Tâm lý theo lứa tuổ

Một phần của tài liệu tai-lieu-tap-huan-nam-hoc-2017-2018-1534703275 (Trang 52 - 53)

V. PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG 1.Các Kỹ năng sống

2. Tâm lý theo lứa tuổ

Lứa tuổi là một thời kỳ phát triển nhất định đóng kín một cách tương đối, mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng chung và được thể hiện một cách độc đáo về tâm lý. Trong tiến trình chuyển từ lứa tuổi này sang giai đoạn lứa tuổi khác bao giờ cũng xuất hiện những nhu cầu tâm lý mới chưa từng có trong thời kỳ trước. Những nhu cầu tâm lý này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân.

Lứa tuổi không mang tính cố định và bất biến mà chỉ mang ý nghĩa tương đối. Tuổi chỉ có ý nghĩa như là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của người học chứ không quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách. Tuổi có thể phù hợp với trình độ phát triển tâm lý của người học hoặc có thể đi nhanh hơn hoặc có thể chậm hơn là do biết sử dụng thời gian và phương pháp giáo dục để dạy dỗ và tổ chức cho người học biết vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống.

Lứa tuổi được đặc trưng bởi những yếu tố như: đặc điểm thể chất, các yếu tố điều kiện sống, hoạt động, nhận thức, nhu cầu tình cảm và các yêu cầu đề ra cho cá nhân ở mỗi giai đoạn phát triển. Ở mỗi lứa tuổi, cá nhân phải đương đầu và giải quyết những nhu cầu và nhiệm vụ tâm lý. Những vấn đề tâm lý này sẽ trở nên dễ

dàng và bình yên nếu như mỗi cá nhân hiểu được những diễn biến tâm lý ở lứa tuổi mình, được hướng dẫn và chỉ dạy cặn kẽ bởi những người có trách nhiệm.

Các giai đoạn phát triển tâm lý ở phương diện cá thể được phân chia như sau: - Giai đoạn sơ sinh, hài nhi: sơ sinh - 1 tuổi.

- Giai đoạn tuổi nhà trẻ: 1 - 2 tuổi. - Giai đoạn tuổi mẫu giáo: 3 - 5 tuổi. - Giai đoạn tuổi đi học: 6 - 17 tuổi.

- Giai đoạn tuổi thanh niên, sinh viên: 18 - 24 tuổi. - Giai đoạn tuổi trưởng thành: 25 tuổi trở lên. - Giai đoạn tuổi già: 55 - 60 tuổi trở lên.

Theo quan sát cũng như dựa vào nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy giai đoạn tuổi đi học là giai đoạn phức tạp và gặp nhiều thử thách nhất trong tiến trình phát triển tâm lý người. Do có nhiều biến động nên giai đoạn này trẻ rất cần cha mẹ, những người làm công tác giáo dục hay những người trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, động viên, hướng dẫn và nhất là hiểu được những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi mình.

III.TÂM LÝ TUỔI THIẾU NHI

Tuổi thiếu nhi hay tuổi nhi đồng là lứa tuổi bắt đầu có những ước mơ và những xúc cảm rất ngây thơ và hồn nhiên mà trong đó người lớn, đặc biệt là cha mẹ chính là kiểu mẫu và chuẩn mực để các em tin tưởng tuyệt đối, hướng tới cũng như cậy nhờ khi gặp bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống. Vai trò của cha mẹ là không thể thiếu trong việc chăm sóc, hướng dẫn, động viên và nhất là trả lời những khúc mắc mà đặt ra trong lứa tuổi này. Tuy nhiên, do thời buổi kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa đã buộc những bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến việc cơm, áo, gạo, tiền mà quên đi việc quan trọng nhất là chăm sóc, gần gũi và nhât là những đặc điểm tâm sinh lý của con cái ở lứa tuổi này. Do đó, để trẻ phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý, cha mẹ và cả những nhà giáo dục cần luôn gần gũi và nhận thức rõ về những đặc điểm tâm lý để thấu hiểu à chăm sóc tốt cho trẻ, giúp chúng hình thành tâm lý hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu tai-lieu-tap-huan-nam-hoc-2017-2018-1534703275 (Trang 52 - 53)