4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải
Dịch vụ vận tải là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và vật
phẩm trong không gian. Theo nghĩa rộng dịch vụ vận tải là một quy trình kỹ thuật
nhằm di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian. Theo nghĩa hẹp (dưới giác độ kinh tế), Dịch vụ vận tải là sự di chuyển vị trí của hành khách và hàng hoá trong không gian khi thoả mãn đồng thời 2 tính chất: là một hoạt động sản xuất vật
chất và là một hoạt động kinh tế độc lập.
4.2. Kế toán hoạt động kinh doanh vận tải 4.2.2 Kế toán chi phí nhiên liệu 4.2.2 Kế toán chi phí nhiên liệu
a. Khái niệm, cách tập hợp phân bổ chi phí nhiên liệu
Khái niệm: chi phí nhiên liệu gồm các khoản chi phí về nhiên liệu được sử dụng
trực tiếp vàohoạt động dịch vụ vận tải. Chi phí nhiên liệu được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán, hoặc đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải .
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh
Cách thức tập hợp: căn cứ vào chứng từ, kế toán sẽ tập hợp chi phí nhiên liệu cho từng đối tượn sử dụng. Nếu chi phí nhiên liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng, kế
toán sẽ tiến hành phân bổ, sau đó sẽ hạch toán riêng cho từng đối tượng.
Trong doanh nhân vận tải, nhiên liệu là tài khoản chi phí trực tiếp có tỉ trọng cao nhất.
Chi phí nhiên liệu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phương tiện
vận tải, mức độ mới hay cũ của phương tiện, trình độ, tốc độ của phương tiện …Do đó
doanh nghiệp căn cứ vàotifnh hình thực tê để định mức nhiên liệu tiêu hao cho từng
loại phương tiện trên từng tuyến đường hoạt động.
Chi phí nhiên liệu được xác định theo công thức:
Chi phí về nhiên liệu tiêu hao = (Chi phí nhiên liệu còn ở đầu kì + Chi phí nhiên liệu p/s trong kỳ - Chi phí nhiên liệu còn ở cuối kỳ )
Thuế Gía Trị Gia Tăng đầu vào được khấu trừ
b. Phương pháp tính giá thành dịch vụ vận tải Đối tượng tính giá thành dịch vụ vận tải
Đối tượng tính giá dịch vụ vận tảilà căn cứ quan trọng để kế toán mở các phiếu giá
thành. Các dịch vụ vận tải xác định đối tượng tính giá thành là các sản phẩm của
doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và các giá thành đn bị theo các khoản mục chi
phí. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức
quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể của các doanh nghiệp.
c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. c.1. Phương pháp giản đơn.
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tính trực tiếp được áp dụng rộng dãi trong các doanh nghiệp vận tải có quy trình công nghệ giản đơn như vận tải ô tô, vận
tải đường thủy, vận tải hàng không. Cuối kỳ, trên cơ sở dữ liệu mà các chi phí đã được
tập hợp trong kỳ và giá trị nhiên liệu còn lại ở phương tiện đầu kỳ và cuối kỳ để tính
thành công thức:
Chi phí về nhiên liệu tiêu hao = Chi phí nhiên liệu cần ở đầu kỳ + Chi phí nhiên liệu p/s trong kỳ - Chi phí nhiên liệu còn ở cuối kỳ
Z đv = Tổng giá thành Khối lượng vận tải hoàn thành
- Trường hợp nhiên liệu tiêu hao khoán từng xe, từng tàu…cuối kỳ không xác định
trị giá nhiên liệu còn ở phương tiện, giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí vận tải tập
hợp trong kỳ.
c.2. Phương pháp tính giá trị thành định mức
Phương pháp này được áp dụng với các doanh nghiệp đã có đọnh mức kinh tế kỹ thuật tương đối ổn định và hợp lý, chế độ quản lý định mức theo quy định đã được kiện toàn và có nề nếp,trình độ tổ chức và nhiệm vụ chuyên môn kế toán tương đối cao, đặc biệt
là thực hiện tốt chế độ kế toán ban đầu.
- Căn cứ vào định mức KT-KT hiện thành và dự toán chi phí được duyệt để tính
Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh
- Tổ chức hạch toán một cách riêng biệt số chi phí thực tế phù hợp với định mức và số
chênh lệch thoát ly định mức. Tập hợp riêng và thường xuyên phân tích nguyên nhân những khoản chi phí thoát li định mức để có biẹn pháp khắc phục.
- Khi có sự thay đổi định mức, phải kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số
chênh lệch do thoát ly định mức.
Công thức xác định giá thành định mức:
Z t/t của hợp đồng Vận tải = Zđ/m của hợp đồng vận tải + Chênh lệch do thay đổi định mức + chênh lệch do thoát ly định mức
c.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thường được áp dụng với các doanh nghiệp vận tải. Đối tượng tính
giá thànhvận tải theo từng hợp đồng hoặc hàng loạt hợp đồng. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ cung cấp dịch vụ.Khi nào thực hiện dịch vụ hoàn thành từng hợp đồng
hoặc hàng loạt hợp đồng kế toán mới tính giá thành cho từng hợp đồng và hàng loạt
hợp đồng đó. Khi có khách hàng đặt hợp đồng, kế toán phải dựa trên cơ sở hợp đồng để mở bảng tính các giá trị hợp đồng đó. Cuối tháng hoặc kết thũ hợp đồng , kế toán
tính tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp được từ các đội vận tải.
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ
1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.1. Kế toán chi phí bán hàng