3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hướng tích cực, tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng… đều có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Là một huyện miền núi, nên kinh tế huyện đặt trọng tâm phát triển vào nông - lâm nghiệp, đồng thời cũng từng bước hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đô thị cho những năm kế tiếp.
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
T T Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 Thực hiện năm 2018 Thực hiện năm 2019 Thực hiện năm 2020 1 Giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm % 9,40 6,94 9,06 11,14 10,95 2 Cơ cấu kinh tế Công nghiệp - xây dựng % 33,78 32,63 33,04 34,34 32,64 Các ngành dịch vụ % 31,12 34,10 34,33 34,63 34,94 Nông lâm nghiệp, thủy sản % 35,10 33,21 32,63 31,03 32,43 3 Giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản
Tỷ
đồng 1.556,0 1.621,0 1.678,0 1.787,7 1.792,4 Giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản tăng bình quân hằng năm
% 2.07 3.80 3.90 6.52 4.96
4 Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
Tỷ
đồng 1.138,1 1.164,6 1.208,6 2.206,6 1.803,6 Giá trị sản xuất công nghiệp
tăng bình quân năm % 17.4 2.3 3.8 82.6 4 Thu nhập bình quân đầu người Tr.đồng
T T Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 Thực hiện năm 2018 Thực hiện năm 2019 Thực hiện năm 2020
5 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỷ đồng 54.9 55.8 62.4 81.6 66.0 6 Tổng sản lượng lương thực Tấn 73.307 74.843 74.434 74.888 65.290 7 Trồng rừng tổng số Ha 3.021,0 3.654,1 3.317,8 3.416,8 3.080,0 Tỷ lệ che phủ rừng % 61.0 61.0 61.0 61.0 61.0 8 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới xã 3 5 6 8 11 Tỷ lệ % 10,00 16,67 20,00 26,60 39,29 9 Tạo việc làm cho lao động Lao
động 4.136 4.350 6.571 6.440 3.735
10 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 48.0 51.7 54.0 57.0 61.5
11 Trong đó qua đào tạo nghề % 29.0 31.0 33.0 35.0 38.8
(Nguồn: Báo cáo chính trịĐại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Sơn nhiệm kỳ 2020 - 2025)
Qua bảng cho thấy:
- Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm tăng nhưng không đều, giao
ở khoảng trên 9,5%/năm;
- Về cơ cấu các ngành kinh tế: Đối với nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp có sự tăng theo các năm, từ 34,10% đến 34,44%; Nhóm ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp biến động tăng giảm theo các năm trong khoảng từ 32,63% đến 34,34%, Xây dựng tăng từ 24% lên 24,83%; Đối với nhóm ngành Thương mại, Du lịch, Dịch vụ giảm từ 33,21% xuống 32,43%.
- GDP bình quân đầu người còn thấp và tăng dần qua các năm từ 27 triệu
3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực
Kinh tế - xã hội huyện Yên Sơn liên tục phát triển và ổn định từng bước hoà nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân
được cải thiện đáng kể, một bộ phận được giàu lên, dân trí được mở mang. a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Triển khai phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; chú trọng nâng cao chất lượng các vùng sản xuất chuyên canh hiện có (vùng chè, vùng cây ăn quả có múi...); Nhân rộng các mô hình chăn nuôi trâu, bò vỗ béo tại các xã theo hướng liên kết từ khâu chăm sóc đến tiêu thụ sản phẩm với Hợp tác xã Nông nghiệp cao gắn với thực hiện Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND, Nghị
quyết số 12/2014/NQ-HĐND về phát triển nông nghiệp hàng hóa và Nghị
quyết 05/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế
hợp tác xã; chỉ đạo xây dựng quy chế quản lý và tổ chức quản lý chặt chẽ
trâu, bò sinh sản từ các chương trình hỗ trợ xây dựng nông thôn mới... - Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn; trong năm đã xử lý triệt để 17 ổ Dịch tả lợn Châu Phi tại địa bàn 08 xã (tổng số lợn mắc bệnh tiêu hủy 256 con tương đương 10.997kg), góp phần giảm thiểu thiệt hại cho các hộ chăn nuôi và duy trì phát triển số lượng, chất lượng đàn lợn trên địa bàn. Chăn nuôi thủy sản tiếp tục phát triển, nhất là chăn nuôi cá lồng trên sông, trên hồ thủy lợi; trong năm đã phát triển thêm 30 lồng cá đặc sản, nâng tổng số lồng cá đặc sản trên địa bàn huyện lên 216 lồng.
- Công tác phát triển khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng và rừng sản xuất trên địa bàn huyện luôn được quan tâm, năm 2020 toàn huyện trồng được 3.080ha, tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt trên 61%. Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao
theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân tỉnh. Chỉđạo xử lý nghiêm, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.
- Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quan tâm chỉđạo thực hiện, kịp thời triển khai lực lượng, hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại, bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất sau mưa bão; hoàn thành kế hoạch thu quỹ phòng chống thiên tai đợt 1 năm 2020, với tổng số tiền đã thu - nộp là 859.706.000 đồng. Hoàn thành di chuyển 10/10 hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, đạt 100%.
- Xây dựng nông thôn mới thu được kết quả tích cực, huyện đã huy động, tập trung nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới nâng cao; lũy kếđến nay toàn huyện có 11/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 39,3% và hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 02/11 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, đạt 18,2%: xã Thái Bình và xã Mỹ Bằng (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2016-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang). b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm sản, may mặc, giày da, thủy điện... Thực hiện quy hoạch mở
rộng cụm công nghiệp tại xã Thắng Quân, xã Lang Quán; chủ động xúc tiến
đầu tư, mời gọi để triển khai một số dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện như: Nhà máy sản xuất rượu tại xã Xuân Vân, nhà máy may xuất khẩu tại xã Trung Môn..., góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện năm 2020, đạt 1.220,7 tỷđộng.
Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm huyện lỵ, trung tâm các cụm xã trên địa bàn; hoàn thành đầu tư một số trục đường khu trung tâm huyện, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn; công tác chỉnh trang đô thịđược quan tâm chỉđạo thực hiện. Hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm huyện lỵ Yên Sơn và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt tiêu chí
đô thị loại V. Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng 228,6 km các tuyến đường giao thông theo phân cấp quản lý, đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ
việc giao thương hàng hoá và đi lại của nhân dân; thực hiện công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, trong năm đã tổ chức tuyên truyền, vận
động nhân dân ven các trục Quốc lộ 2, các tuyến đường huyện, đường tỉnh
để giải tỏa cơ bản cây cối, công trình trong hành lang đường bộ, góp phần giảm thiểu tai nại giao thông trên địa bàn.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Mạng lưới thương mại - dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển từ huyện xuống cơ sở, có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, sản phẩm có chất lượng, những mặt hàng trợ giá của Nhà nước cho đồng bào vùng sâu vùng xa được đảm bảo. Toàn huyện hiện có trên 1.000 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, các mặt hàng trên thị trường tương đối phong phú, đa dạng, đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, thu hút nhiều lao động, việc làm. Nhiều dự án dịch vụđược triển khai: Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; trung tâm thương mại kinh doanh tổng hợp tại các xã Trung Môn, Xuân Vân và khu cửa hàng kinh doanh tổng hợp Phúc Ninh;
“Điểm bán hàng Việt” tại xã Tứ Quận, Trung Môn; tổ chức hội chợ nông nghiệp tại xã Thắng Quân và tổ chức hội chợ thương mại tại các xã Phúc Ninh, Trung Sơn, Xuân Vân. Các ngành dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, thương mại, vận tải, điện lực... tăng trưởng mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.
3.1.3.3. Thực trạng dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số: Năm 2020, dân số toàn huyện có 154.688 người, trong đó: dân số nam là 75.859 người, dân số nữ: 78.829 người; với 44.503 hộ, mật độ dân số trung bình 145 người/km2.
- Lao động, việc làm và thu nhập: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 61,5% đạt 100% kế hoạch (trong đó qua đào tạo nghề 38,8%, đạt 100% kế hoạch).
Huyện có lực lượng lao động dồi dào, trình độ lao động được đào tạo ngày một tăng, giai đoạn 2016-2020 giải quyết việc làm mới cho 25.232/20.000 lao động.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng, năm sau cao hơn năm trước, năm 2020 đạt 37 triệu đồng/người/năm. Số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm dần. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 từ 26,24% đến cuối năm 2020 giảm xuống còn 6,20%, giảm bình quân trên 4%/năm (Nguồn: Báo cáo Chính trịĐại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Sơn nhiệm kỳ 2020 – 2025).
3.1.3.4. Thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn
a. Thực trạng phát triển đô thị
Hiện nay, huyện chưa có thị trấn. Trung tâm huyện nằm trên địa bàn xã Thắng Quân và 02 thôn của xã Lang Quán, 03 thôn của xã Tứ Quận, đã được quy hoạch, xây dựng để trở thành một trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục và đào tạo của huyện Yên Sơn.
Trong thời gian tới, huyện Yên Sơn sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi xã hội để xây dựng thị trấn Yên Sơn xứng tầm vị thế và ảnh hưởng của trung tâm huyện lỵ, đồng thời cũng tạo cho huyện Yên Sơn có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, nâng cao hơn nữa
b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn.
Đến nay có 11 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Nhữ Hán, Trung Môn, Phúc Ninh, Kim Quan, Thái Bình, Thắng Quân, Tứ Quận, Tiến Bộ, Kim Phú).
Ngoài khu quy hoạch trung tâm huyện lỵ và một sốđiểm quy hoạch chi tiết mới theo hướng phát triển đô thị, thì trên địa bàn huyện các khu dân cư
vẫn mang tính cổ truyền xưa, dân cư sống tập trung thành các thôn bản có đời sống sinh hoạt cộng đồng đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc và đời sống sinh hoạt. Mô hình nhà ở của các khu dân cư nông thôn vẫn là nhà ở chính, khu chăn nuôi riêng và có vườn cây xanh quanh nhà phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.
3.1.3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Sơn trong những năm qua có sự thay đổi
đáng kể, hệ thống giao, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm … được mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới khang trang. Cụ thể như sau:
a. Giao thông
Giao thông vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, công tác duy tu, sửa chữa đường được quản lý, sửa chữa thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông trao đổi hàng hóa giữa các xã trong huyện, qua đó đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện hiện có:
+ Hệ thống quốc lộ: có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn huyện Yên Sơn, gồm: QL2, QL2C,QL2D,QL37 với tổng chiều dài 143,04 km,
+ Hệ thống đường tỉnh gồm: Đường tỉnh ĐT 185; ĐT 186; ĐT 188, quy mô đường cấp VI miền núi, mặt đường bê tông xi măng, dải nhựa đảm bảo điều kiện đi lại của nhân dân được thuận lợi.
+ Hệ thống đường huyện: gồm có 27 tuyến với tổng chiều dài 239,53 km. + Hệ thống đường đô thị: gồm có 3 tuyến, tổng chiều dài 38,2km.
+ Thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng 245,1 km các tuyến đường theo phân cấp quản lý, đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ tốt nhu cầu giao thương hàng hoá và đi lại của nhân dân; trên địa huyện có 387/387 thôn có
đường ô tô đến trung tâm, đạt 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác phát triển giao thông giai đoạn 2016-2020).
- Hệ thống giao thông đường thuỷ
Hệ thống giao thông đường thuỷ trên địa bàn huyện gồm 2 tuyến chính gồm tuyến Sông Gâm và tuyến sông Lô. Nhìn chung, giao thông đường bộđã có tác động tích cực đến sản xuất, đời sống, giao lưu hàng hoá và lan tỏa văn minh đô thị vào khu vực nông thôn. Trong tương lai, ngoài việc tiếp tục duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường đã có, cũng cần phải đầu tư mạnh mẽ
nâng cấp, mở rộng, làm mới các tuyến đường trọng yếu để giao thông đường bộ thực sự là huyết mạch của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
b. Thuỷ lợi
Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn là sông Lô, sông Gâm và sông Phó
Đáy cùng với hệ thống suối nhỏ tạo nên hệ thống sông suối cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho toàn địa bàn huyện Yên Sơn và một số vùng phụ cận. Trên
địa bàn huyện hiện có 658 công trình thuỷ lợi, bao gồm, đập xây, hồ chứa, trạm bơm, phai tạm ... (Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Sơn giai đoạn 2021-2030, 2020).
c. Hệ thống điện
Những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn về vốn nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của huyện, phong trào điện khí hoá nông thôn đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đến nay các xã trên địa bàn huyện được sử dụng lưới điện Quốc gia, phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng
d. Giáo dục - đào tạo
Triển khai thực hiện tốt kế hoạch sắp xếp mạng lưới trường lớp học, tổ
chức sắp xếp lại quy mô trường, lớp học phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật; thực hiện dồn ghép 06 điểm trường (mầm non 02 điểm, tiểu học 04 điểm), thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Trung Minh; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đảm bảo khách quan, công khai dân chủ. Toàn huyện có 36 trường học đạt chuẩn (11/29 trường mầm non, 11/29 trường tiểu học và 14/29 trường THCS); tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu