2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn
Hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu là cho thuê buồng ngủ, bên cạnh đó còn có thể kết hợp nhiều hoạt động khác như dịch vụ giặt là, nhà hàng, massage, vũ trường, bán hàng lưu niệm…
Các hoạt động trong khách sạn khá phong phú, có những hoạt động có thể có những
sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, có những hoạt động không có những sản phẩm dỡ dang
cuối kỳ. Hoạt động cho thuê buồng ngủ có có thể có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ
khi khách nghỉ từ kỳ này sang kỳ khác, các chi phí phục vụ đã phát sinh nhưng khách hàng chưa thanh toán , khách sạn vẫn chưa hoàn tất việc phục vụ khách và chưa xác định doanh thu.
Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, chi phí khấu hao TSCĐ thường lớn vì khách sạn thường đầu tư nhiều vào nội thất khách sạn, trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho
phòng ngủ. Tiêu chí để xếp loại khách sạn là mức độ trang bị nội thất và tiện nghi của
khách sạn.
Sản phẩm của dịch vụ kinh doanh khách sạn không thể lưu kho, không có hình thái vật
chất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời.
Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa lịch sử. Do vậy , kế toán chi phí, giá thành sản
phẩm kinh doanh khách sạn cần chú ý đến đặc điểm này để xác định mức chi phí cho
phù hợp.
Hoạt động kinh doanh khách sạn là sự kết hợp của nhiều hoạt động dịch vụ mang tính
chất khác nhau. Cụ thể:
- Dịch vụ cho thuê buồng ngủ: Cho thuê buồng ngủ là lĩnh vực kinh doanh quan
trọng của khách sạn và là căn cứ cơ bản để đánh giá chất lượng cũng như tiêu chuẩn
của một khách sạn.
- Dịch vụ ăn uống: dịch vụ ăn uống là hoạt động phụ trợ của khách sạn nhưng cũng
giữ vị trí quan trọng. Trong kinh doanh ăn uống, kinh doanh tiệc cưới, hội nghị, hội
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh
- Các dịch vụ liên quan: các dịch vụ liên quan của khách sạn là các dịch vụ nhằm tăng thêm doanh thu của khách sạn và đảm bảo nhu cầu đa dạng, phong phú của khách
nghỉ tại khách sạn. Các dịch vụ bổ sung thường bao gồm: massage, karaoke, tennis,
thể dục thẩm mỹ, bể bơi...
2.2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn
Trình tự kế toán chi phí, doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn như sau:
1. Xuất kho vật liệu, hoặc vật liệu mua về được đưa vào sử dụng ngay hoặc vật liệu
do doanh nghiệp tự sản xuất ra được sử dụng cho dịch vụ kinh doanh khách sạn:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu (doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
KKTX)
Có TK 611: Mua hàng (doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo KKĐK)
Có TK 111, 112, 141
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2. Vật liệu đã xuất sử dụng trong dịch vụ khách sạn còn thừa nhập lại kho:
Nợ TK 152: nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 611: Mua hàng (doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo KKĐK)
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3. Tiền lương phải trả, tiền ăn giữa ca, phụ cấp cho nhân viên trực tiếp phục vụ tại
khách sạn:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ…của nhân viên trực tiếp phục vụ tại khách sạn:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 3382, 3383, 3384, 3389
5. Trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân viên trực tiếp phục vụ tại khách sạn:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 335: Chi phí phải trả
6. Tiền lương phải trả, tiền ăn giữa ca, phụ cấp cho nhân viên quản lý từng dịch vụ tại
khách sạn:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 334: Phải trả công nhân viên
7. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ…của nhân viên quản lý từng dịch vụ tại khách sạn:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 3382, 3383, 3384, 3389
8. Khi xuất dùng hoặc phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ dùng cho từng bộ phận dịch
vụ:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ
Có TK 142, 242: Giá trị phân bổ kỳ này
9. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho từng bộ phận dịch vụ:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ
10. Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác phục vụ từng
bộ phận dịch vụ:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ)
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh
Có TK 111, 112, 141…
11. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí để tính giá thành từng loại dịch vụ:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất KD dở dang (DN hạch toán HTK theo kê khai thường
xuyên)
Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (DN hạch toán HTK theo kiểm kê định kỳ)
Có TK 621 (Chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 622 (Chi tiết từng loại dịch vụ)
Có TK 627 (Chi tiết từng loại dịch vụ)
12. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của khách sạn, khách sạn sẽ lập hóa đơn GTGT
và ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 131: Phải thu kh
Có TK 5113: Doanh thu dịch vụ
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
- Khi cung cấp dịch vụ là đối tượng chịu thuế TTĐB (dịch vụ massage, karaoke, vụ trường…) thi doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB:
Nợ TK 111, 112, 131 : Giá bao gồm thuế GTGT
Có TK 5113: Doanh thu dịch vụ
- Trường hợp khách hàng đặt tiền trước mua dịch vụ cho nhiều kỳ:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
- Định kỳ ghi nhận doanh thu tương ứng
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 5113: Doanh thu dịch vụ
- Đồng thời, kế toán xác định giá vốn của từng loại dịch vụ đã cung cấp:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (DN hạch toán HTK theo kê
khai thường xuyên)
Có TK 631: Giá thành sản xuất (DN hạch toán HTK theo kiểm kê định kỳ)