Phạm Thị Phương Lan vì cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn và chúng tôi nghiên cứu trong 2 năm.

Thắt ĐMHV là một kỹ thuật khó, không phải phẫu thuật viên nào cũng thực hiện được mà đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Việc thắt ĐMHV được xem như là biện pháp cầm mỏu, khi có sự chảy mỏu mà các biện pháp khác không thành công, có thể ngưũi thầy thuôc đắn đo giữ lại tử cung, hoặc khi cắt tử cung mà vẫn không cầm được mỏu.

Theo Clark, SL[41] thì thắt ĐMHV không nên thực hiện vì nó tốn thời gian và không hiệu quả trong việc kiểm soát chảy mỏu vùng chậu trong khoảng 50% các trường hợp và ngăn cản việc chụp mạch vùng chậu và nút mạch vùng chậu nếu cần thiết sau đó.

Một phần của tài liệu Nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí rau tiền đạo ở thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ tại bệnh viện phụ sản trung uơng trong 2 năm 2008 2009 (Trang 67 - 70)