8. Kết cấu của luận án
2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển NNL là thuật ngữ khá phổ biến khi nghiên cứu về NNL, được nhiều tổ chức và cá nhân các nhà khoa học bàn đến.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), phát triển NNL bao hàm phạm vi rộng, là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Khái niệm này mang tính bao quát và nhấn mạnh khía cạnh xã hội của NNL: NNL vừa là yếu tố của sản xuất, của sự tăng trưởng kinh tế, vừa là mục tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế [130].
Các tác giả Trần Văn Cầu và Mai Quốc Chánh cho rằng: Phát triển NNL là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, kỹ năng lao động xã hội và sức sáng tạo của con người. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển NNL là quá trình tăng lên về mặt số lượng NNL và nâng cao về mặt chất lượng NNL, tạo ra cơ cấu NNL ngày càng hợp lý. Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, tác giả cho rằng phát triển NNL là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội và tính năng động xã hội cao [49].
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song khi nói đến phát triển NNL các nghiên cứu thường nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng của NNL là điều chỉnh hợp lý số lượng, cơ cấu NNL và nâng cao chất lượng để có thể đáp ứng
được các địi hỏi trong q trình lao động sản xuất phục vụ cho chính bản thân cá nhân và cho tồn xã hội.
Kế thừa kết quả các nghiên cứu trên, theo NCS: Phát triển NNL là quá trình tạo ra sự tạo ra sự biến đổi số lượng, cơ cấu, chất lượng của NNL nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn lực con người cho hoạt động lao động của cá nhân, tổ chức và sự phát triển của xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực nữ
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, phát triển là sự vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện, đưa đến sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ thay thế cho cái cũ, cái lạc hậu.
Phát triển NNLN là việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong sự phát triển KT - XH, qua đó gia tăng giá trị của NNLN. Phát triển NNLN phải căn cứ vào sự phát triển NNL nói chung và xét đến những đặc thù riêng của nữ giới. Phát triển NNLN phải được xem xét bình đẳng về luật pháp, về tiếp cận giáo dục - đào tạo, y tế chăm sóc sức khỏe, việc làm và thu nhập, chăm sóc gia đình [76].
Phát triển NNLN là sự gia tăng về quy mơ, hợp lý hóa cơ cấu và nâng cao chất lượng NNLN, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển KT - XH và sự phát triển của phụ nữ. Nghĩa là, phát triển NNLN là quá trình tạo ra sự biến đổi phù hợp về số lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng NNLN, hướng tới nâng cao hiệu quả sử dụng NNLN nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH của đất nước. Phát triển NNLN phải căn cứ vào phát triển NNL nói chung, bên cạnh đó có những đặc thù riêng cho phụ nữ. Phát triển NNLN cịn có thể được hiểu là tạo điều kiện về quyền được học hành, được chăm sóc y tế, quyền được có việc làm và thu nhập tương xứng, quyền ra quyết định và sử dụng các nguồn lực trong gia đình, trách nhiệm chăm sóc gia đình. Phát triển NNLN cũng được hiểu theo nghĩa bình đẳng về luật pháp, về cơ hội, bình đẳng trong thù lao và trong tiếng nói. Phát triển NNLN có thể được hiểu là nam giới và phụ nữ đều có vị trí như nhau trong xã hội [91].
Do vậy, trong luận án này, theo NCS: Phát triển NNLN là quá trình tạo ra
nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng NNLN cho hoạt động lao động của cá nhân, tổ chức và sự phát triển của xã hội.
Phát triển NNLN dựa trên tiêu chí sau:
- Thứ nhất, phát triển về số lượng NNLN nhằm đảm bảo đủ NNLN cho các hoạt động của tổ chức trong hiện tại và tương lai. Số lượng NNLN được xác định dựa vào nhu cầu thực tế cơng việc địi hỏi và dự báo quy mô phát triển tổ chức hoặc các yếu tố tác động đến việc tăng hay giảm nhu cầu lao động đột biến.
- Thứ hai, phát triển về cơ cấu NNLN, đảm bảo tính hợp lý của NNLN về
giới tính, độ tuổi, trình độ chun mơn, vùng miền và yêu cầu vị trí việc làm. Cơ cấu NNLN hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng NNLN thông qua hiệu suất sử dụng, giá trị tăng thêm từ việc sử dụng NNLN, hệ số sử dụng thời gian lao động nữ.
- Thứ ba, phát triển về chất lượng NNLN thể hiện ở ba mặt là phát triển thể lực, phát triển trí lực và phát triển nhân cách, kỷ luật của người lao động nữ. Trong đó, phát triển thể lực của người lao động nữ là gia tăng chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp và thần kinh. Ngồi yếu tố giống nịi thì thu nhập và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng, những yếu tố này chỉ được cải thiện khi KT - XH phát triển; phát triển trí lực NNLN là phát triển năng lực trí tuệ của người lao động nữ, là quá trình nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kĩ thuật, kĩ năng, kỹ xảo, sức sáng tạo của người lao động nữ. Trong nhiều nhân tố ảnh hưởng đến trí lực thì giáo dục, đào tạo và khoa học cơng nghệ là nhân tố quyết định; phát triển nhân cách, kỷ luật của NNLN là phát triển những phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, quan điểm sống tích cực, lối sống lành mạnh, bản lĩnh hội nhập, năng động sáng tạo, tính tích cực, tác phong cơng nghiệp, tinh thần trách nhiệm của cơng dân. Đó là q trình nâng cao nhận thức các giá trị của cuộc sống, là q trình phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.
Phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Tổ chức của lực lượng CAND được bố trí theo nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất, chuyên sâu theo từng lĩnh vực công tác của lực lượng vũ trang, kết
hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ và bố trí theo cấp hành chính. NNLN là bộ phận khơng thể thiếu trong cơ cấu NNL CAND; được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện và bố trí cơng tác theo u cầu cơng tác, gắn với vị trí việc làm và phù hợp với đặc thù NNLN trong lực lượng CAND [106].
Phát triển NNLN trong lực lượng CAND hướng tới tăng cường sức mạnh, đảm bảo tính ổn định, bền vững về số lượng, cơ cấu và chất lượng NNLN nhằm phát huy vai trị của NNLN đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH. Vì vậy, theo NCS, phát triển NNLN trong lực lượng CAND là quá trình tạo ra sự biến đổi gia tăng về số lượng, hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng, hướng tới nâng cao giá trị sử dụng NNLN trong lực lượng CAND nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH.
Phát triển NNLN trong lực lượng CAND xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, mơ hình tổ chức và u cầu bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH của đất nước; đảm bảo phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công tác, chiến đấu của từng lượng lượng, cấp công an; đồng thời, còn phải thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới nhằm tạo điều kiện để NNLN khắc phục khó khăn do đặc thù giới, phát huy tối đa khả năng công tác, chiến đấu và thực hiện tốt thiên chức của người phụ nữ.
Phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng CAND dựa trên tiêu chí sau: Thứ nhất, tiêu chí phát triển về số lượng, đảm bảo số lượng NNLN trong lực
lượng CAND hợp lý, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng NNLN của Ngành theo yêu cầu vị trí việc làm, gắn tổ chức, bộ máy và cơ cấu NNL trong từng lực lượng, cấp Cơng an.
Thứ hai, tiêu chí phát triển về cơ cấu NNLN trong lực lượng CAND nhằm
đảm bảo bố trí đủ, hợp lý số lượng NNLN theo độ tuổi, thành phần dân tộc, trình độ chun mơn nghiệp vụ, gắn với yêu cầu sử dụng NNLN trong từng giai đoạn, từng lực lượng và cấp Công an, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH.
Thứ ba, tiêu chí phát triển về chất lượng gồm: Đảm bảo NNLN trong lực
cân nặng, sức khỏe thể lực, điều lệnh, quân sự, võ thuật, bắn súng...; đảm bảo về trí lực, đảm bảo NNLN trong lực lượng CAND có trình độ giáo dục, đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng, sự sáng tạo, nhạy bén trong công tác và chiến đấu; đảm bảo phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người Công an cách mạng và phong cách làm việc tiến bộ theo yêu cầu cơng tác Cơng an trong tình hình mới, biểu hiện ở thái độ dám nghĩ, dám làm, hăng say học tập, không ngừng nâng cao kiến thức, hiểu biết, nỗ lực nghiên cứu KH & CN, phấn đấu vươn lên; có khả năng độc lập ứng xử trong mọi hoạt động nghề nghiệp phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong thời kỳ mới; bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, tôn trọng nhân nghĩa đạo lý, coi trọng chữ tín, đạo đức nghề nghiệp. Tất cả những phẩm chất đó thuộc phạm trù đạo đức của con người “vừa hồng, vừa chuyên” trong lực lượng CAND.