ĐỊNH NGHĨA VỀ KỸ NĂNG SỐNG

Một phần của tài liệu tai-lieu-tap-huan-nam-hoc-2017-2018-1534703275 (Trang 46 - 47)

Kỹ năng sống là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động: “Kỹ năng” gợi lên khả năng, thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, nói được mà không làm được. Luôn có một khoảng cách giữa thong tin, nhận thức và hành động. Biết thuốc lá có hại nhưng bỏ thuốc lá là điều rất khó vì thay đổi một hành vi. Vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý xã hội. Thất bại của nền giáo dục cũ là không làm thay đổi được hành vi của con người.

Các tài liệu về kỹ năng sống đề cập đến một lĩnh vực hoạt động từ học tập để chuẩn bị vào nghề, cách học ngoại ngữ, kỹ năng làm cha mẹ đến tổ chức trại hè, một số tác giả phản biện giữa những kỹ năng để sống còn như học chữ, học nghề, làm toán tới bơi lội… với “kỹ năng sống” theo nghĩa mà tài liệu này đề cập. Đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu thách thức của cuộc sống hang ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất cần để vào đời.

Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng thống nhất trên nội dung cơ bản.

Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phá hủy

sức khoe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này.

“Giáo dục kỹ năng sống được thiết kế nhằm hỗ trợ và củng cố việc thực thi các kỹ năng tâm lý xã hội một cách phù hợp với nền văn hóa và sự phát triển, nó đóng góp vào sự phát triển của cá nhân và xã hội, việc phòng chống các vấn đề xã hội và sức khỏe, và sự phát triển của quyền con người” (Cuộc họp liên ngành của LHQ, Geneve, 7/4/1998)

Theo UNICEP, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động.

Một phần của tài liệu tai-lieu-tap-huan-nam-hoc-2017-2018-1534703275 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w