Chương 1 .T ỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Tổng quan nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
1.2.2. Tình hình sử dụng đất lâmnghiệp ở Việt Nam
Đánh giá tiềm năng đất đai trong Lâm nghiệp mới được nghiên cứu những năm gần đây. Từ năm 1991 đến 1995 đề tài cấp nhà nước: “Đánh giá tiềm năng sản xuất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” của ĐỗĐình Sâm và cộng sự đã phân chia thành 4 nhóm đất khác nhau vì những đặc trưng rất khác biệt giữa các nhóm đất; cụ thể là nhóm đất vùng đồi núi, nhóm đất cát ven biển và nhóm đất ngập mặn sú vẹt, nhóm đất chua phèn. Các tác giảđã xác
định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cho từng nhóm đất và xây dựng được bản đồ tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp cho 7 vùng kinh tế Lâm nghiệp trong cả nước tỷ lệ 1: 250.000. Kết quả trên ở mức độ vĩ mô có tính chất định hướng. Còn các tác giả khác nữa như Hoàng Xuân Tý (1997), Ngô Đình Quế
(1985), Nguyễn Xuân Quát (1986).
Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa được nghiên cứu ở Việt Nam từ
những năm cuối của thập niên 60 của thế kỷ trước. Những người đầu tiên giới thiệu, hướng dẫn, xây dựng phương pháp hoặc quy trình lập địa là những chuyên gia người Đức: Lehmann, Thomasius, Loschau và Schwanecker, Đặc biệt Schwanecker đã cùng Viện Điều tra quy hoạch rừng xây dựng được hai công trình có ý nghĩa đó là “Quy trình điều tra lập địa cấp I” và “Phân vùng sinh trưởng ở nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa” (1974). Tuy nhiên, việc vận dụng quy trình trên còn nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ mô tả điều kiện lập
Gần đây, Trectop (1978, 1985) và ĐỗĐình Sâm (1990) có đưa ra các bảng phân loại mới để áp dụng cho Việt Nam, có một số khác so với bảng phân loại lập địa ban đầu của trường phái Liên Xô (cũ), Trong đó, Đỗ Đình Sâm (1990) có đề nghị xác định mức độ thoát nước và mức độ khô hạn, mùa khô là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để phân chia lập địa rừng ở Việt Nam, Mức
độ khô hạn được chia làm 3 cấp: Rất khô, khô, ẩm và ẩm thường xuyên dựa trên chếđộ nhiệt ẩm, đai cao so với mặt biển, đặc điểm đất, địa hình.
Từ năm 1991 đến 1995 đề tài cấp nhà nước: “Đánh giá tiềm năng sản xuất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” của Đỗ Đình Sâm và cộng sựđã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa. Tác giảđề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa: Nhóm yếu tố thổ nhưỡng, nhóm yếu tốđịa hình, nhóm yếu tố chế độ thoát nước và ngập nước.