8. Kết cấu của luận án
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được nhìn nhận, xem xét và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu, cụ thể:
Dưới góc độ kinh tế - chính trị học, NNL là tổng hịa các yếu tố thể lực và trí lực tồn tại trong tồn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, ở đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo trong lịch sử của dân tộc được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước [54].
Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, NNL được nhìn nhận như một phương tiện chủ yếu, bảo đảm tốc độ tăng trưởng sản xuất và dịch vụ. Trong lý luận về vốn, NNL được đề cập đến như một loại vốn, một thành tố cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất và kinh doanh [50].
Liên hợp quốc cho rằng: NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước [50]. Như vậy, NNL được xem xét như là một nguồn vốn trong mối quan hệ hữu cơ với các nguồn lực khác.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, NNL được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất đạo đức của người lao động. Nó là tổng thể NNL hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển KT - XH của một quốc gia hay một số địa phương nào đó [79].
Như vậy, có thể hiểu một cách khái qt, NNL chính là nguồn lực lao động của chủ thể là con người, nó cũng là yếu tố cấu thành LLSX, giữ vị trí cơ bản, hàng đầu, là động lực cho sự phát triển bền vững, bởi những khả năng thực tế và tiềm năng to lớn, vơ tận của chính NNL. Vì vậy, NNL được thể hiện qua ba đặc điểm cấu thành, đó là: