Bảng 3.8: Đánh giá mức độ độc lập tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP ÂU VIỆ (Trang 63 - 65)

hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn, hệ số tự tài trợ TSCĐ

Bảng 3.8: Đánh giá mức độ độc lập tài chính Chỉ tiêu Giá trị Năm 2017 Giá trị Năm 2018 Giá trị Năm 2019 N2018/2017 N2019/2018 CL Tỉ lệ CL Tỉ lệ Hệ số tài trợ 0,46 0,37 0,32 -0,09 -19,48 -0,05 -13,51 Hệ số tự tài trợ TSDH 1,31 1,38 0,67 0,07 5,04 -0,70 -50,99 Hệ số tự tài trợ TSCĐ 5,78 7,12 1,004 1,35 23,29 -6,12 -85,90

Hệ số tự tài trợ của công ty năm 2018 là 0,37 lần, giảm 0,09 lần so với năm 2017 tương ứng với giảm 19,48%. Và đến năm 2019 lại tiếp tục giảm thêm 0,05 lần nữa tương ứng với giảm so với năm 2018 là 13,51%. Tỉ lệ giữa VCSH với tổng Nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm, và vẫn tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm hơn.

Hệ số tự tài trợ TSDH của Công ty năm 2018 tăng 0.07 lần so với năm 2017 (đạt 1,38 lần tương ứng với tốc độ tăng là 5,04%). Năm 2019 thì lại giảm 0,7 lần so với năm 2018 tương ứng với tốc độ giảm tận 50,99%. Năm 2019 hệ số tự tài trợ TSDH giảm so với các năm trước và còn <1 chứng tỏ năm này nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ tài sản dài hạn, Công ty phải sử dụng các nguồn vay khác để tài trợ dẫn đến việc gặp khó khăn khi các khoản nợ đến ngày đáo hạn.

Hệ số tự tài trợ TSCĐ năm 2018 là 7,12 lần tăng 1,35 lần so với năm 2017, tương ứng với tỉ lệ tăng là 23,29%. Đến năm 2019 thì hệ số này đạt 1,004 lần, lại giảm 6,12 lần tương ứng với tỉ lệ giảm tận 85,9%.

Qua đó mức độ độc lập về tài chính của công ty không cao. Thế nhưng do hệ số này > 1 nên Công ty vẫn có khả năng thoát khỏi những khó khăn tài chính tạm thời, mặc dù rủi ro có thể cao nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể đưa ra các quyết định

đầu tư với Công ty.

3.2.2. Phân tích công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

3.2.2.1: Phân tích công nợ: a. Phân tích công nợ phải thu:

Tác giả tiến hành phân tích số đầu kỳ và cuối kỳ để thấy được quy mô, cũng như tốc độ biến động và cơ cấu của các khoản phải thu.

Qua bảng 3.9 ta thấy các khoản phải thu của công ty chỉ có khoản phải thu ngắn hạn. Và tổng phải thu tăng dần qua các năm. Năm 2018 tăng 22.764.224.873 đồng so với năm 2017, tương đương tốc độ tăng là 23,44%. Năm 2019 tăng 37.599.392.497 đồng tương đương tốc độ tăng là 31,4% so với năm 2018.

Trong đó, năm 2018, chỉ tiêu phải thu khách hàng ngắn hạn tăng 32.949.036.387 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 143,35%. Trả trước cho người bán là 61.197.232.663 đồng, giảm 10.189.474.083 đồng tương đương với tốc độ giảm là 14,27%. Phải thu ngắn hạn khác tăng 4.662.569 đồng, với tỉ lệ tăng là 54,47%

Năm 2019, Chỉ tiêu phải thu của khách hàng là 85.028.009.663 đồng tăng 52% chiếm tận 53,99% tổng các khoản phải thu. Vì vậy Công ty cần quan tâm đến các khoản phải thu này kể từ khi ký hợp đồng bán hàng đến các biện pháp đòi nợ nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khoản trả trước cho người bán giảm 44.010.540.148 đồng ứng với tỉ lệ giảm là 71,9%. Cho thấy công ty đã kiểm soát tốt khoản này. Các khoản phải thu ngắn hạn khác tăng mạnh 428.464% đạt 56.668.588.382 đồng. Phải thu cho vay ngắn hạn không có khoản nào. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm 17.593.212.604 đồng tương ứng tốc độ giảm là 92,7%, cho thấy công ty thực hiện tốt hơn công tác kiểm soát thu hồi nợ khó đòi, đã giảm và hạn chế được những khách hàng kéo dài thời gian thu hồi nợ.

Bảng 3.9: Tình hình các khoản phải thu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP ÂU VIỆ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w