Biến chứng gây ra cho con

Một phần của tài liệu Nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí rau tiền đạo ở thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ tại bệnh viện phụ sản trung uơng trong 2 năm 2008 2009 (Trang 29 - 32)

1.7.2.1. Đẻ non

Đẻ non là hiện tượng trẻ được sinh ra khi tuổi thai từ 37 tuần trở xuống. RTĐ thường gây đẻ non do chảy máu cần mổ để cứu mẹ. Nghiên cứu của Wing D.A[99] về tuổi thai trung bình lúc đẻ ở 2 nhóm điều trị nội trú và ngoại trú cho thấy nhóm nội trú thường đẻ khi thai 34,5,tuần và nhóm ngoại trú là 34,6 tuần. Hồi cứu 514 bệnh nhân RTĐ có tiền sử MLT từ 1976 đến 1997 tại Chicago - Mỹ Fredericsken MC [54] thấy tuổi thai trung bình là 35,3± 3,4 tuần. Ở Canada, Crane JM[47] nghiờn cứu các trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị RTĐ từ 1988 đến 1995 thấy tỷ lệ đẻ non của bệnh nhân RTĐ là 46,56%, trong khi các bệnh nhân không bị RTĐ tỷ lệ này là 7,27%. Tại Mỹ, Ananth CV[29] nghiên cứu mối liên quan giữa RTĐ với đẻ non, tác giả thấy tỷ lệ đẻ non của mẹ bị RTĐ là 12 % và cao hơn nhóm không bị RTĐ. Trong đó từ 20 – 23 tuần tỷ lệ này cao hơn 1,81 lần (OR =1,81; 95 % CI = 1,24 ữ2,63); từ 24 – 27 tuần cao hơn 2,9 lần (OR = 2,9; 95 % CI = 2,46 ữ 3,42); từ 28 – 36 tuần cao hơn 2,7 đến 4 lần. Tại Việt Nam, theo Vương Tiến Hoà[10] tỷ lệ đẻ non của RTĐ là 38,8 %, trong đó từ 28 đến 32 tuần chiếm 4,7 %.

1.7.2.2. Ngôi bất thường

Tỷ lệ ngụi mụng bình thường gặp ở 1 trên 40 trường hợp chuyển dạ đủ tháng, ngôi vai là 1 trên 250 – 300, ngôi mặt là 1/300. Do vị trí bất thường của bánh rau nên RTĐ gây ra ngôi bất thường với tỷ lệ cao. Sheiner E và cộng sự [85] thấy RTĐ có tỷ lệ ngôi bất thường cao hơn không phải RTĐ là 7,6 lần (OR =7,6; 95 % CI = 5,7 ữ 10,1). Nguyễn Hồng Phương[20] thấy ngụi vai chiếm 8,5 % (tăng 16,6 lần), ngụi mông 17,2 % (tăng 3,23 lần), ngụi trỏn 1 % (tăng 2,23 lần) và ngôi mặt 0,4 % (tăng 4,82 lần) ở các thai phụ RTĐ.

Bảng 1.4. Tỷ lệ ngôi bất thường của RTĐ theo một số tác giả

Tác giả

Tỷ lệ (%) Ngôi đầu Ngôi

mông

Ngôi vai Ngôi mặt Ngôi trán Trần Ngọc Can - 13 8,3 -- - Bành Thị Lan - 16,4 6,6 - - Lê Thị Chu - 25 8,3 Bựi Thị Hồng Giang - 76,3 6,9 4,9 - Nguyễn Hồng Phương - 17,2 8,5 0,4 1,0 1.7.2.3. Trẻ nhẹ cân

Có hai nguyên nhõn gõy trẻ nhẹ cõn ở bệnh nhõn RTĐ là thai kém phát triển và đẻ non. Thai được coi là kém phát triển khi cõn nặng của thai dưới đường percentil thứ 10 [93]. Eric IA[52] nghiên cứu tiến cứu trong 4 năm tại một bện viện miền nam Saudi Arabia có 101 sản phụ RTĐ, con của họ có cõn nặng trung bình là 2500 ± 740 g, trong đó nhỏ nhất là 750g. Ở Mỹ, Ananth CV [29] thấy cõn nặng sơ sinh của các sản phụ bị RTĐ thấp hơn không phải RTĐ 1,29 lần (OR = 1,17 – 1,32) và tỷ lệ thai kém phát triển là 3,7%. Ikechebelu JI [63] hồi cứu các trường hợp RTĐ từ 1997 đến 2001 tại Nigernia thấy 12 % trẻ sơ sinh có cân nặng thấp. Tại BVPSTƯ, theo Nguyễn Đức Hinh[13] có tới 51,4% trẻ sơ sinh của sản phụ bị RTĐ có cân nặng dưới 2500g vào năm 1989 – 1990 và 48,4 % vào năm 1993 – 1994. Vương Tiến Hoà[10] nghiên cứu năm 2001 – 2002 cho thấy tỷ lệ sơ sinh có cân nặng dưới 2500g là 27,8%.

1.7.2.4. Suy thai

Suy thai trong RTĐ có thể do nguyên nhõn thai non tháng, thai kém phát triển, do mẹ bị chảy mỏu nhiều,…Lam C.M và các cộng sự [68] so sánh giữa sản phụ bị RTĐ có chảy mỏu trước đẻ và không chảy mỏu trước đẻ thấy nhúm có chảy mỏu trước đẻ thì sơ sinh có chỉ số Apgar phút thứ nhất thấp, suy hô hấp, cần chăm sóc đặc biệt hơn.

Sheiner E [85] khi nghiên cứu về RTĐ nhận thấy tỷ lệ chỉ số Apgar phút thứ 5 dưới 7 điểm của con các sản phụ bị RTĐ cao hơn con các sản phụ không bị RTĐ 4,4 lần (OR = 4,4;95% CI = 2,3 ữ8,3). Tỷ lệ suy thở của trẻ có mẹ bị RTĐ gấp 4,94 lần so với trẻ của các bà mẹ không bị RTĐ[46]. Theo Bành Thanh Lan thì tỷ lệ sơ sinh có chỉ số Apgar dưới 7 điểm phút thứ nhất là 22,9 % và phút thứ 5 là 6,5% [17].

1.7.2.5. Thiếu máu

Sơ sinh của các bà mẹ bị RTĐ bị thiếu máu do mẹ chảy mỏu trước và trong mổ lấy thai. Nghiên cứu so sánh tỷ lệ thiếu mỏu của sơ sinh có mẹ bị RTĐ, Crane J.M [46] thấy tỷ lệ này cao gấp 2,65 lần so với sơ sinh có mẹ không bị RTĐ.

1.7.2.6. Tử vong sơ sinh

Tử vong sơ sinh do RTĐ chủ yếu do nguyên nhõn thai kém phát triển và đẻ non do phải mổ lấy thai sớm để cứu mẹ. Tỷ lệ tử vong sơ sinh do RTĐ ở trên thế giới trong những năm gần đõy giảm đáng kể. Tuy nhiên tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong hồi sức và chăm sóc sơ sinh nhưng tỷ lệ sơ sinh tử vong cũn khá cao.

Bảng 1.5. Tỷ lệ tử vong sơ sinh của RTĐ ở các nước

Tác giả Năm Nước Tỷ lệ(%)

Ananth CV 1989 – 1993 Mỹ 10,7

Eric IA 1997 – 2000 Saudi Arabia 0,69

Salihu HM 1997 Mỹ 1,18

Crane JM 1988 – 1995 Canada 2,3

Ikechebelu JI 1997 – 2001 Nigernia 4,5

Vương Tiến Hoà 2001 – 2002 Việt Nam 3,4

Nguyễn Hồng Phương 1997 – 2000 Việt Nam 9,5

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí rau tiền đạo ở thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ tại bệnh viện phụ sản trung uơng trong 2 năm 2008 2009 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w