Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng

Một phần của tài liệu 24 Kế toán doanh nghiệp 3 (Trang 56 - 59)

1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng

Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng gồm 2 loại:

+ Sản phẩm tự chế là do nhà hàng tự chế biến

+ Hàng hóa chuyển bán là hàng hóa mua sẵn về để bán cho khách như rượu bia, nước

khoáng, bánh kẹo…

– Nhà hàng phục vụ khách thường từ 6 giờ đến 24 giờ có loại nhà hàng phục vụ 24/24

giờ.

– Ở nhà hàng lao động thủ công là chủ yếu, nhưng có tay nghề cao đặc biệt là khâu chế

biến.

– Doanh thu của nhà hàng phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của từng khách hàng, của

từng bữa ăn, nên doanh thu thường thấp hơn so với loại hình kinh doanh khác.

1.2. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng

Chứng từ sử dụng:

- Hóa đon thuế GTGT, hóa đơn thông thường.

- Phiếu thu, phiếu chi

- Giấy báo nợ, giấy báo có.

- Biên bản kiểm kê

- Biên bản kiểm nhận vật tư,…

Nguyên tắc hạch toán:

Hoạt động kinh doanh vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ sản phẩm chế biến ra và vừa

có yếu tố phục vụ trong quá trình tiêu thụ.

Chu kỳ sản phẩm ngắn và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên không áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Chi phí chế biến được tập hợp vào các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản

xuât chung.

Các chi phí đầu vào khi đưa vào sản xuất thì cũng bắt đầu quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Nguyên vật liệu dùng trong chế biến có thể xuất dùng từ kho nhưng thông thường được mua từ chợ, siêu thị đem về chế biến ngay.

Hoạt động khách sạn chủ yếu là cho thuê phòng ngủ, ngoài ra còn có một số dịch vụ khác đi kèm như giặt ủi, giữ xe, nhà hàng, dịch vụ massage, vũ trường, bán hàng lưu

niệm, karaoke… Trong hoạt động khách sạn thì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng

lớn hơn so với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Hoath động nhà hàng cuối kỳ có thể phát sinh chi phí dở dang cuối kỳ, các dịch vụ đi

kèm cũng có thể phát sinh hoặc không phát sinh dở dang cuối kỳ.

Hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh

1. Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp để chế biến món ăn, căn cứ vào phiếu xuất

kho, kế toán ghi:

Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp (chi phí từng món ăn)

Có TK 152: nguyên liệu, vật liệu (DN hạch toán hàng tồn kho theo kê khai

thường xuyên)

Có TK 611: Mua hàng (DN hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ)

2. Nguyên vật liệu mua ngoài đưa và sử dụng thẳng ở bộ phận bếp không qua kho, căn cứ vào bảng kê mua thực phẩm và phiếu theo dõi vật liệu chế biến:

Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp (chi phí từng món ăn)

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331… - Vật liệu thừa nhập kho trả lại:

Nợ TK 152, 611

Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

- Vật liệu còn thừa để lại ở bộ phận chế biến tiếp tục sử dụng cho kỳ sau, kế toán ghi

“âm” bút toán:

Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp (chi phí từng món ăn)

Có TK 152: nguyên liệu, vật liệu (DN hạch toán hàng tồn kho theo kê khai

thường xuyên)

Có TK 611: Mua hàng (DN hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ)

Sang kỳ sau, kế toán kết chuyển bút toán trên sang ghi “dương” bình thường.

Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm chế biến.

Nợ TK 154: Chi phí SXKDD (DN hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường

xuyên)

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (DN hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ)

Có TK 621: (Chi tiết từng món ăn)

3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp trong kinh doanh nhà hàng bao gồm: tiền lương, tiền công,

các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích theo lương của bộ phận bếp, tổ chế

biến, những người trực tiếp chế biến món ăn.

1. Khi tính lương, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp của bộ phận bếp trong nhà hàng:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334: Phải trả công nhân viên

2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bộ phận bếp:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 3382, 3383, 3384

3. Trích trước lương nghỉ phép của nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335: Chi phí phải trả

4. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm chế

biến:

Nợ TK 154: Chi phí SXKDD (DN hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường

xuyên)

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (DN hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ)

Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh

Trong quá trình chế biến thức ăn còn phát sinh rất nhiều các chi phí khác đó là các khoản chi phí gián tiếp phục vụ cho quá trình chế biến thức ăn như:

- Chi phí vật liệu gián tiếp cho việc chế biến như: Xà phòng, nước rửa bát…

- Chi phí nhân công gián tiếp: Chi phí tiền lương, tiền công các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý bộ phận bếp, nhân viên vận chuyển, nhân viên tiếp liệu…

- Chi phí công cụ dụng cụ: xoong nồi, dao, bát đĩa, đũa, bếp ga…

- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chế biến món ăn

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí tiền điện, nước, ga..

- Chi phí khác bằng tiền

Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung trong nhà hàng

1. Khi tính tiền lương, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp cho nhân viên gián tiếp

phục vụ của bộ phận bếp trong nhà hàng: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 334: Phải trả công nhân viên

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN cho nhân viên gián tiếp phục vụ của bộ phận

bếp trong nhà hàng:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 3382, 3383, 3384, 3389

2. Khi xuất dùng hoặc phân bổ giá trị công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận bếp:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 153: Công cụ, dụng cụ

Có TK 142, 242

3. Trích khấu hao TSCD dùng ở bộ phận bếp:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ

4. Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác phục vụ cho

bộ phận bếp:

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 141…

5. Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm chế biến

Nợ TK 154: Chi phí SXKDD (DN hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường

xuyên)

Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (DN hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ)

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

3.4. Kế toán trong kinh doanh nhà hàng

Các phương thức bán hàng trong kinh doanh nhà hàng:

- Giao hàng và thu tiền trực tiếp: Theo phương thức này, nhân viên bán hàng trực

tiếp giao hàng và thu tiền của khách. Nhân viên bán hàng và nộp số tiền thu được theo

báo cáo bán hàng về phòng kế toán và thủ quỹ.

- Phương thức bán suất ăn theo vé: Phương thức bán hàng này được áp dụng ở nhà hàng bán đồ ăn theo món ăn, suất ăn, buffer. Nhân viên bán hàng phát vé ăn cho khách

và thu tiền trực tiếp. Nhân viên bán hàng căn cứ vào từng vé ăn để lập Báo cáo bán

hàng hàng ngày và nộp số tiền theo báo cáo về phòng kế toán.

- Phương thức bán hàng theo đơn đặt hàng: Khi nhà hàng có khách đặt hội nghị, đám cưới hoặc khách đặt trước các món ăn theo ngày giờ cụ thể, nhà hàng sẽ lập một

Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh

đặt cọc trước một khoản tiền nhất định. Kế toán lập phiếu thu nhưng chưa lập hóa đơn

bán hàng. Khi thực hiện xong hợp đồng, đã hoàn thành việc phục vụ khách, nhà hàng mới được lập hóa đơn bán hàng và thanh toán phần tiền còn lại.

Kế toán căn cứ vào báo cáo bán hàng, hóa đơn bán hàng, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng:

Nợ TK 111, 112: Số tiền hàng thu được

Có TK 511 (chi tiết theo yêu cầu quản trị)

Có TK 33311 : Thuế GTGT được khấu trừ

Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 154: Chi phí SXKDD (DN hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường

xuyên)

Có TK 631: Giá thành sản xuất (DN hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định

kỳ)

Kế toán xác định kết quả được thực hiện tương tự như các loại hình doanh nghiệp

khác…

Một phần của tài liệu 24 Kế toán doanh nghiệp 3 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)