Loại hình kinh doanh: Vị trí: OTC: Ngày điều tra:
TT cây Chu vi
Chỉ tiêu điều tra Ghi chú
Hvn(m) D1,3(cm)
2.4.6. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo, xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về hướng đi và các phương pháp thực hiện nội dung của đề tài. Ý kiến của cán bộ lâm nghiệp, người dân về
kinh nghiệm hay kiến thức bản địa trong kinh doanh các loài cây, ...
2.4.7. Công tác nội nghiệp
- Tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D1.3 theo phương pháp bình quân cộng. - Tính thể tích thân cây được tính theo công thức:
V = D .Hvn.f 4 ) ( . 1.3 2 π
f : Là hình số giả định, lấy f trung bình = 0,48 - Trữ lượng trên 1 ha:
M = Vtb x Nht (m3/ha) Trong đó:
M: Trữ lượng cây đứng trên 1 ha V: Thể tích thân cây
Hvn: Chiều cao vút ngọn
D1.3: Đường kính tại vị trí 1,3 m
- Tính toán hiệu quả kinh tếđược xác định qua phân tích về chi phí và thu nhập động trong từng loại hình nghiên cứu cụ thể.
- Về chi phí: tính toán đầy đủ theo giá hiện hành về các nội dung công việc từ khảo sát thiết kế - trồng - chăm sóc - bảo vệ và đến khi thu hoạch sản phẩm, bao gồm tập hợp cả chi phí về thuế và lãi suất.
- Về thu nhập: tính giá trị sản phẩm thu được trong từng mô hình, bao gồm cả sản phẩm khai thác chính cuối chu kỳ.
- Về giá cả sản phẩm được tập hợp theo giá trị tại thời điểm nghiên cứu. - Khối lượng sản phẩm sẽđược dự tính trên cơ sở khả năng sinh trưởng cụ
thể của từng mô hình bằng các phương pháp điều tra sinh trưởng và dự đoán sản lượng theo tuổi khai thác trong chu kỳ kinh doanh.
Dựa trên cơ sở số liệu về chi phí và thu nhập cho mỗi đối tượng nghiên cứu, sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế là:
+ Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng thực Net Present Value (NPV).
(1)
Trong đó: Bt: Thu nhập của phương thức ở năm t, Ct: Chi phí của phương thức ở năm t,
r : Mức lãi suất tính toán của vốn đầu tư, t : Chỉ số năm trong chu kỳ kinh doanh, + Chỉ tiêu tỉ suất thu nhập - chi phí Benefit to Cost Ratio (BCR),
(2)
+ Chỉ tiêu tỉ suất thu hồi nội bộ Internal Rate of Return (IRR),
(3) - NPV thu nhập dòng; Nếu NPV>0 sản xuất có lãi NPV<0 sản xuất bị lỗ n n BCR = [ Bt /(1+ r)-t] / [ Ct/(1+ r)-t] t=0 t=0 n NPV = (Bt – Ct)(1+ r)-t t=0 n NPV = (Bt – Ct)(1+ r)-t = 0 thì IRR = r t=0
- BCR tỷ lệ thu nhập trên chi phí: Nếu BCR>1 sản xuất có lãi BCR<1 sản xuất bị lỗ
- IRR là tỷ xuất lợi nhuận
- Kết quảđiều tra, phỏng vấn được tổng hợp vào những bảng, biểu: - Tổng hợp viết báo cáo
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
- Tạo công ăn việc làm: Tính số công lao động sử dụng ở các KSDĐ cho 1 ha và tính được tiền công cho cả chu kỳ kinh doanh qua phiếu điều tra, Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tăng thu nhập của mỗi KSDĐ lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
- Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương: Qua phiếu điều tra nông hộ thu thập thông tin về trình độ dân trí, về mức độ hiểu biết và mức độ quan tâm đến công tác gây trồng và bảo vệ rừng.
- Hiệu quả giải quyết việc làm
+ Hiệu quả giải quyết việc làm chính là thể hiện số ngày công lao động
đầu tư vào mỗi loại hình sử dụng đất. Mô hình nào có số ngày công lao động lớn hơn thì có hiệu quả hơn.
