Sự phát triển trí tuệ của tuổi thiếu nh

Một phần của tài liệu tai-lieu-tap-huan-nam-hoc-2017-2018-1534703275 (Trang 54 - 59)

V. PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG 1.Các Kỹ năng sống

2. Sự phát triển trí tuệ của tuổi thiếu nh

2.1. Nhận thức cảm tính

Về các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phat triển và đang trong quá trình hoàn thiện

Về tri giác của thiếu nhi mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định, nhưng tri giác của trẻ đã mang tính mục đích có phương hướng rõ rang, trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó…

Nhận thấy điều này các nhà giáo dục hoặc người lớn cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới mẻ, khi đó sẽ gây hứng thú, tri giác sẽ hoạt động tihcs cực và chính xác.

2.2. Nhận thức lý tính

- Khả năng tư duy: Mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Tuy nhiên, trẻ lứa tuổi này có xu hướng nhìn những sự vật, hiện tượng theo hướng tốt và xấu; đúng – sai.

- Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi. Tuy nhiên hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học nên thiếu chính xác và thuần túy mang tính cảm xúc.

- Khả năng tưởng tượng của thiếu nhi đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dặn. Tưởng tượng sang tạo tương đối phát triển ở giai đoạn này. Đặc biệt tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, tình cảm, những hành động, hình ảnh, sự việc hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em.

- Dựa vào những đặc điểm nhận thức trên, các nhà giáo dục cần phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức khô khan và lý thuyết thành những hình ảnh động, giàu cảm xúc, thu hút các em vào hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.

2.3. Sự phát triển về mặt ngôn ngữ

Hầu hết thiếu nhi là học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tưj học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ chúng ta có thể tự đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Tóm lại, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển nhận thức của thiếu nhi, cho nên các nhà giáo dục cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này.

2.4. Sự phát triển chú ý, trí nhớ và ý chí của thiếu nhi

- Về mặt chú ý: Chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm đến nhữngmôn học có đồ dung trực quan sinh động, hấp dẫn, dễ dàng… Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài…

- Về mặt trí nhớ: Ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Mặt khác, chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp hẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý, tình cảm hay hứng thú của các em…

- Về mặt ý chí: Đầu tuổi thiếu nhi thì ý chí phụ thuộc và hướng dẫn của người lớn hay cha mẹ nhưng dần dần các em biết biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.

Về ý nghĩa giáo dục cần tạo nên công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ nhưng nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp dụng linh động theo từng độ tuổi đầu hay cuối tuổi thiếu nhi và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô cùng quan trọng. Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho thiếu nhi, học sinh đòi hỏi ở nhà giáo dục sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.

2.5. Sự phát triển tình cảm của lứa tuổi thiếu nhi

2.5.1. Tuổi của sự mặc cảm

Ở độ tuổi này các em luôn tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng của người lớn khác phái. Đây không phải là một tội lỗi ghê gớm đáng lên án và nghiêm phạt như cách nghĩ thiển cận của một số người chủ trương đạo đức quá khắt khe cổ hủ.

Cho nên cần phải biết khéo léo hướng dẫn để giúp các em từ từ nhận ra sự cần thiết phải có đủ tính cách giáo dục của cả bố lẫn mẹ, thầy cô, anh chị trong gia đình. Cần phải bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng non nớt của các em, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của các em.

Tóm lại, những người trách nhiệm hay người giáo dục cần yêu thương, chăm sóc, ân cần, tận tụy và tinh tế nhạy cảm, nắm bắt cho được mọi biểu hiện tích cự lẫn tiêu cực nơi các em.

2.5.2. Tuổi của sự tin tưởng

Các em đã dần dần không còn muốn loanh quanh luẩn quẩn ở xó nhà, góc bếp, nhưng bắt đầu thích làm quen nhiều bạn nhỏ và nhiều người lớn khác. Do vậy thông qua những hoạt động về giáo dục, làm việc, sinh hoạt vui chơi, người lớn cần biết tạo ra cơ hội để gần gũi các em, xóa bỏ mọi rào cản về tâm lý và tuổi tác. Bên cạnh đó cũng cần kích thích cho các em luôn háo hức làm quen với mọi người.

Tóm lại, ở lĩnh vực này người sống với các em phải là một quản trò đa năng, biết biến báo, lôi cuốn, hấp dẫn, trang bị nhiều kỹ năng thành thạo để có thể tiếp cận, lắng nghe và đối thoại với các em.

2.5.3. Tuổi của những ước mơ

Các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều hão huyền hay lý tưởng, những chuyện cổ tích thần tiên, những chuyện thần thoại dân gian… Từ đó các em tự thêu dệt những giấc mộng rất dễ thương đến bất ngờ. Khi các em được tiếp xúc thân tình với một người lớn nào đó có nhân cách cao thượng, các em sẽ nhanh chóng hình thành các ước mơ sẽ có được nhân cách ấy.

