2017 Năm 2018 Năm 2019 N2018/2017 N2019/2018 CL Tỉ lệ CL Tỉ lệ Hệ số nợ so với tài sản 0,54 0,64 0,68 0,09 16,95 0,05 7,33 Hệ số TS so với VCSH 2,19 2,74 3,14 0,55 25,25 0,40 14,65
Ta thấy rằng, hệ số nợ với tài sản của công ty có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2017 là 0,54 lần và đến năm 2019 là 0,68 lần. Năm 2018 tăng 0,09 lần tương đương tỉ lệ tăng là 16,95%. Năm 2019 tăng 0,05 lần với tốc độ tăng là 7,33%. Trong khi đó, hệ số TS so với Vốn chủ sở hữu cũng tăng dần. Năm 2017 là 2,19 lần, năm 2018 là 2,74 lần và năm 2019 là 3,14 lần. Tương đương với tốc độ tăng lần lượt là: 25,25%, 14,65% so với năm trước. Vậy nên, khả năng độc lập về tài chính của công ty giảm dần. Tài sản công ty đầu tư dần được thay thế từ nguồn vốn đi vay.
Tác giả tiến hành so sánh với một số công ty cùng ngành năm 2019
Bảng 3.5: So sánh mối quan hệ giữa TS-NV giữa ÂU VIỆT và công ty cùng ngành
Chỉ tiêu ÂU VIỆT THACO CMC
Tổng TS (đồng) 757.092.508.983 58.705.662.728 113.435.763 Tổng NPT (đồng) 516.301.938.214 26.416.374.122 55.463.519 VCSH (đồng) 240.790.570.769 32.289.288.606 57.972.243
Hệ số nợ/ TS 0,68 0,45 0,49
Hệ số TS / VCSH 3,14 1,82 1,96
(Nguồn: Số liệu BCTC các công ty cùng ngành trên trang tài chính cafef.vn)
Chú thích: Tác giả lựa chọn 2 công ty trên vì các công ty này khi được so sánh với công ty Cổ phần Công nghiệp Âu Việt vì: Thứ nhất, các công ty này có cùng ngành nghề. Thứ 2, Thaco và CMC có cơ cấu nguồn vốn – tài sản gần giống nhất trong số các công ty cùng ngành tương tự. Thứ 3, Đây là 2 công ty cạnh tranh trên thị trường với Âu Việt nên tác giả muốn thực hiện so sánh để biết lợi thế cạnh tranh với công ty.
tài sản cao hơn cả 2 công ty cùng ngành, cao hơn Thaco 0,23 lần; cao hơn CMC 0,19 lần. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do cơ cấu nguồn vốn của các công ty là khác nhau. Ta có thể thấy đa số các công ty ngành bán buôn ô tô và xe có động cơ đều không độc lập về tài chính, các công ty đều có tỉ trọng nợ phải trả chiếm gần 1 nửa hoặc hơn nửa cơ cấu nguồn vốn. Đây cũng là đặc thù riêng của ngành này khi các phương tiện vận tải và phụ tùng đều có giá trị rất lớn nên công ty sẽ sử dụng nguồn vốn đi vay nhiều hơn.
* Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Việc phân tích này sẽ xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản trong công ty. Sự cân bằng tài chính của công ty được thể hiện qua mối quan hệ này. Như ta đã biết thì toàn bộ tài trợ tài sản của công ty được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời.
Từ số liệu trên bảng Bảng 3.6 cho thấy tổng tài sản của Công ty năm 2019 là 757.092.508.983 đồng nhưng vốn thường xuyên chỉ bù đắp được 363.379.801.163 đồng, số còn lại được bù đắp từ nguồn tài trợ tạm thời. Chứng tỏ Công ty đang đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài khá nhiều, chiếm đến 52% là khoản nguồn vốn tài trợ tạm thời. Điều này càng chứng tỏ rằng, công ty không độc lập về tài chính. Rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh. Nhưng trong năm 2019 là năm công ty có nhiều kế hoạch mở rộng kinh doanh, nên việc vay vốn này có thể chấp nhận được và cần theo dõi sát sao.
Bảng 3.6: Tình hình đảm bảo vốn của Công ty năm 2019
ĐVT: Đồng
TÀI SẢN Năm2019 NGUỒN TÀI TRỢ Năm2019
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 399.851.023.160 I. NGUỒN TÀI TRỢ TẠM THỜI 393.712.707.820
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 61.474.487.967,00 I. Nợ ngắn hạn 393.712.707.820 II. Đầu tư tài chính ngắn
hạn 31.767.000.000 III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 157.489.455.510 IV. Hàng tồn kho 140.757.679.912 V. Tài sản ngắn hạn khác 8.362.399.771
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 357.241.485.823 II. NGUỒN TÀI TRỢ THƯỜNG XUYÊN 363.379.801.163
II. Tài sản cố định 239.821.611.510 1. Nợ dài hạn 122.589.230.394 V. Đầu tư tài chính dài hạn 102.116.585.249 2. Vốn chủ sở hữu 240.790.570.769 VI. Tài sản dài hạn khác 15.303.289.064
Cộng 757.092.508.983 Cộng 757.092.508.983
3.3.1.2. Đánh giá tình hình huy động vốn:
Qua bảng 3.7 ta có thể thấy, nguồn vốn của công ty tăng qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2018 tăng 73.331.964.132 đồng so với năm 2017 tương đương tốc độ tăng trưởng 26,09% Trong đó, nợ phải trả tăng 72.468.414.304 đồng tương đương là 47,46%, tỉ trọng vốn chủ sở hữu giảm 8,9% từ 45,67% xuống 36,77%.
Tổng nguồn vốn năm 2019 so với năm 2018 tăng 399.405.729.489 đồng tương đương tốc độ tăng trưởng là 112,7%, nợ phải trả tăng 290.148.296.704 đồng tương đương 128,86%, tỉ trọng vốn chủ sở hữu giảm 4,97% từ 36,77% xuống còn 31,8%.
Từ năm 2017 đến năm 2019 doanh nghiệp cố gắng huy đông vốn để mở rộng kinh doanh, nguồn vốn của công ty tăng qua các năm nhưng chủ yếu là từ nguồn vay bên ngoài, nhất là năm 2019, Công ty chiếm dụng vốn bên ngoài để tài trợ tài sản. Số liệu này có xu hướng tăng, doanh nghiệp chưa có kế hoạch khắc phục.
Bảng 3.7: Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn