Khuyến nghị đối với lãnh đạo Bộ Công an

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân. (Trang 152 - 159)

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua “Vì an

4.3.2. Khuyến nghị đối với lãnh đạo Bộ Công an

(1) Sớm ban hành văn bản kế hoạch hóa NNLN trong lực lượng CAND đến năm 2025, tầm nhìn 2030; hoặc ban hành kế hoạch hóa NNL trong lực lượng CAND đến năm 2025, tầm nhìn 2030, trong đó thực hiện lồng ghép giới, áp dụng

các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của NNLN Cơng an trong từng nội dung chính sách cụ thể về phát triển NNLN trong lực lượng CAND, đảm bảo toàn diện, chiến lược, khoa học, liên thơng từ khâu xác định nhóm vị trí việc làm, ứng với tiêu chuẩn chức danh đến xây dựng ấn định biên chế, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, quy hoạch, luân chuyển, cơ chế chính sách đối với NNLN trong lực lượng CAND.

(2) Xây dựng các bộ sơ sở dữ liệu về quản lý NNLN trong lực lượng CAND: Bộ thông tin dữ liệu đánh giá thực trạng NNLN trong lực lượng CAND toàn diện trên tất cả các nội dung chính sách; bộ tiêu chuẩn khung trình độ, năng lực của NNLN theo từng nhóm vị trí việc làm, ở từng lĩnh vực, cấp Công an; bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao đối với NNLN. Đây là thông tin dữ liệu vô cùng quan trọng, cần xây dựng, cập nhật và xử lý khai thác thường xuyên, làm căn cứ để hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

(3) Tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết, chiến lược, chương trình, kế hoạch của Đảng ủy Cơng an Trung ương, lãnh đạo Bộ Cơng an về bình đẳng giới, phát triển NNLN trong lực lượng CAND; chú trọng thực hiện tốt các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, tạo động lực phát triển đối với NNLN, tạo điều kiện để NNLN có cơ hội và điệu kiện thuận lợi để tiếp cận cơ hội học tập nâng cao trình độ, quy hoạch, luân chuyển, tham gia lãnh đạo chỉ huy và phát triển nghề nghiệp, nâng cao thu nhập, xây dựng gia đình hạnh phúc.

(4) Bố trí có cán bộ chun trách theo dõi, tham mưu công tác quản lý NNLN và hoạch định, thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND đặt tại Cục tổ chức cán bộ và phòng tổ chức cán bộ Công an các đơn vị, địa phương. Không nhất thiết trong lực lượng CAND phải có Ban Bình đẳng giới, gia đình và trẻ em, bởi hiện nay bộ phận thường trực giao Hội phụ nữ tham mưu, không huy động được sự tham gia tính cực, hiệu quả của các thành viên kiêm nhiệm, thực tế hoạt động hình thức, kém hiệu quả. Đồng thời, nên chuyển mơ hình Hội phụ nữ

thành mơ hình Ban Cơng tác phụ nữ xun suốt từ Bộ đến Công an đơn vị, địa phương như trước đây, Ban (phòng) là đơn vị hành chính, tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo đơn vị cùng cấp về công tác phụ nữ trong CAND, như vậy hoạt động sẽ hiệu lực, hiệu quả hơn.

(5) Tiếp tục quan tâm đầu tư công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận về xây dựng lực lượng CAND, nhất là vấn đề quản lý NNL, chính sách phát triển NNL trong lực lượng CAND. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, chuyên gia giỏi về lý luận, am hiểu thực tiễn công tác Công an, quản lý cơng, chính sách cơng. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định, thực thi chính sách; trong đó, phải có trình độ về kiến thức chuyên ngành quản lý hành chính cơng, kiến thức giới, bình đẳng giới; đảm bảo đủ khả năng tham mưu, hoạch định chiến lược và tổ chức thực thi chính sách cán bộ nói chung và chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND nói riêng.

(6) Chỉ đạo cơ quan tham mưu hoạch định, thực thi chính sách (X01) tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND và nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chính sách cụ thể cịn hạn chế, bất cập, chẳng hạn:

- Điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nam và nữ theo Luật lao động năm 2019 và phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác Cơng an. Trong đó, nên quy định tuổi nghỉ hưu đối với nữ: cấp tướng 60 tuổi như hiện hành, cấp đại tá, thượng tá 58 tuổi (hiện là 55), trung tá 57 tuổi (hiện là 53), tránh lãng phí NNLN và q trình đào tạo cán bộ.

- Quy định nới rộng biên độ tuổi hoặc không quy định độ tuổi xét đi đào tạo bồi dưỡng đối với nữ, nếu cán bộ nữ thu xếp được thời gian, cơng việc và điều kiện gia đình thì ưu tiên cử đi học nâng cao trình độ theo yêu cầu vị trí việc làm, kể cả đào tạo lý luận chính trị, điều tra viên, trinh sát viên...; ưu tiên tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia đào tạo, bồi dưỡng các loại hình đào tạo tại Cơng an địa phương.

- Quy định tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm nam và nữ như nhau nhưng điều chỉnh tuổi bổ nhiệm lần đầu đối với nữ, chỉ cần đủ 2/3 thời gian nhiệm kỳ đảm nhiệm chức vụ so với hạn tuổi phục vụ cao nhất; theo đó sẽ điều chỉnh tuổi quy hoạch cho tương ứng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 của luận án đã nghiên cứu quan điểm phát triển NNLN trong lực lượng CAND thông qua các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển NNL, phát triển NNLN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới; đồng thời, chương 4 của luận án cũng đã nghiên cứu và phân tích các định hướng của Đảng ủy Cơng an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

Từ hệ thống các quan điểm, định hướng của Đảng, của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển NNLN trong lực lượng CAND, luận án đã đề xuất 5 giải pháp hồn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, bao gồm: (1) Hồn thiện các chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND gồm các chính sách tuyển dụng, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; tiền lương, phụ cấp và phúc lợi; thi đua, khen thưởng; (2) Nâng cao năng lực của đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (3) Bổ sung, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (4) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hoạch định và thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (5) Nâng cao năng lực nhận thức và sự tham gia và ủng hộ của NNLN trong lực lượng CAND.

Kết quả nghiên cứu chương 4 còn đề xuất một số khuyến nghị với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về triển khai chủ trương và định hướng hồn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

KẾT LUẬN

Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH của đất nước. NNL trong lực lượng CAND có vai trị quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát triển của lực lượng CAND. NNLN trong lực lượng CAND là một bộ phận cấu thành quan trọng, khơng thể thiếu trong NNL CAND. Chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của ngành Công an; quyết định sự phát triển NNLN trong lực lượng CAND cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Thực hiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND là một nhiệm vụ trọng tâm và là nội dung quan trọng góp phần xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND trở thành vấn đề cần thiết và mang tính thời sự. Do đó, đề tài luận án “Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Quá trình nghiên cứu đề tài luận án tiến sỹ Chính sách phát triển nguồn nhân

lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân đã đạt được một số kết quả sau:

1. Luận án đã tổng quan được một số cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách phát triển NNLN, NNLN trong lực lượng CAND từ kết quả nghiên cứu của một

số cơng trình nghiên cứu của các tập thể, cá nhân đã được công bố liên quan đến đề tài luận án.

2. Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung được những lý luận cơ bản NNLN, phát triển NNLN, chính sách phát triển NNLN; NNLN trong lực lượng CAND, phát triển NNLN trong lực lượng CAND và chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND. Luận án cũng đã làm rõ nội dung chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, vai trị và yếu tố tác động đến chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

3. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển NNLN lực lượng cảnh sát ở một số quốc gia, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa liên bang Đức, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippin, Mianma trong những năm gần đây và xu hướng phát triển trong tương lai để rút ra các kết luận mà Việt Nam có thể nghiên cứu, vận dụng cho chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

4. Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là giai đoạn từ khi thành lập kiện tồn, đẩy mạnh hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ CAND (2005) đến nay; đồng thời phân tích làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế của thực trạng chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND trong thời gian qua.

5. Luận án hệ thống hóa các quan điểm của Đảng về phát triển NNL, phát triển NNLN, xây dựng lực lượng CAND Việt Nam và định hướng của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển NNLN trong lực lượng CAND, từ đó đã đề xuất 05 nhóm giải pháp góp phần hồn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND trong giai đoạn tới, đó là: (1) Sửa đổi, bổ sung nội dung các chính sách cụ thể về phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (2) nâng cao năng lực đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (3) bổ sung, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạch định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (4) tăng cường sự phối hợp trong hoạch

định và thực thi chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND; (5) nâng cao nhận thức và sự tham gia, ủng hộ của NNLN trong lực lượng CAND vào quá trình hồn thiện chính sách.

Để hệ thống các giải pháp có tính khả thi và được triển khai trong thực tiễn, luận án đã đưa ra các khuyến nghị với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về công tác triển khai chủ trương và định hướng hồn thiện chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân. (Trang 152 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)