Các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim khác:

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 7 pot (Trang 49 - 51)

IV. Đánh giá mức độ suy tim

6. Các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim khác:

a. Các thuốc giống giao cảm: th−ờng đ−ợc dùng để điều trị trong các tr−ờng hợp suy tim nặng mμ các thuốc thông th−ờng không có hiệu quả. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp lμ: lμm tăng thiếu máu cơ tim, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thất, co mạch ngoại biên. Khi điều trị ta cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng huyết động vμ điện tim của bệnh nhân.

• Dopamine:

(a) Liều 1- 3 μg/kg/phút có tác dụng lμm giãn mạch thận vμ mạc treo, thông qua kích thích thụ thể Dopamine, kết quả lμm tăng dòng máu đến thận vμ số l−ợng n−ớc tiểu. (b) Liều 2-5μg/kg/phút lμm tăng sức co bóp

của cơ tim do kích thích thụ thể bêta. (c) Liều cao hơn 5-10 μg/mg/phút thì thuốc

sẽ kích thích thụ thể alpha giao cảm gây co mạch ngoại biên, tăng trở kháng hệ mạch ảnh h−ởng xấu đến cung l−ợng tim.

(d) Dopamine rất có ý nghĩa khi ta dùng cho bệnh nhân suy tim có hạ huyết áp. Một nh−ợc điểm của thuốc lμ hay lμm cho nhịp tim nhanh nhiều.

• Dobutamine:

(a) Chủ yếu kích thích chọn lọc β1-giao cảm, tác dụng trên β2 vμ ∝-giao cảm yếu hơn nhiều. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng huyết động, thông qua việc kích thích trực tiếp tác dụng co cơ tim vμ lμm giãn hệ động mạch phản xạ, từ đó lμm giảm hậu gánh vμ tăng c−ờng cải thiện cung l−ợng tim. Khi dùng thuốc nμy th−ờng huyết áp vμ nhịp tim thay đổi không quá nhiều. Tuy nhiên nhịp tim nhanh vẫn có thể xảy ra khi dùng liều cao. (b) Liều dùng ban đầu, bằng đ−ờng truyền tĩnh mạch hằng định từ 1-2 μg/kg/phút vμ

điều chỉnh cho đến khi đạt đ−ợc hiệu quả huyết động cần thiết.

(c) Những bệnh nhân suy tim nặng, mạn tính, có thể dùng từng đợt Dobutamine trong 2-4 ngμy, để giảm một cách đáng kể các triệu chứng của suy tim. Những bệnh nhân phải dùng Dobutamine kéo dμi, cần theo dõi chặt chẽ vμ không nên v−ợt quá liều 10 μg/kg/phút.

(d) Dobutamine không có vai trò tốt trong điều trị suy tim ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm tr−ơng (ví dụ: bệnh cơ tim phì đại) hoặc ở bệnh nhân suy tim có tăng cung l−ợng.

b. Các thuốc ức chế men Phosphodiesterase: lμm tăng sức co bóp của cơ tim vμ giãn mạch do lμm tăng adenosin mono phosphate vòng (AMPc).

• Hai loại thuốc đã đ−ợc sử dụng trong lâm sμng lμ Amrinone vμ Milrinone. Chúng đ−ợc chỉ định trong những đợt điều trị ngắn ngμy ở bệnh nhân suy tim dai dẳng, khó điều trị. Amrinone có tác dụng cải thiện huyết động nh− Dobutamin, nh−ng lμm giãn mạch mạnh hơn. Vì vậy, hạ huyết áp có thể xảy ra ở những bệnh nhân có dùng thuốc nμy cùng với một thuốc giãn mạch khác.

• Liều l−ợng :

(a) Amrinone tiêm tĩnh mạch 750 μg/kg trong 2 - 3 phút sau đó truyền tĩnh mạch với liều 2,5 - 10,0 μg/kg/phút.

(b) Milrinone: liều ban đầu lμ 50 μg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 10 phút sau đó truyền TM với liều 0,375-0,750 μg/kg/phút.

• Tác dụng phụ của các thuốc ức chế men phosphodiesterse: có thể gây loạn nhịp nhĩ hay thất vμ đôi khi gây tắc mạch.

c. Vesnarinone: lμ một dẫn xuất của Quinoline, thuốc có tác dụng lμm tăng co bóp cơ tim. Khi kết hợp với Digoxin vμ thuốc ức chế men chuyển trong điều trị suy tim, thuốc có thể cải thiện đ−ợc tốt hơn tình trạng suy tim. Liều trung bình lμ

60mg/ngμy, dùng kéo dμi. Tác dụng phụ có thể gặp lμ giảm bạch cầu hạt.

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 7 pot (Trang 49 - 51)