Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâmnghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 94)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.1. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâmnghiệp

Từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 diện tích đất trồng rừng có xu hướng giảm để chuyển sang các mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc sử dụng đất như thế nào đểđem lại hiệu quả cao là một vấn đề hiện nay được các cấp các ngành và người dân đặc biệt quan tâm. Để

nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp cho huyện Yên Sơn, trong phạm vi của

đề tài chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho huyện như sau:

3.4.1.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức:

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến với phương thức, nội dung phù hợp về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển lâm nghiệp bền vững, trọng tâm là Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản có liên quan của Trung ương, của tỉnh để nâng cao

hơn nữa nhận thức về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế, xã hội và trách nhiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, chủ rừng, hộ gia

đình và toàn thể Nhân dân, tạo sựđồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển lâm nghiệp bền vững.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với bảo tồn

đa dạng sinh học, an ninh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững của tỉnh.

3.4.1.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Điều tra, phân tích, xác định rõ và cụ thể lập địa để chọn cây trồng phù hợp theo mục tiêu sản phẩm đề ra. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho việc trồng rừng được bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Bám sát quy hoạch vùng trồng rừng và lựa chọn lập địa trước khi trồng để định hướng KSDĐ trồng rừng.

- Có kế hoạch thay thế các diện tích rừng trồng có năng suất thấp, lập kế

hoạch chi tiết đưa đất chưa sử dụng phù hợp với cây trồng cụ thể vào trồng rừng. Tập trung phát triển rừng sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu giống cây và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đáp ứng tiêu chuẩn rừng gỗ lớn, kết hợp trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch và phát triển khu chế biến, chế suất lâm sản gắn với rà soát và xây dựng vùng nguyên liệu công nghiệp tập trung.

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là khâu bảo tồn, nhân giống các loại cây quý hiếm (Nghiến, Lim...) và tạo giống tốt đối với các loại cây con chủ lực để

- Phát triển kỹ thuật canh tác theo các mô hình khoa học trên đất dốc. Trong trồng rừng thâm canh, cần chú ý các biện pháp làm đất cơ giới ở những nơi dốc thoải, chú trọng bón phân, các biện pháp tỉa thưa và nuôi dưỡng.

- Đẩy mạnh công tác khuyến lâm giúp nông dân nắm vững các kỹ thuật sản xuất như thâm canh, trồng rừng theo đường đồng mức … để sử dụng đất hiệu quả

hơn, kỹ thuật chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh cũng cần được quan tâm.

3.4.1.3. Giải pháp về cơ chế chính sách trong lâm nghiệp

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn: Hỗ trợ chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, hỗ trợ

cây giống lâm nghiệp để trồng rừng, làm giàu rừng tự nhiên sản xuất bằng các loài cây: Keo lai được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, cây keo tai tượng được gieo ươm từ hạt giống nhập ngoại, cây Dổi ăn hạt, cây Sấu, cây Trám trắng,…; hỗ trợ phát triển cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn, trồng mới các loại cây đặc sản, cây dược liệu có giá trị; xem xét hỗ trợ lãi suất vay các tổ chức tín dụng trung hạn, dài hạn đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất,...

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và lâm sản trong lâm nghiệp theo mục tiêu, định hướng của Chính phủ

và của tỉnh; các chính sách ưu đãi, hỗ trợđầu tư theo Nghịđịnh số 57/2018/NĐ- CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản sử dụng đất lâu dài và ổn định, phát triển trồng rừng quản lý rừng bền vững, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh cấp chứng chỉ

rừng để quản lý nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu, làm cơ sở nâng cao cạnh tranh xuất khẩu quốc tế, duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 60%.

- Xác định ranh giới và công khai diện tích đất rừng phòng hộ và đất rừng

đặc dụng để bảo vệ nghiêm ngặt nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái trước tác động tiêu cực ngày càng có xu hướng tăng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch, gắn với bảo vệ rừng được cung ứng từ hệ sinh thái rừng như: du lịch trải nghiệm, khám phá hệ sinh thái rừng, du lịch homestay... gắn với quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên hiện có.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cây giống chất lượng cao để trồng rừng gỗ lớn; bổ sung chính sách hỗ trợ lãi suất để khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp; chính sách hỗ trợ chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn từng bước hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn phục vụ cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu, qua đó tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đểđáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất của nhân dân, cũng như nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng khó khăn. Đảm bảo đủ đất ở, đất sản xuất nông, lâm nghiệp, chú trọng phát triển lâm nghiệp để người dân có thu nhập từ trồng rừng sản xuất.

3.4.1.4. Giải pháp về vốn đầu tư

- Tiếp tục duy trì và cân đối nguồn thu ngân sách từ đất đai để hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

- Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và tranh thủ các nguồn vốn hợp pháp từ các chương trình, dự án của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủđểđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Giao thông, thủy lợi, trường học, y tế ... cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; kêu gọi, thu hút vốn

đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện các dự án theo quy hoạch được duyệt.

Bên cạnh đó, huyện cũng cần quan tâm tới nguồn vốn để xây dựng cơ sở

hạ tầng phục vụ trồng rừng và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện, cụ thể: Xây dựng hệ thống vườn ươm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng, xây dựng hệ thống

đường lâm nghiệp đến nơi trồng rừng, hệ thống cảnh báo cháy rừng, các chốt bảo vệ rừng, điểm thu mua tiêu thụ lâm sản cho người trồng rừng,....

3.4.1.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

Huyện Yên Sơn có nguồn nhân lực khá dồi dào, với những kinh nghiệm và truyền thống sản xuất nhưng cũng cần được bổ sung thêm các kiến thức mới về khoa học kỹ thuật.

Nâng cao trình độ hiểu biết khoa học - kỹ thuật và sự nhạy bén về thị

trường cho người dân trong những năm tới là rất cần thiết để tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đạo tạo ngắn hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở. Lồng ghép các chương trình, dự án, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề và thăm quan mô hình sản xuất tiên tiến, điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng, vùng miền núi khu vực khó khăn.

3.4.1.6. Giải pháp về áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ:

- Thực hiện tuyển chọn giống năng suất, chất lượng cao, đồng thời quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang, thiết bị kỹ thuật để phát huy năng lực làm chủ công nghệ nuôi cấy mô; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ cây giống chất lượng cao để trồng rừng, đưa giống Keo lai sản xuất bằng

phương pháp nuôi cấy mô vào trồng rừng đại trà rừng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

- Có chính sách thu hút, nhận chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế, để mở rộng trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống khuyến nông gắn với xây dựng một số mô hình trồng rừng thâm canh; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, khai thác và chế biến lâm sản; hỗ trợ tập huấn về xây dựng và áp dụng chứng chỉ rừng,... cho doanh nghiệp chế biến và người dân.

- Ứng dụng khoa học công nghệđể phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến lâm sản theo hướng hiện đại, thông minh, hiệu quả, an toàn và bền vững.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn, tạo, cải thiện chất lượng giống cây trồng rừng; củng cố hệ thống vườn ươm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống nhằm chủđộng đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng trong tỉnh; nghiên cứu xác định bộ giống cây trồng đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ

nhưỡng của địa phương để sử dụng trồng rừng ổn định, lâu dài, có năng suất, chất lượng cao; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

3.4.1.7. Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng:

- Tiếp tục rà soát, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, xâm canh đất rừng trái pháp luật và các tồn đọng trong giao đất, giao rừng; chỉđạo xử lý kịp thời các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng, mua bán vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái pháp luật, chống người thi hành công vụ.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; hạn chế tối đa những thiệt hại do cháy rừng gây nên. Đầu tư trang thiết bị hiện đại đểứng dụng công

nghệ cao trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp...

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên

địa bàn tỉnh theo Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn

đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án phát triển lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2035 tỉnh Tuyên Quang được phê duyệt.

a) Đối với rừng đặc dụng:

- Bảo vệ và quản lý chặt chẽ diện tích rừng hiện có theo các phương án quản lý rừng bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy tối đa dịch vụ môi trường rừng như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng và các dịch vụ mới khác để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

- Kết hợp hài hoà giữa bảo vệ nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, phát huy giá trị cảnh quan và tài nguyên rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, du lịch…

- Các chủ rừng (Ban quản lý dự án rừng đặc dụng) thực hiện quản lý, sử dụng rừng theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thầm quyền phê duyệt.

b) Đối với rừng phòng hộ:

- Tổ chức quản lý, bảo vệ 13.645,92 rừng hiện có theo quy chế quản lý rừng phòng hộ; bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ 8.993,03 ha rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ quy trình khai thác đối với diện tích 4.652,89 ha rừng phòng hộ là rừng trồng; trồng rừng mới trên diện tích đất rừng phòng hộ chưa có rừng tại các vị trí phòng hộ xung yếu.

- Thực hiện khoán bảo vệ rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cộng đồng tại

địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng quy định, phù hợp đặc thù thực tiễn ngành lâm nghiệp và điều kiện thực tế của địa phương.

- Các chủ rừng thực hiện quản lý, khai thác và sử dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt.

c) Đối với rừng sản xuất:

- Xây dựng mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng theo hướng tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị lâm sản thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm: xác định cơ cấu cây trồng, loài cây trồng phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu, có giá trị kinh tế

cao, phù hợp mục đích kinh doanh và công nghệ khai thác, chế biến; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật từ việc sử dụng giống chất lượng cao, trồng rừng thâm canh, cơ giới hóa và công nghệ cao trong các khâu sản xuất; mở rộng diện tích trồng rừng bằng giống chất lượng cao, đặc biệt các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững; phát triển các mô hình kinh tế lâm nghiệp tổng hợp, mô hình kinh tế dưới tán rừng (trồng dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển du lịch...) để gia tăng giá trị kinh tế ngoài sản phẩm gỗ, tăng thu nhập trên

đơn vị diện tích canh tác đất lâm nghiệp.

- Phát huy tối đa dịch vụ môi trường rừng như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ

các-bon của rừng và các dịch vụ mới khác để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ

và phát triển rừng.

- Hạn chế khai thác sử dụng gỗ non từ rừng trồng ít tuổi, đang sinh trưởng mạnh. Tăng cường trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến có giá trị kinh tế cao bằng các loài cây như: Keo hạt ngoại, Keo mô, Bạch đàn mô,…

- Các chủ rừng được quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)