3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch
Du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế có hiệu quả cao , tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư rất
lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, song đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu phải nhiều.
- Hoạt động kinh doanh du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế , văn hoá, xã hội; điều kiện di sản lịch sử văn hoá, phong cảnh độc đáo, hấp dẫn.
- Đối tượng phục vụ của ngành du lịch luôn di động và phức tạp (những con người). - Kinh doanh du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều ngành hoạt động khác nhau như : kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh hàng hoá, kinh doanh vận tải, kinh doanh ăn uống, khách sạn … . Các hoạt động này có qui trình công nghệ khác
nhau, chi phí kinh doanh cũng không giống nhau.
- Sản phẩm của hoạt động du lịch và dịch vụ nói chung không có hình thái vật chất ,
không có quá trình nhập, xuất kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định, thường không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm du lịch và dịch vụ được tiến hành đồng thời,
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh
3.2. Kế toán hoạt động kinh doanh du lịch
Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường
- Phiếu thu, phiếu chi
- Biên bản kiểm kê
- Biên bản kiểm nhận vật tư…
Chi phí sản xuất, chế biến kinh doanh trong du lịch:
Chi phí sản xuất, chế biến kinh doanh trong du lịch là thể hiện bằng tiền toàn bộ hao
phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh
doanh của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm lao vụ và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Chi phí sản xuất, chế biến kinh doanh trong du lịch được chia làm hai loại: Chi phí
trực tiếp và chi phí quản lý chung. Phù hợp với đặc điểm hoạt động dịch vụ trong du
lịch, giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã tiêu thụ chỉ bao gồm số chi phí trực
tiếp cho khối lượng dịch vụ đó, còn các chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp chứ không tách
riêng ra cho bất kỳ một loại hoạt đông nào.
Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ như đã nêu trên là không tạo ra sản phẩm hàng hóa, mà tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ người lao động sử dụng tư liệu lao động và kỹ thuật của mình cùng một số loại vật liệu
nhiên liệu phù hợp với từng loại hoạt động dịch vụ để tạo sản phẩm lao vụ phục vụ
khách hàng nói chung cũng như người đi du lịch nói riêng. Vì vậy, chi phí trực tiếp
cho từng loại kinh doanh dịch vụ được quy đinh cụ thể:
Đối với hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch, chi phí trực tiếp được xác định là những chi phí phục vụ trực tiếp cho khách du lịch, gồm có: Tiền trả cho các khoản ăn,
uống, ngủ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé đò, tiền vé vào cửa các di tích, danh lam
thắng cảnh. Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của cán
bộ hướng dẫn du lịch. Chi phí trực tiếp khác: công tác phí của cán bộ hướng dẫn du
lịch, chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch, hoa hồng cho môi giới…
Các chi phí trực tiếp cho các loại hoạt động kinh doanh buồng ngủ và kinh doanh các dịch vụ khác gồm: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của nhân viên bếp, bar, nhà ăn, buồng ngủ và của nhân viên phục vụ các dịch
vụ khác. Chi phí vật liệu trực tiếp. khấu hao tài sản cố định sản xuất kinh doanh. Chi phí điện nước, vệ sinh. Các chi phí trực tiếp khác như nhiên liệu, CCDC, bao bì luân chuyển.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch việc vận chuyển khách du lịch đi tham quan theo tuyến du lịch có ý nghĩa lớn. Ngoài ra, các đơn vị du lịch còn có cả hoạt động vận
chuyển hàng hóa nhưng không xét ở đây vì nó là bộ phận của hoạt động khách sạn hay
nhà hàng. Các chi phí trực tiếp được tính cho hoạt động này gồm: Chi phí vật liệu trực
tiếp như nhiên liệu, dầu mỡ, và các vật liệu khác… Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tiền thưởng trong lương của phụ lái xe. Khấu hao phương tiện vận tải, trích trước chi phí săm lốp, chi phí sửa chữa phương tiện vận
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh
chuyển, lệ phí giao thông, chi phí qua cầu, qua phà, tiền mua bảo hiểm xe. Chi phí trực
tiếp khác: thiệt hại đâm đổ và khoản bồi thường thiệt hại…
Chi phí quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch:
Ở các đơn vị du lịch, chi phí quản lý gián tiếp và có tính chất chung trong toàn doanh nghiệp. các chi phí này được tập trung cho mọi hoạt động: Kinh doanh dịch vụ, kinh
doanh vận chuyển, kinh doanh hàng hóa…
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý
hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán chi tiết theo nội dung khoản mục chi phí như: chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, dụng cụ đồ dùng cho
văn phòng, khấu hao tài sản cố định, thuế vốn, thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản
lệ phí, các khoản chi phí về sửa chữa TSCĐ, lãi vay phải trả, tiền điện thoại, điện tín,
chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí…
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch
Đối với các hoạt động liên quan đến du lịch, trọng tâm quản lý về kế toán đó là các khoản tạm ứng cho nhân viên hướng dẫn tour, nhân viên điều hành và tính giá thành
đối với từng dịch vụ đi tour. Kế toán amod xin chia sẻ kinh nghiệm khi làm kế toán đối với mảng này.
1. Về khoản tạm ứng, mỗi hướng dẫn viên đi tour hoặc điều hành tour ta có thể mở chi
tiết một tài khoản tạm ứng. Sau khi hoàn thành tour, căn cứ vào các hóa đơn chứng từ
kế toán làm nghiệp vụ hoàn ứng cho nhân viên.
1.1 Tạm ứng cho nhân viên thực hiện công việc hướng dẫn, điều hành tour: Khi tạm ứng ghi:
Nợ TK 141 (Chi tiết cho nhân viên tạm ứng)
Có TK 111,112 Khi hoàn ứng ghi:
Nợ TK 154, 111,112 (Lưu ý là trong trường hợp này ta dùng QĐ48, và mở chi tiết cho
TK 154 thành 1541, 1542, 1543 ) Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 141
1.2 Khách hàng ứng trước tiền đi tour (Khách hàng có thể là cá nhân hoặc tổ chức đặt trước tiền đi tour)
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 (Chi tiết cho cá nhân hoặc tổ chức)
1.3 Trả trước cho nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến tour (Tiền phòng, tiền ăn
uống, tiền xe, tiền vé,…)
Nợ TK 331 (Chi tiết cho từng nhà cung cấp dịch vụ)
Có TK 111, 112, 141…
2. Đối với việc tính giá thành.
Đối với hoạt động du lịch, lữ hành, kế toán tính giá thành theo từng dịch vụ, hợp đồng tour. Giá thành được "chia" thành 3 nội dung chính: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh
(NVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT), Chi phí sản xuất chung (SXC). Sau
khi tập hợp đầy đủ chứng từ, hoá đơn chi phí, kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ
kế toán các nghiệp vụ phát sinh:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (xe khách vận chuyển trực tiếp, tiền ăn, tiền khách
sạn, vé tham quan, tiền nước cho khách, khăn , nón…)
Nợ TK 154 (Có thể mở chi tiết 1541)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 141
+ Chi phí nhân công trực tiếp (Lương và các khoản bảo hiểm của hướng dẫn viên trực
tiếp tham gia)
Nợ TK 154 (Có thể mở chi tiết 1542)
Có TK 334, 338, 111, 112…
+ Chi phí sản xuất chung(Chi phí liên quan đến điều hành tour): Lương bộ phận điều hành, hướng dẫn viên tại địa phương, Chi phí bảo hiểm cho khách tour, quần áo vật
dụng giày dép, găng tay, loa, video, ba lô và các chi phí chung khác….)
Nợ TK 154( Có thể mở chi tiết 1543)
Nợ TK133 (nếu có)
Có TK 334, 111,112…
+ Xác định doanh thu và kết chuyển giá vốn (Khi hoàn thành Tour, thanh lý hợp đồng
và xuất hoá đơn hạch toán)
- Xác định giá vốn dịch vụ tour:
Nợ TK 632
Có TK 154
(Kết chuyển TK154 chi tiết vào TK632 nếu chia TK154 thành các tài khoản con tương ứng)
- Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 Có TK 3331.