Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất:

Kết quả phân loại, lập bản đồ thổ nhưỡng theo tỷ lệ 1/25.000 năm 2012, phân loại đất định lượng đã xác định được 5 nhóm đất chính bao gồm: 1) Nhóm

đất phù sa - Fluvisols (FL); 2) Nhóm đất glây - Gleysols (GL); 3). Nhóm đất

đen - Luvisols (LV); 4) Nhóm đất xám - Acrisols (AC); 5) Nhóm đất dốc tụ - Regosols (RG), cụ thể như sau:

(1) Nhóm đất phù sa: Diện tích có 977 ha, chiếm 1,13% diện tích tự nhiên huyện Yên Sơn. Đất phân bố ở một số xã trong huyện; nhiều nhất ở các xã: Trung Môn (235 ha), Tân Long (147 ha), Thắng Quận (97 ha), …

(2) Nhóm đất glây: Toàn huyện có 39 ha, chiếm 0,06% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này chỉ có một loại đất glây trung tính ít chua, điển hình.

(3) Nhóm đất đen: Diện tích có 1.224 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên. (4) Nhóm đất xám: Toàn huyện có 97.587 ha, chiếm 86,18% diện tích tự

nhiên, phân bốở tất cả các xã trong huyện. Nhóm đất xám có 5 đơn vịđất với 8 đơn vịđất phụ, cụ thể:

- Đất xám feralít, nhiều sỏi sạn: Toàn huyện có 78.212 ha, chiếm 69,07% diện tích tự nhiên. Đây là đơn vịđất chiếm nhiều diện tích nhất huyện, loại đất này đã

được sử dụng nhiều nhất cho rừng sản xuất (51.980 ha) và rừng phòng hộ (19.480 ha)… - Đất xám feralít điển hình: Toàn huyện có 12.386 ha, chiếm 10,94% diện tích tự nhiên. Đất phân bốở hầu hết các xã trong huyện, loại đất này được sử dụng nhiều nhất cho rừng sản xuất (7.193 ha), trồng cây lâu năm (2.831 ha), rừng phòng hộ (1.265 ha) và trồng cây hàng năm (1.020 ha).

- Đất xám feralít, đọng nước: Toàn huyện có 5.460 ha. - Đất xám glây: Diện tích: 903 ha.

(5) Nhóm đất dốc tụ: Toàn huyện có 80 ha, chiếm 0,07% diện tích tự

nhiên (Nguồn: Báo cáo Thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Sơn giai đoạn 2021-2030).

Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Yên Sơn khá đa dạng về nhóm và loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái Nông - Lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chưa hợp lý do sức ép dân số, tập quan canh tác và ý thức của con người... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.

3.1.2.2. Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ

lượng nguồn nước mặt của huyện có hạn chế nhất định và có sự khác biệt giữa các vùng. Các xã có địa hình tương đối bằng phẳng gần với thành phố Tuyên Quang (Trung Môn, Hoàng Khai, Thái Bình...) có trữ lượng nguồn nước mặt trong năm tương đối cao, các xã còn lại trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Nguồn nước ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang cho thấy nguồn nước ngầm của huyện Yên Sơn khá

phong phú, đặc biệt là ở các xã nằm về phía Tây Nam. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020 (tính đến 31/12/2020), huyện Yên Sơn có 74.911,43 ha đất lâm nghiệp, chiếm 70,16% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Với tỷ lệ che phủ là 61,05%. Trong đó:

- Rừng sản xuất có 61.153,29 ha, chiếm 57,20% diện tích tự nhiên. Đây là phần diện tích quan trọng, đem lại nguồn thu nhập từ rừng góp phần phát triển kinh tế cho người dân miền núi;

- Rừng phòng hộ 13.645,92 ha, chiếm 12,78% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng này đang có tác dụng chống xói mòn và bảo vệ và cải tạo môi trường, giữ nguồn nước cung cấp cho các lưu vực chảy vảo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy;

- Rừng đặc dụng 112,22 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên. Diện tích này ở xã Mỹ Bằng.

Huyện có thảm thực vật rừng đa dạng, phong phú, có các loài cây gỗ quý như: Nghiến, Lim xanh, Dổi, Lát hoa, ... Song nhìn chung thảm thực vật ở đây đã chịu sự tác động của con người, không còn rừng nguyên sinh và chủ yếu là rừng trung bình và nghèo. Trong những năm gần đây, thảm thực vật rừng ở Yên Sơn

đang được hồi sinh nhanh, nhất là ở khu vực núi đất (do việc thực hiện trồng rừng).

3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo tài liệu điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử

dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau, cụ thể

trên địa bàn huyện Yên Sơn có các loại khoáng sản sau: Sắt, Chì, Kẽm, Vàng, bạc, Barit, Sét, Cao lanh-fenspat

Ngoài các loại khoáng sản kể trên, huyện Yên Sơn còn có nhiều loại khoáng sản khác, như: Cát, sỏi, đá vôi nằm xen trong các đá lục nguyên của một số hệ tầng, chiều dày trên dưới 100m lộ thành dải kéo dài khoảng vài km hoặc tạo thành khối núi, chất lượng khá tốt, hàm lượng CaO trên 50%, đạt chỉ

tiêu đá vôi xi măng. Những loại khoáng sản này cũng đang được khai thác, sử

dụng ở nhiều điểm(Nguồn: Báo cáo Thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Sơn giai đoạn 2021-2030, 2019).

3.1.2.5. Tài nguyên du lịch và nhân văn

Yên Sơn là một huyện có điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận lợi so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay huyện có 28 đơn vị

hành chính cấp xã; dân số trung bình năm 2020 là 145.390 người, mật độ là 142 người/km2. Trên địa bàn huyện có 22 dân tộc anh em sinh sống là người Tày, Nùng, Dao, Kinh, Cao Lan, Hoa và Mông ... Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ

bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay.

Với lợi thế là vùng có nhiều cảnh quan đẹp và nhiều di tích lịch sử văn hóa,

đặc thù thành phần dân tộc đa dạng, phát triển du lịch dựa trên những giá trị nhân văn truyền thống và các phong tục, lễ hội văn hoá của nhân dân sẽđem lại những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc cho huyện như các loại hình du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh (Đình Minh Cầm, Chùa Minh Cầm, xã Đội Bình;

Đền Minh Lương, Đền Đầm Mây, xã Lang Quán; Đền Lương Quán, xã Thắng Quân; Đền Làng Là, xã Chân Sơn; …) và du lịch lịch sử tại 120 di tích lịch sử trên

địa bàn huyện, trong đó có: 21 di tích cấp quốc gia, 56 di tích cấp tỉnh; tập trung chủ

yếu tại xã Kim Quan, Mỹ Bằng... và các xã trên địa bàn huyện(Nguồn: Văn kiện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)