PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Một phần của tài liệu tai-lieu-tap-huan-nam-hoc-2017-2018-1534703275 (Trang 43)

III. CÁC NGHI LỄ, THỦ TỤC CỦA ĐỘI 1 Lễ chào cờ

c. Thời gian tổ chức Đại hộ

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

CÁC NHÓM KỸ NĂNG SỐNG DÀNH CHO THIẾU NHI--- ---

I. BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGTẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

1. Bạo lực học đường và các vấn đề tội phạm tuổi học trò do thiếu kỹnăng sống năng sống

Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượi, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm…, thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sang đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống…

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém… Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống.

Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống, ở nước ta còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên…).

Giáo viên chủ nhiệm, cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy, cô giáo chủ nhiệm, được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm rõ tình hình của từng em. Buổi sinh hoạt tuần để cho việc kỷ luật, nhắc nhở những học sinh lười biếng, trốn học, đánh nhau, đi trễ…

Một số trường đã hình thành nên tổ tư vấn học đường, song các em không đến với họ. Vì vậy, khi “có vấn đề”, học sinh cá biệt thường tìm cách trốn tránh, nếu phải đối diện thì tỏ thái độ bất cần.

Với các em có vấn đề rắc rối về gia đình hoặc bản thân, thầy cô cũng chỉ biết láng máng qua thầy cô giáo chủ nhiệm lớp cũ hay các bạn trong lớp nói lại. “Những thông tin này nhiều khi do cảm tính, dẫn đến cái nhìn méo mó, thiếu thiện cảm, kéo dài khoảng cách thầy, trò” một em học sinh đã nói. Các chuyên gia cho rằng, đó là một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh. Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục kỹ năng sống?

2. Đến yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho các em từ phía phụ huynh

Không khoanh tay đứng đợi, các bậc phụ huynh đã tự tìm kiếm những chương trình cho con em của mình, không ít phụ huynh thay vì bắt con học them, đã

Một phần của tài liệu tai-lieu-tap-huan-nam-hoc-2017-2018-1534703275 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w