V. PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG 1.Các Kỹ năng sống
1. Sự phát triển về mặt thể lý
1.1. Khái niệm
Thiếu nhi là lứa tuổi bắt đầu theo học Tiểu học, hoặc còn gọi là Phổ thong cơ sở cấp 1, có độ tuổi từ 6 - 11 hoặc 12 tuổi, đang theo học chương trình tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam
1.2. Những đặc điểm thể lý
Tuổi thiếu nhi là tuổi đang phát triển các chức năng thể lý đặc biệt là về hệ thần kinh cấp cao:
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gãy dập… Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ thầy cô cần phải chú ý quan tâm
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa.. Vì vậy mà các nhà giáo dục cần phải đưa các em vào những trò chơi vận động từ đơn giản đến phức tạp để đảm bảo sự an toàn.
- Hệ thần kinh cấp cao đang từ từ hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em dần chuyển từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó các em rất hứng thú với những trò chơi như trí tuệ, đố vui,…
- Về chiều cao, thong thường mỗi năm trẻ tăng thêm 4cm; trọng lượng cơ thể tăng 2kg.
1.3. Các đặc điểm hoạt động
* Những loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu nhi
Nếu như ở bậc mầm non hoạt độngc hủ đạo của trẻ là vui chơi thì đến tuổi thiếu nhi hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Mặt khác, có 3 loại hoạt động khác cùng tồn tại song song và chiếm một vị trí quan trọng ở lứa tuổi này:
- Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động nh] tụ họp thành nhóm để cùng sinh hoạt và chơi những trò chơi mang tính tập thể.
- Hoạt động lao động; Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như có thể tự tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa giúp đỡ gia đình và thể hiện mình.
- Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư như đội thiếu niên tiền phong, khăn quàng đỏ…
* Ảnh hưởng của môi trường đến các dạng hoạt động của thiếu nhi
- Môi trường gia đình: Các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh khó khăn, các vùng kinh tế đặc biệt nghèo khổ
- Môi trường nhà trường: Do nội dung, tính chất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ và hành vi học tập của các em. Các em bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.
- Môi trường xã hội: Các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể. Dặc biệt là các em đang muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.
Hiểu được những đặc điểm nêu trên thì cha mẹ thầy cô phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt trong học tập.