V. PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG 1.Các Kỹ năng sống
4. Tổ chức ESCAP (Hội đồng kinh tế xã hội châ uÁ Thái Bình Dương của LHQ) lại phân loại kỹ năng sống thành 3 dạng
- Kỹ năng sống để phát triển cá nhân.
- Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác.
- Kỹ năng công nghệ theo đề nghị của các đại diện trẻ tại một hội nghị. Vì thất nghiệp là một vấn đề lớn mà họ nhấn mạnh kỹ năng về công nghệ thông tin.
Các đối tượng trên đã ở vào tuổi thanh niên nên có nhu cầu khác với trẻ vị thành niên.
Dù có khác nhau trong cách sắp xếp cho phù hợp với các mục đích khác nhau, tất cả cũng dựa trên 10 kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ năng giải quyết vấn đề. - Kỹ năng tư duy sáng tạo. - Suy nghĩ có phán đoán. - Truyền thông hiệu quả. - Kỹ năng giao tiếp. - Ý thức về bản thân.
- Kỹ năng thấu cảm.
- Kỹ năng ứng phó với cảm xúc. - Ứng phó với stress.
Cách ứng dụng cụ thể sẽ tùy thuộc vào các nền văn hóa, các hoàn cảnh khác nhau, nhất là đặc điểm của các nhóm trẻ.
Kỹ năng sống được ứng dụng có hiệu quả nhất khi được áp dụng vào một chủ đề cụ thể như sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV, chống thuốc lá, nghiện ma túy...
Cho mỗi vấn đề không chỉ một mà nhiều kỹ năng được sử dụng cùng một lúc. Ví dụ để nói không với ma túy trẻ cần có kỹ năng nhận thức về bản thân, lấy quyết định và kỹ năng thương lượng, kiên định để từ chối sự mời mọc của bạn bè mà không dẫn tới mâu thuẫn.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGI. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG I. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Bản chất của giáo dục kỹ năng sống là thay đổi hành vi nơi trẻ, do đó thái độ tiếp nhận của trẻ đối với các vấn đề là rất quan trọng. Để trẻ hình thành nên thái độ này, giáo viên cần có phương pháp và thái độ triệt để trong quá trình hướng dẫn sau:
Giáo viên không nên:
- Diễn thuyết, nói dài, đọc cho trẻ chép.
-Không đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi.
- Không trả lời thay mà đưa câu hỏi cho tập thể tự tìm lời đáp.
- Không vội vàng phê phán đúng/sai như một quan tòa nhưng kiên trì giúp học viên tranh luận và tự kết luận.
-Không mớm ý cho trẻ phát biểu những ý kiến mà người lớn trông đợi.
-Dù có khả năng tổ chức sinh hoạt tập thể, giáo viên cũng không nên phải là một hoạt náo viên ồn ào, bắt trẻ hoạt động không ngừng và không có thời gian và khoảng trống để suy nghĩ.
Dĩ nhiên thỉnh thoảng giáo viên phải tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn, thoải mái, gợi mở. Điều này sẽ giúp cho trẻ dám tự tìm tòi, suy nghĩ.
Nhưng thay đổi cái nếp cũ rất khó. Dưới đây là phẩm chất của một người giáo viên tốt, còn được gọi là người tạo thuận lợi
- Tin tưởng vào học viên và năng lực của họ. - Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt.
- Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kỹ năng mới. - Tự tin nhưng không kiêu căng.
- Có kinh nghiệm sống và biết suy xét.
- Tôn trọng ý kiến của người khác, không áp đặt ý kiến của mình. - Thực hành tư duy sáng tạo và khai phá.
- Có khả năng tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau.
- Linh động trong việc trong việc sử dụng các kỹ thuật điều động nhóm, không bám sát một quy trình quy định sẵn.
- Có kiến thức về tâm lý phát triển nhóm bao gồm khả năng nắm bắt bầu không khí nhóm để kịp thời thay đổi phương pháp.
- Biết sắp xếp phòng ốc, thiết bị để tạo bầu không khí hấp dẫn. - Biết sử dụng các phương pháp giáo dục chủ động kể ở phần trên.
Đặc biệt giáo viên phải nắm vững “động học nhóm” và có những kỹ năng tác động vào nhóm để:
- Tạo bầu không khí dân chủ, thoải mái để nhóm viên đưa ra những kinh nghiệm, những nhận thức mới hay những quyết định hành động.
- Tác động kịp thời khi nhóm có bế tắc để thay đổi quy trình nhóm cho phù hợp.
- Biết tạo bầu không khí tranh luận sôi nổi để cọ xát các giá trị, các lập trường khác nhau để giúp học viên chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến khác biệt.
- Biết nắm bắt phản hồi của nhóm khi sinh hoạt kết thúc. - Uyển chuyển nhưng bám sát quy trình phát triển của nhóm.
II.TÂM LÝ LỨA TUỔI