8. Kết cấu của luận án
4.1.3. Định hướng của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
về phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân
Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an tuy chưa ban hành văn bản thể hiện đầy đủ, toàn diện quan điểm chỉ đạo, phương hướng, nội dung về chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, tuy nhiên có đề cập nội
dung từng chính sách cụ thể trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương các nhiệm kỳ; nghị quyết, đề án, kế hoạch về công tác cán bộ; Chương trình hành động về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Chương trình bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ mỗi giai đoạn.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra phương hướng là xây dựng lực lượng CAND, trong đó có NNLN, đạt cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025; mục tiêu là củng cố, phát huy hiệu quả mơ hình tổ chức bộ máy CAND, đảm bảo hợp lý giữa số lượng và chất lượng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, ý thức kỷ luật nghiêm minh, vững về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ; nhiệm vụ trọng tâm có ý
nghĩa đột phá là đảm bảo số lượng NNL hợp lý, đồng thời tập trung xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ CAND, trước hết là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ Cơng an cơ sở [73].
Chương trình bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 trong CAND đã đề 3 quan điểm chỉ đạo; mục tiêu tổng quát và 5 mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện bình đẳng giới nói chung, phát triển NNLN lực lượng CAND nói riêng:
Quan điểm chỉ đạo
Thứ nhất, cơng tác bình đẳng giới là một trong những nội dung quan trọng
trong công tác xây dựng lực lượng CAND, là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững về nhân tố con người, nhằm xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANTT.
Thứ hai, nâng cao năng lực cho phụ nữ là biện pháp cần thiết, trước mắt để
thúc đẩy bình đẳng giới trong CAND, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đề Phụ nữ Công an khắc phục khó khăn, hạn chế do đặc thù giới, phát huy tối đa khả năng trong các lĩnh vực công tác công an và đời sống xã hội.
Thứ ba, Chương trình bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành trong Chiến
tồn lực lượng, trong đó vai trị hạt nhân lãnh đạo là cấp ủy đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng, vai trò tham mưu của cơ quan chức năng, vai trò chủ thể là mỗi cán bộ, chiến sỹ trong CAND.
Mục tiêu tổng quát là: tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ
hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực công tác cơng an, trong giáo dục, đào tạo, trong gia đình và xã hội, nhằm phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ ANTT; với 5 mục tiêu cụ thể:
Một là, trong lĩnh vực công tác tổ chức, cán bộ và phát triển đảng viên đạt
tỷ lệ cán bộ nữ là 15%, bố trí ở tất cả các lĩnh vực cơng tác cơng an; 100% cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên nhất thiết có lãnh đạo chủ trốt là nữ; tỷ lệ nữ là lãnh đạo, chỉ huy phấn đấu đạt 12% trở lên, trong đó cấp phịng là 20% trở lên; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đạt 13%; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới trong các văn bản quy định về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên.
Hai là, trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tỷ lệ cán bộ nữ có trình độ cao
đẳng, đại học đạt 80% trong tổng số cán bộ nữ; tỷ lệ thạc sỹ đạt 20% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030 trong tổng số cán bộ có trình độ thạc sỹ; đảm bảo ngun tắc bình đẳng giới trong các văn bản quy định về công tác giáo dục, đào tạo.
Ba là, trong lĩnh vực đời sống gia đình và phịng ngừa, ứng phó với bao lực trên cơ sở giới, 100% cán bộ, chiến sỹ và thân nhân bị bao lực gia đình, bạo
lực trên cơ sở giới được phát hiện và được hỗ trợ, giúp đỡ;...
Bốn là, trong lĩnh vực y tế, 75% bệnh viên, bệnh xá Công an tỉnh, thành
phố được cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trong danh mục chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; 100% phụ nữ Công an được hưởng các chế độ về khám, chữa bệnh; được cung cấp thông tin và giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Năm là, trong lĩnh vực truyền thông, 100% cán bộ, chiến sỹ được truyền
Công an đơn vị địa phương và tổ chức đoàn thể trong CAND được phổ biến, cập nhật thơng tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới [12]. Như vậy, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã thể hiện quan điểm, định hướng và quyết tâm chính trị trong thực hiện mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới; trong đó có thực hiện các chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND, coi đó là nhiệm vụ chính trị của Ngành và phải gắn với tổng thể chiến lược, kế hoạch phát triển NNL của tồn lực lượng; trong đó, phải qn triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về bình đẳng giới và phát triển NNLN trong lực lượng CAND; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước ban hành những chủ trương, chế độ, chính sách phát triển NNLN trong lực lượng CAND phù hợp với đặc thù, điều kiện công tác, chiến đấu của lực lượng CAND; áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nhằm hồn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển NNLN, đảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu NNLN, tạo mọi điều kiện cho NNLN khắc phục khó khăn, hạn chế về giới, góp phần cùng tồn lực lượng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Công an, đồng thời làm tốt thiên chức của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội.