Phép đo phổ hấp thụ (UV-vis)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride (Trang 34 - 36)

Phép đo phổ hấp thụ là phương pháp dùng để nghiên cứu các tính chất quang của vật liệu. Phổ hấp thụ là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của hệ số hấp thụ của môi trường vật chất theo tần số của ánh sáng chiếu vào. Thông qua phổ hấp thụ ta có thể thu được thông tin như độ rộng vùng cấm, các chuyển dời quang học trong tinh thể, từ đó ta biết được vật liệu là chất điện môi, chất bán dẫn hay kim loại. Phép đo phổ hấp thụ là kĩ thuật đo sự phụ thuộc của độ hấp thụ ánh sáng vào bước sóng, dựa trên việc so sánh cường độ của ánh sáng trước và sau khi đi qua mẫu, độ hấp thụ của mẫu được xác định bởi biểu thức:

A = ln𝐼(𝜈)

𝐼0(𝜈)

Chúng ta đã biết quang phổ của một nguyên tử hay phân tử phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của chúng. Vì vậy, phổ hấp thụ rất hữu ích trong việc nhận biết các hợp chất, đồng thời thông qua việc nghiên cứu sự tương tác của vật liệu với ánh sáng chiếu vào ta có thể biết được thông tin về các quá trình hấp thụ xảy ra tương ứng với các chuyển dời quang học.

Phép đo phổ hấp thụ được thực hiện trên hệ Jasco có tại Viện khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.2.6. Phép đo quang xúc tác

Để xác định khả năng quang xúc tác của hệ vật liệu, chúng ta cần tiến hành các phép đo quang xúc tác. Sau khi cho g-C3N4 xử lí quang xúc tác với dung dịch RhB nồng độ 10ppm dưới tác dụng của hệ đèn mô phỏng ánh sáng mặt trời chuẩn AM 1.5G của hãng Newport, Mỹ. Các mẫu dung dịch lấy ở các thời gian xúc tác khác nhau được đo độ hấp thụ với bước sóng 560 nm. Nồng độ của dung dịch được xác định, xử lí và biểu diễn trên đồ thị, từ đó rút ra khả năng quang xúc tác của các mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Phân hủy dung dịch Rhodamine B

Trong thí nghiệm này, chúng tôi đánh giá khả năng quang xúc tác của các hệ mẫu g-C3N4 chế tạo được dựa trên quá trình khảo sát khả năng phân hủy dung dịch Rhodamine B (RhB) 10 ppm dưới ánh sáng đèn mô phỏng ánh sáng mặt trời chuẩn AM 1.5G của hãng Newport, Mỹ.

Bước 1: Hòa tan 0,06 gam g-C3N4 vào 30 ml H2O và 30 ml dung dịch RhB (10 ppm) rồi rung siêu âm trong 15 phút.

Bước 2: Hỗn hợp được khuấy trong bóng tối 60 phút để đạt trạng thái cân bằng giữa hấp phụ và giải hấp phụ.

Bước 3: Chiếu đèn ánh sáng mặt trời trong điều kiện khuấy từ, cứ sau 15 phút li tâm (4000 vòng, 10 phút) ta lấy ra 2ml để đo UV-vis

Bước 4: Đo phổ hấp thụ của các dung dịch thu được sau khi được chiếu sáng. Sự thay đổi cường độ đỉnh hấp thụ tại 554 nm là cơ sở so sánh khả năng quang xúc tác phân hủy RhB của các mẫu 0,5h, 1h, 2h, 3h và 4h.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang xúc tác của hệ vật liệu graphitic carbon nitride (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)