Phải trả người bán Bình quân (đồng) 44.340.493.93 4 100.186.203.76 5 200.303.245.60 1 55.845.709.83 2 125,95 31.021.445.471,5 Số vòng quay phải trả người bán (vòng) 3,81 2,60 1,68 -1,21 -31,82
Thời gian của một vòng quay phải trả người bán (làm tròn ngày)
95 141 217 45 46,66
Nguồn: Số liệu lấy từ BCTC của Công ty Cổ phần Công nghiệp Âu Việt
Bảng 3.14: So sánh tình hình phải trả người bán với công ty cùng ngành năm 2019
Nội dung ÂU VIỆT THACO
Giá vốn hàng bán (đồng) 337.466.189.697 42.503.009.96
2
47.197.404.00 Phải trả người bán Bình quân (đồng) 200.303.245.601 6.584.128.801
Số vòng quay phải trả người bán (vòng) 1,68 6,46 Thời gian của một vòng quay phải trả người bán (làm tròn ngày) 217 56
b. Tình hình công nợ phải trả:
Tương tự khi phân tích tình hình phải thu, tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh số đầu kỳ và cuối kỳ, so sánh qua các năm, để thấy được quy mô và tốc độ tăng giảm của từng khoản phải trả, cơ cấu của từng khoản phải trả làm cơ sở để ban giám đốc đưa ra các quyết định thanh toán cho phù hợp, nâng cao uy tín và hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.
Qua bảng 3.12, Nợ phải trả của doanh nghiệp đa số là nợ ngắn hạn, Năm 2017, 2018 chỉ có nợ ngắn hạn, trong đó năm 2018 tăng 72.468.414.304 đồng so với năm 2017 tương đương với tốc độ tăng là 47,46%. Trong đó, phải trả người bán là 139.490.442.171 đồng, tăng 78.608.476.812 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 129,12%. Người mua trả tiền trước giảm 994.000.000 đồng, tương đương tốc độ giảm là 44,55%. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 130.660.196 đồng (tỉ lệ tăng là 31,63%). Phải trả người lao động, phải trả ngắn hạn khác, vay và nợ thuê tài chính giảm lần lượt là 56.402.543 đồng, 3.530.626 đồng, 7.601.261.908 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là: 6,66%, 54,78%, 9,72.
Năm 2019 so với năm 2018, nợ ngắn hạn tăng 168,546,039,922 đồng tương đương với tốc độ tăng là 74,9% nhưng tỉ trọng này chiếm 76,26% (có thêm chỉ tiêu nợ dài hạn vào năm này). Trong số nợ phải trả ngắn hạn thì nợ phải trả người bán chiếm tỉ trọng cao nhất. Năm 2019, tỉ trọng nợ phải trả người bán chiếm 50,57%. Phải trả do người mua trả tiền trước chiếm 10,81% so với tổng nợ phải trả, tăng 54.594.705.727 đồng tương đương với tốc độ tăng là 4.412,8%. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 464.002.905 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 85,3%. Khoản phải trả người lao động tăng 393.202.652 đồng với tốc độ tăng là 49,7%. Bên cạnh đó thì khoản Chi phí phải trả ngắn hạn lại giảm mạnh: giảm 2.454.545.455 đồng tương đương tốc độ giảm là 98,5%. Phải trả ngắn hạn khác tăng 6.001.046 đồng với tỉ lệ tăng là 205,9%. Vay và nợ thuê tài chính thì giảm 18.189.620.894 đồng tương đương với giảm 25,8%. Nợ dài hạn thì năm 2017, 2018 bằng 0 đồng thì năm 2019 là 118.683.350.394 đồng chiếm 24,21% so với tổng nợ phải trả.
Nhìn chung thì các khoản nợ phải trả của Công ty đều có xu hướng tăng. Công ty cần xem xét, đề xuất các phương án để có thể thanh toán kịp thời, giảm bớt số vốn chiếm dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Phân tích tình hình phải trả người bán.
Dựa vào bảng 3.13, ta thấy năm 2018 so với năm 2017 tốc độ luân chuyển phải trả người bán giảm từ 3,81 vòng xuống 2,6 vòng, giảm 1,21 vòng tương ứng với tốc độ giảm là 31,82%. Điều này thể hiện khả năng chi trả nợ của công ty giảm, kỳ trả tiền tăng từ 95 ngày lên 141 ngày, tương đương với tăng 46,66%.
Bên cạnh đó, năm 2019, tốc độ luân chuyển phải trả người bán lại giảm tiếp 79,22% xuống còn 1,68 vòng, và kỳ trả tiền lại tăng lên thành 217 ngày, tương ứng tỉ lệ tăng 14,33%. Chứng tỏ, khả năng chi trả nợ người bán lại chưa được cải thiện.
* So sánh tình hình phải trả người bán với các công ty cùng ngành (Dựa bào bảng 3.14).
Công ty CMC không phát sinh khoản phải trả người bán ngắn hạn vì công ty luôn thực hiện thanh toán ngay. Điều này vừa tốt mà vừa có hạn chế khi không ty không có nguồn chiếm dụng từ người bán nhưng lại có được uy tín trên thị trường.
Bên cạnh đó, ÂU VIỆT và Thaco đều phát sinh khoản phải trả người bán. Nhưng khả năng chi trả nợ của ÂU VIỆT bị kéo dài hơn Thaco gấp 3,88 lần. Điều này cho thấy ÂU VIỆT chiếm dụng vốn từ nguồn phải trả người bán khá nhiều. Nguyên nhân là cuối năm công ty phát sinh nhiều hợp đồng đầu vào hơn và cũng giống nguồn phải thu thì thời gian chi trả cũng kéo dài sang năm sau. Ví dụ: Khoản phải trả công ty Marubeni Corporation đầu năm là 6.030.288.000 đồng nhưng đến thời điểm cuối năm nợ phải trả là 235.229.034.935 đồng.
3.2.2.2: Khả năng thanh toán
Bảng 3.15: Phân tích hệ số khả năng thanh toán