Do đó, ngoài việc hòa mình cùng chơi cùng trò chuyện với các em, người lớn còn cần khéo léo tạo sức hutslaau dài bền bỉ, bằng cách lồng các hoạt động tập thể vào các trò chơi.

Tóm lại, người sống với các em ở giai đoạn này phải là một người trẻ trung, tâm huyết, đáng tin cậy trong mọi mặt sinh hoạt vui nhộn cũng như tâm linh sâu lắng của các em.

2.5.4. Tuổi của những xúc cảm

Tâm hồn các em còn hết sức trong sang hồn nhiên như trang giấy mới tinh. Do đó bất cứ hành động thô bạo nào đối với các em hay để các em chứng kiến thì đều gây ra tổn thương cho các em. Cần tránh cho các em phải đối mặt với những nghịch cảnh và bất hạnh, những thực tế quá phũ phàng, những hình ảnh quá dã man bạo lực.

Mặt khác, bên cạnh sự đa cảm, các em còn thiên nhiều về giác quan, thích sờ tận tay, nhìn tận mắt, nên các em rất vui thích khi được thưởng cụ thể bằng vật chất hơn là khen ngợi tuyên dương bằng miệng.

Tóm lại, người sống với các em phải nghiêm minh mà quảng đại, công bằng mà bao dung, vẫn luôn đòi hỏi cao mà lại biết khích lệ, động viên và nâng đỡ

2.5.5. Tuổi của sự hiếu động

Năng lực ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào. Bên cạnh đó các em cũng đang trải qua một cơn khủng hoảng về trí tuệ

- Về mặt sinh hoạt thể lý. Các em cần phải luôn tay luôn chân, chạy nhảy, leo trèo, nô đùa hò hét. Các em sẵn sang chơi hăng say hết mình, bởi đối với các em, chuyện thắng thua là rất quan trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em chưa đủ lý luận cao xa gì lắm về bản thân.

- Về sinh hoạt học tập, các em cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lý thú, mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò kof thắc mắc. Dù vậy, các em chưa thể tập trung tư tưởng lâu để kịp phân tích vấn đề và quan sát một cách kiên nhẫn, các em cũng chưa thể tự mình biết cách học hỏi sao cho đúng mức nếu không được người lớn chỉ bảo, định hướng.

Tóm lại, người sống với các em phải là một thầy giáo, cô giáo vừa có kiến thức uyên bác, lại vừa có tâm hồn sâu sắc để truyền đạt tri thức, gợi mở sang kiến và nhất là vun đắp cho các em những tâm tình nhân ái vị tha, vui tươi, dễ thương, đúng với độ tuổi các em.

2.5.6. Tuổi của sự trung tín

Khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt trong một trường hợp bất ngờ, nếu các em được người lớn tin cậy trao phó một trách nhiệm quan trọng nào đó, với lời giải thích kỹ lưỡng và căn dặn chi tiết, các em sẽ hết sức ý thức về công việc, cảm thấy vinh dự và hãnh diện để cố gắng chu toàn hơn cae mong đợi của người lớn.

Cho nên ở lứa tuổi này người lớn có thể tin tưởng giao phó cho các em ở các lớp tiều học đảm nhận chuẩn bị âm thanh, xếp đội hình danh dự, kéo cớ, bắt nhịp và đồng ca bài quốc ca… mà không sợ gặp sự cố trục trặc, bởi các em ý thức khá chững chạc về tính quan trọng và trang nghiêm của công việc cùng với niềm hãnh diện.

Như vậy, người sống với các em phải là một người lãnh đạo đúng nghĩa, biết cách huấn luyện, chỉ dẫn cho các em thành thạo, tháo vát trong các việc nhỏ, vừa tầm hiểu, vừa sức làm của các em mà lại có tầm quan trọng không thua gì việc người lớn, sau đó biết mạnh dạn tin tưởng trao phó công việc đó để các em tự chơi, tự làm, tự giải quyết trong khả năng của các em…

2.6. Sự phát triển nhân cách của tuổi thiếu nhi

Đặc điểm tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong moopi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn…

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của thiếu nhi mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, các em còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.

Tóm lại, ở giai đoạn này cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được “phủ đầu” hay lên án hoặc phủ nhận nhân cách của trẻ, trái lại phải dung những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và kiên nhẫn chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy. Có được như vậy sẽ giúp trẻ tin tưởng và quyết tâm trong việc phát triển bản thân và năng lực tư duy sang tạo.

CHUYÊN ĐỀ

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TRUYỀN TIN SEMAPHORE

Một phần của tài liệu tai-lieu-tap-huan-nam-hoc-2017-2018-1534703275 (Trang 54 - 59)