HÔN NHÂN KHÔNG CÓ HÔN THÚ

Một phần của tài liệu MTN-CN2-C-21baigiang (Trang 78 - 86)

V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜ

HÔN NHÂN KHÔNG CÓ HÔN THÚ

Ga 2,1-11

Lm. Nguyễn Hữu Thy

Ðức Giêsu và các bạn hữu của Người đi tham dự một « Ðám cưới nhà quê » ở Ca-na. Người ta ăn uống vui chơi suốt cả tuần lễ. Mọi người trong xóm đều có mặt. Và qua bài tường trình của Tin Mừng, người ta cũng biết được là khách khứa đã uống khá nhiều rượu ! Vì đây là dịp tốt hiếm hoi của một thơn xóm nghèo nàn hẻo lánh : Hai người bạn trẻ nam- nữ đã quyết định thành lập gia đình riêng, đã muốn cùng nhau tự định đoạt lấy cuộc sống của mình, và một cách cơng khai trước sự chứng giám của mọi người, nhất là với sự chúc lành của Thiên Chúa. Vì thế cần phải ăn mừng, cần phải ca hát nhảy múa !

Nhưng tình hình ngày nay trên khắp thế giới nói chung và tại Âu Châu, nơi chúng ta đang ở, nói riêng như thế nào ?

Lễ Cưới theo truyền thống như từ trước tới nay, đã từ từ trở thành một biến cố « hiếm hoi ». Nhiều thanh niên thiếu nữ

ngày nay không muốn chấp nhận đời sống hơn nhân truyền thống bình thường, nghĩa là một đời sống vợ chồng có cưới hỏi đạo-đời đàng hoàng. Họ cho một cuộc sống vợ chồng như thế là « đeo gơng vào cổ », là mất hết tự do cá nhân và ngăn cản sự phát triển bản thân. Trái lại họ chủ trương hai người nam nữ khi u nhau, thì sống chung với nhau, chứ khơng cần cưới hỏi, khơng cần hơn thú. Ít nhất là phải « thử » trước xem có hợp nhau khơng đã ! Những lý do chính họ đưa ra là :

Người thì bảo : Cưới hỏi để làm gì ? Sự quan hệ sống chung của chúng tơi là chuyện hồn tồn riêng tư của hai chúng tôi, đâu cần chi phải cưới hỏi đạo-đời làm gì ! Nếu người ta suy nghĩ một chút, người ta sẽ thấy ngay là ngày nay tất cả mọi lãnh vực trong cuộc sống của chúng ta đều đã được qui định và trở nên khó khăn rắc rối như thế nào, thì người ta sẽ thơng cảm được một thái độ như thế. Ít là ở đây, trong lãnh vực hồn tồn có tính cách riêng tư này, chúng tơi khơng muốn những người ngoại cuộc « xía vơ ». Tuy nhiên, ở đây người ta cũng phải hỏi ngược lại : Phải chăng phía sau một thái độ như thế lại khơng ẩn chứa một chủ nghĩa cá nhân q khích hay sao ? Bởi vì, chúng ta khơng sống lẻ loi trên một hoang đảo như nhân vật tiểu thuyết Robinson, hay trên một hoang đảo chỉ có hai người, nhưng chúng ta sống giữa một chuỗi của các tương quan đa phức : Gia đình, anh em họ hàng, bà con láng giềng, bạn hữu, đồng nghiệp, v.v… Cuộc sống chúng ta nhất thiết phải cần đến những quan hệ đó ! Vâng, tình u là một điều hoàn toàn riêng tư cá nhân, nhưng chỉ tạm thời ! Nếu một khi có điều gì đó khơng may xảy ra, thì bấy giờ người ta lại phải chạy đến nhờ cậy sự can thiệp và giúp đỡ của những kẻ

khác, sự can thiệp và giúp đỡ của xã hội, của chính xã hội mà trước đó đã khơng được vị nể.

Ðàng khác, những sự kiện vui mừng và quan trọng trong cuộc sống như lễ cưới, ngày khởi đầu cuộc sống chung gia đình giữa hai người nam nữ, người ta cần phải ăn mừng và cơng khai hóa trước sự chứng giám của xã hội chứ ! Thế nhưng có những đơi nam nữ đến tuổi cập kê đã lẳng lặng, đã « khơng trống khơng kèn » bỏ nhà cha mẹ cuốn gói đến ở chung với nhau. Nếu người ta đã có đủ lý do để cùng với bạn bè và người thân quen ăn mừng ngày đậu bằng lái xe hay đậu tú tài, ngày sinh nhật thứ mười tám hay ngày thi đậu tốt nghiệp, v.v…thì tại sao người ta lại khơng muốn cùng với gia đình, bạn bè và mọi người thân quen ăn mừng một biến cố, một gian đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc sống, như ngày khởi đầu con đường đời chung giữa hai người nam nữ : Ngày cưới ?

Còn những người khác lại nói : Tại sao lại cưới hỏi ? Chẳng ích lợi gì ! Bởi vì luật pháp ràng buộc trong hơn nhân chỉ là lý do cho người ta ỷ lại hay là phương tiện cho người ta dễ dàng lợi dụng để sống dửng dưng và coi thường nhau. Còn những ai sống chung với nhau mà khơng cưới hỏi thì ln ln phải lo lắng quan tâm đến nhau - vì biết quan hệ của họ khơng có ràng buộc -, chứ khơng thể có thái độ hửng hờ hay lạnh nhạt với nhau được. Cả hai phải ln săn đón và chiều chuộng nhau, phải ln cố gắng sống sao để có thể lôi cuốn và giữ được nhau. Như thế, sự quan hệ giữa hai người luôn sống động !

Chắc chắn rằng trong quan niệm trên cũng có những nhận xét rất thực tế và đúng đắn. Chúng ta đã biết câu chuyện rất thời danh về « Chiếc va-ly ». Người ta kể rằng : « Có một

đơi vợ chồng trẻ, ngay sau ngày cưới, đã lấy tàu lửa đi du lịch đến một tỉnh khác trong nước để hưởng tuần trăng mật. Khi đến nơi đã định đến, cả hai xuống tàu và còn tỏ ra ngượng nghịu, chứ chưa được tự nhiên. Bấy giờ cơ vợ ghé tai chồng nói nhỏ : ‘Kìa, người ta ai nấy cứ nhìn chúng mình chằm chặp, làm em ngượng quá. Chúng mình hãy làm ra vẻ là chúng mình đã cưới nhau lâu rồi, đi anh !’ Bấy giờ anh chồng nói với cơ vợ : ‘Vậy thì em hãy tự xách lấy va-ly !’ » Vâng, phải chăng mối đe dọa nguy hiểm to lớn nhất đối với mỗi đời sống hôn nhân lại không phải là sự thiếu quan tâm lo lắng lẫn cho nhau sao ? Ðó chính là điều các tầng lớp người trẻ nhìn thấy rất rõ. Cụ thể trước mắt họ chính là đời sống hôn nhân của cha mẹ họ, mà họ thường hay gay gắt phê bình chê trách. Sự nguy hiểm của thói quen, của nhàm chán, của sự giận hờn thái quá đến tránh mặt nhau trong đời sống vợ chống, là rất lớn.

Tuy nhiên, cũng có sự nguy hiểm ngược lại, là : Khi đời sống hôn nhân thiếu đi sự bảo đảm chắc chắn, khi ở chỗ nào đó trong đời sống hơn nhân cịn dùng dằng và thiếu rõ ràng dứt khốt, thì bấy giờ một người trong họ lại khơng có thể dễ dàng bắt chẹt người còn lại bằng những đe dọa cụ thể hay bóng gió, đến nỗi khiến cho người này phải bỏ cuộc – và đây cũng chính là điều chúng ta thường chứng kiến trong cuộc sống thực tế ? Phải chăng đời sống hơn nhân khơng thể có được sự bảo đảm chắc chắn trước sự hay thay đổi bất thường của tình cảm con người, đến nỗi người vợ hay người chồng - cả trong trường hợp cần thiết và quan trọng - cũng khơng dám đưa ra những lời phê bình thẳng và thành thật có tính cách xây dựng sao ? Phải chăng cả lời thề hôn nhân với sự ràng buộc chặt chẽ của nó mà hai người đã

cơng khai hứa với nhau trong ngày cưới trước sự chứng dám của xã hội, lại không thể giúp cho hai người đứng vững được trong những giai đoạn thử thách và cùng nhau vượt qua được những khó khăn vất vả trong cuộc sống vợ chồng, thay vì vội vàng bỏ cuộc sao ? Phải chăng việc loại bỏ sự bảo đảm của định chế pháp luật cho đời sống hôn nhân, lại không phải là một sự phiêu lưu liều lĩnh ? Chớ thì trong thực tế, sự bảo đảm đó của pháp luật lại thường đã khơng mang lại hạnh phúc cho hôn nhân hơn là đổ vỡ sao ?

Ðàng khác, ngày nay người ta cũng thường nghe những quan điểm khác nữa, ví dụ : Về đời sống hôn nhân, người ta cần phải sống thử trước đã, để xem liệu hai người có hợp với nhau hay khơng. Cịn nếu hai người nam nữ chỉ chờ vào những ngày cuối tuần hay chỉ thỉnh thoảng mới gặp nhau, thì rất khó lịng biết được con người thật của nhau. Vâng, người ta cần thí nghiệm xem liệu người ta có thể chấp nhận được những va chạm đụng độ cụ thể của cuộc sống hằng ngày hay khơng, liệu người ta có thể cùng nhau tay trong tay vượt lên trên được những khó khăn thử thách, v.v… ! Dĩ nhiên, người ta phải cơng nhận rằng, quan điểm đó đã nêu lên được những vấn nạn thực tế quan trong.

Tuy nhiên ở đây, người ta cũng phải hỏi ngược lại : Phải chăng những quan niệm tương phản trong vấn đề hôn nhân đã không nêu lên hai tình huống hồn tồn khác nhau : Một đàng, hai người nam nữ lén lút sống chung « thử » với nhau, chứ khơng có cưới hỏi phép tắc gì cả; cịn đàng khác, hai người nam nữ sống chung với nhau bằng lời thề hứa hơn nhân có tính cách ràng buộc, mà họ cùng cơng khai tun bố trước sự chứng giám của xã hội là họ sẽ trọn đời chung thủy bên nhau dù cho cuộc sống có xoay vần thế nào

đi nữa; nhưng nhất là với sự chúc phúc và chuẩn y của Thiên Chúa qua trung gian của Giáo Hội?

Ðứng trước những khó khăn thử thách đầy gian lao chắc chắn sẽ xảy ra trong cuộc sống chung, thì hai kiểu sống chung khác nhau đó đương nhiên sẽ có những thái độ xử sự hồn toàn khác nhau. Thật vậy, xét về phương diện tâm lý : Phải chăng hoàn cảnh của cặp nam nữ sống chung « thử » với nhau, thì chỉ có thể kêu mời sự ý thức tự nguyện của các đương sự, chứ khơng thể bó buộc họ phải nỗ lực thích ứng và phải cư xử tốt, đúng với sự thể ? Những cặp nam nữ đó sẽ xử sự ra sao khi họ không thể cầm cự được với sự thử thách như thế ? Dĩ nhiên hậu quả cũng sẽ xảy ra tương tự như ly dị, chia tay, v.v…, với tất cả những hâu quả nghiêm trọng của nó, như : Ðau khổ, thất vọng, chua xót, chán chường, nhất là thiếu trách nhiệm đối với nhau và không được pháp luật bênh vực; đó là chưa nói đến yếu tố quan trọng khác : con cái !

Thật ra, khi phải đối mặt với những đời sống hôn nhân bất hạnh và bị đổ vỡ, người ta rất dễ thông cảm được thái độ sợ hãi của một số không nhỏ những bạn trẻ, đã không muốn ràng buộc mình suốt đời vào cuộc sống hơn nhân. Những câu hỏi họ thường đặt ra là : Phải chăng lời hứa trọn đời chung thủy lại khơng có nghĩa là một sự địi hỏi q sức ? Ai có thể quả quyết được là rồi đây - trong mười, mười lăm hay hai mươi năm về sau - người bạn đời của tơi, và cả chính tơi nữa, sẽ phát triển ra sao đây ? Và liệu cả hai chúng tơi cịn có thể hợp với nhau nữa khơng ? Liệu chúng tơi cịn có thể sống hạnh phúc với nhau nữa khơng ?

Như đã nói trên, ngày nay nhiều thanh niên thiếu nữ đến tuổi trưởng thành đã tự tiện sống chung với nhau mà không cưới hỏi, khơng có hơn thú. Ngay cả những gia đình đạo đức sốt sắng cũng khơng tránh khỏi những thách đố đó. Họ đau khổ nhiều và khơng biết phải xử sự ra sao nữa ! Hy vọng những suy tư sau đây có thể giúp cho họ có thêm ý tưởng chăng : Nhiều bạn thanh niên thiếu nữ hoàn toàn chắc chắn và chân thành xác tín rằng, họ hành động như thế là đúng. Và dù chính tơi có nhận xét ngược lại, tơi cũng phải cơng nhận và kính trọng sự chân thành chủ quan trong sự quyết định của họ. Phải chăng các người bạn trẻ ngày nay đã khơng cịn sự nhận thức và cảm giác là mình đã làm một điều gì đó sai ? Tơi khơng tin thế !

Vì thế lời góp ý của tôi là : Thưa các bậc cha mẹ, xin q vị hãy ln bình tĩnh, nhẫn nại, quảng đại và tiếp tục giữ quan hệ tốt với con cái mình trong mọi trường hợp, nhất là luôn ln phải thành tâm thương u con cái. Ðó là sự giúp đỡ tốt nhất mà q vị có thể dành cho con cái, hầu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho chúng biết nhìn ra được đâu là phải hay trái, tốt hay xấu, đúng hay sai, trong hành động và trong quyết định của chúng. Ðừng bao giờ có thái độ q khích đối với con cái, để không xô đẩy chúng vào những hành động quá khích và những quyết chủ quan sai lạc ! Sớm hay muộn, con cái cũng sẽ hiểu ra được quan điểm đúng đắn của cha mẹ mình; dĩ nhiên thái độ của cha mẹ phải ln minh bạch và dứt khốt.

Nói chung, đối với các thanh niên thiếu nữ, nếu người ta luôn luôn chỉ biết chiều chuộng một cách thái quá, cốt sao để lấy lòng chúng, hay ngược lại, chỉ lạnh lùng từ chối hay phê bình phủ nhận một chiều, thì thường khơng thể mang lại

được hiệu quả tích cực. Trái lại, cả hai thái độ đó chỉ gây thêm sự xa lạ và thất bại chua cay !

Vậy câu hỏi vẫn được đặt ra là : Cha mẹ cần phải xử sự ra sao khi con cái họ nhất định không chấp nhận đời sống hôn nhân cổ truyền, bất chấp cả xã hội lẫn Giáo Hội, và chung sống với nhau theo phong trào tự do « hơn nhân khơng có hơn thú » ?

Sự góp ý sau đây của tơi mang dạng thức những câu hỏi, để các bậc cha mẹ suy tư và tìm ra câu trả lời : Ðiều gì thực sự tốt đối với hai người thanh niên thiếu nữ trong hoàn cảnh cụ thể hiện tại của họ ? Ðâu là cách tốt nhất để tơi có thể giúp đỡ cho sự quan hệ của họ được thành công ? Hy vọng rằng, những câu hỏi đó cũng là những câu hỏi mà các bậc cha mẹ đang trong hoàn cảnh tương tự cần đặt ra cho mình. Tơi xin nhắc lại là : Với tình thương u chân thành, lịng nhân hậu bao dung và sự thơng cảm hiểu biết lành mạnh, v.v… người ta có thể nâng đỡ họ một cách tốt nhất !

Tiếp đến tôi cũng thành thật góp ý với các bạn trẻ thế này : Các bạn hãy cư xử với ý thức trách nhiệm trong những quan hệ của mình. Ai thật lịng u một người, thì cũng phải có trách nhiệm đối với người đó. Khơng ai có quyền lợi dụng tình cảm và sự tin tưởng của kẻ khác.

Ở đây, tôi xin kể các bạn nghe một câu chuyện mà chính tơi đã chứng kiến cách đây khá lâu, một câu chuyện mà theo tôi là khơng được phép xảy bất cứ nơi đâu nữa. Ðó là trường hợp hai bạn nam-nữ trẻ mà tôi cứ đinh ninh là mọi sự sẽ tốt đẹp xi chảy, vì họ hội đủ hầu như tất cả những điều kiện

thuận lợi cho một cuộc sống chung hạnh phúc. Vâng, họ đã đầu tư rất nhiều vào sự quan hệ của họ. Cả hai đã trải qua mọi thăng trầm của cuộc sống. Và nay con đường đời chung cho cả hai như đã được mở rộng trước mắt họ. Thế nhưng, bổng nhiên qua một quan hệ tình cờ và ngắn ngủi với một người đàn ông khác, và kết quả là người bạn gái mang thai. Bấy giờ tình huống đã trở nên hồn tồn phức tạp và vơ cùng khó xử : Một đàng, người đàn bà và đứa con; đàng khác, người đàn ông mà nàng vẫn luôn luôn yêu thương hết lịng; một đàng khác nữa, người đàn ơng đã cho nàng đứa con và cũng không muốn bỏ nàng ! Một cuộc sống bị giằng co níu kéo giữ bốn người như thế, thật vô cùng nặng nề và vơ cùng rắc rối khó xử !

Qua đó, chúng ta thấy được một điều quá hiển nhiên, là : Trên một sân chơi mà người ta không tôn trọng luật chơi, thì sẽ bị loại ra khỏi sân, chứ khơng thể tiếp tục cuộc chơi được nữa ! Sống trong một xã hội mà người ta không tôn trọng luật lệ của xã hội, thì sẽ bị xã hội đào thải và sẽ rơi vào cảnh đời bất hạnh, « tiến thối lưỡng nan ». Hơn nữa, chính lý trí

Một phần của tài liệu MTN-CN2-C-21baigiang (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w