- Cách xác định mực độ chấp nhận của người dân:
+ Trên thực tế chúng ta thấy rằng, một mô hình sử dụng đất có được lựa chọn hay không, ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệđất thì điều quan trọng là phải được người dân chấp nhận. Mức độ chấp nhận của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức của người dân, trình độ dân trí, phong tục tập quán, khả năng đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật và thị trường…tuy nhiên một mô hình muốn được chấp nhận thì phải đáp ứng được 2 yêu cầu:
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt tức là mô hình có sản phẩm đáp
+ Khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nào có mức độ đầu tư thấp hơn, dễ làm hơn thì sẽ được người dân chấp nhận và ứng dụng rộng rãi;
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Đánh giá hiệu quả môi trường của các KSDĐ là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường nhằm loại trừ các KSDĐ có khả
năng gây ra tác động xấu đến môi trường sinh thái, Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nâng cao khả năng che phủ của rừng; Tỷ lệ đất chưa sử dụng đưa vào trồng rừng.
- Đặc điểm của đất dưới rừng như độ ẩm đất, các chỉ tiêu lý hóa tính đất ... được xác định qua phiếu điều tra, thống kê số liệu và phân tích đất trong phòng thí nghiệm.
- Ảnh hưởng của rừng đến khả năng giữ nước dưới đất: Xác định tại cùng một thời điểm trữ lượng nước trong đất của rừng trồng.
Các số liệu thống kê được xử lý bằng chương trình phần mềm Microsoft, Excel 2007, soạn thảo trình bày văn bản bằng chương trình phần mềm Microsoft Word 2010, phần mền SPSS 13,0, Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu. Trên cơ sởđó, tổng hợp, phân tích để rút ra kết luận.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, nằm trong khoảng tọa độđịa lý: Từ 210 40’ đến 220 10’ Vĩđộ Bắc và 1050 10’ đến 1050 40’ Kinh độ Đông. Ranh giới của huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính theo các hướng cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa;
- Phía Nam giáp huyện Sơn Dương và huyện Đoan Hùng , tỉnh Phú Thọ; - Phía Tây giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái;
- Phía Đông giáp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
a. Địa hình:
Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Dạng địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Chân Sơn) có độ cao 550 m, độ dốc trung bình từ 20 - 250. Căn cứ vào điều kiện địa hình, thủy văn ... huyện Yên Sơn được chia thành 3 vùng như sau:
- Vùng Thượng huyện: Gồm 6 xã: Quý Quân, Lực Hành, Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết và Phúc Ninh;
- Vùng An toàn khu (ATK): Gồm 7 xã: Phú Thịnh, Đạo Viện, Trung Sơn, Kim Quan, Trung Minh, Hùng Lợi và Công Đa;
- Vùng Trung và Hạ huyện: có 15 xã, gồm: Chiêu Yên, Tân Tiến, Tứ
Quận, Tân Long, Thắng Quân, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Thái Bình, Tiến Bộ, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình
b. Địa mạo: Huyện Yên Sơn có dạng địa mạo như sau:
- Dạng địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Dọc các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu
ảnh hưởng của phù sa và dốc theo chiều dòng sông. Vào mùa mưa thường bị
ngập nước.
- Dạng địa mạo núi cao trên 500 m (khu vực Núi Là, Núi Nghiêm). Đất
đai vùng này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ bảo vệđầu nguồn.
- Dạng địa mạo vùng đồi thấp dưới 300 m, phân bố ở phía Nam huyện.
Đất đai vùng này có nhiều đồi núi xen kẽ với các thung lũng hình lòng máng phù hợp với nhiều loài cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương thực. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện (Nguồn: Báo cáo Thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Sơn giai đoạn 2021-2030, 2019).
3.1.1.3. Khí hậu:
Khí hậu huyện Yên Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Ắ - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Với tổng số giờ nắng lớn, lượng mưa tương đối dồi dào, chế độ nhiệt phong phú, huyện Yên Sơn có thể phát triển hệ thực vật tự nhiên và cơ cấu cây trồng đa dạng từ Ôn đới đến Á nhiệt đới, nhiệt đới. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt có phần tác động xấu nhưng không đáng kể.
Bảng 3.1: Số liệu theo dõi khí hậu tại huyện Yên Sơn năm 2020
(Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn huyện Yên Sơn, 2020) 3.1.1.4. Thuỷ văn:
Yên Sơn có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố tương đối đồng đều giữa các tiểu vùng. Gồm các con sông lớn như:
- Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy qua tỉnh Hà Giang xuống Tuyên Quang và đi vào địa phận huyện Sơn Dương với diện tích lưu vực gần 2.000 km2, lưu lượng nước lớn nhất là 11.700 m3/s, lưu lượng nước nhỏ nhất là 128 m3/s. Đây là đường thuỷ quan trọng nhất nối huyện với các tỉnh lân cận.
- Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ núi Tam Đảo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy vào Tuyên Quang qua địa phận huyện Yên Sơn, Sơn Dương rồi sang
TT Nội dung Chỉ
tiêu Đơn vịđo
1 Nhiệt độ không khí bình quân năm 23 0C 2 Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất 28,0 0C (tháng 7) 3 Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất 16,0 0C (tháng 1)
4 Lượng mưa trung bình năm 1.700 mm
5 Độẩm không khí trung bình năm 82,0 %
6 Độẩm không khí trung bình tháng thấp nhất 76,0 % 7 Độẩm không khí trung bình tháng cao nhất 85,0 % 8 Chỉ số khô hạn các tháng mùa khô 1,4÷1,6
9 Biên độ nhiệt ngày đêm 8,0÷9,0 %
10 Lượng mây trung bình năm 7,5/10 bầu trời 11 Số giờ nắng trung bình 1.500 giờ/năm
tỉnh Phú Thọ. Lòng sông nhỏ, hẹp khả năng vận tải gặp nhiều khó khăn. Chiều dài của dòng sông là 170 km. Diện tích lưu vực của sông là: 1.610 km2.
- Sông Gâm: Sông Gâm là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Lô, chiếm khoảng 44% diện tích của toàn bộ lưu vực sông Lô. Sông có tổng chiều dài 297 km. Diện tích lưu vực của sông là 17.200 km2;
- Sông Chảy: Bắt nguồn đập thủy điện Thác Bà tỉnh Yên Bái chảy vào Tuyên Quang qua địa phận huyện Yên Sơn rồi sang tỉnh Phú Thọ. Lòng sông nhỏ, hẹp, nhiều gành đá khả năng vận tải gặp nhiều khó khăn. (Nguồn: Báo cáo Thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Sơn giai đoạn 2021-2030, 2019).
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất:
Kết quả phân loại, lập bản đồ thổ nhưỡng theo tỷ lệ 1/25.000 năm 2012, phân loại đất định lượng đã xác định được 5 nhóm đất chính bao gồm: 1) Nhóm
đất phù sa - Fluvisols (FL); 2) Nhóm đất glây - Gleysols (GL); 3). Nhóm đất
đen - Luvisols (LV); 4) Nhóm đất xám - Acrisols (AC); 5) Nhóm đất dốc tụ - Regosols (RG), cụ thể như sau:
(1) Nhóm đất phù sa: Diện tích có 977 ha, chiếm 1,13% diện tích tự nhiên huyện Yên Sơn. Đất phân bố ở một số xã trong huyện; nhiều nhất ở các xã: Trung Môn (235 ha), Tân Long (147 ha), Thắng Quận (97 ha), …
(2) Nhóm đất glây: Toàn huyện có 39 ha, chiếm 0,06% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này chỉ có một loại đất glây trung tính ít chua, điển hình.
(3) Nhóm đất đen: Diện tích có 1.224 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên. (4) Nhóm đất xám: Toàn huyện có 97.587 ha, chiếm 86,18% diện tích tự
nhiên, phân bốở tất cả các xã trong huyện. Nhóm đất xám có 5 đơn vịđất với 8 đơn vịđất phụ, cụ thể:
- Đất xám feralít, nhiều sỏi sạn: Toàn huyện có 78.212 ha, chiếm 69,07% diện tích tự nhiên. Đây là đơn vịđất chiếm nhiều diện tích nhất huyện, loại đất này đã
được sử dụng nhiều nhất cho rừng sản xuất (51.980 ha) và rừng phòng hộ (19.480 ha)… - Đất xám feralít điển hình: Toàn huyện có 12.386 ha, chiếm 10,94% diện tích tự nhiên. Đất phân bốở hầu hết các xã trong huyện, loại đất này được sử dụng nhiều nhất cho rừng sản xuất (7.193 ha), trồng cây lâu năm (2.831 ha), rừng phòng hộ (1.265 ha) và trồng cây hàng năm (1.020 ha).
- Đất xám feralít, đọng nước: Toàn huyện có 5.460 ha. - Đất xám glây: Diện tích: 903 ha.
(5) Nhóm đất dốc tụ: Toàn huyện có 80 ha, chiếm 0,07% diện tích tự
nhiên (Nguồn: Báo cáo Thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Sơn giai đoạn 2021-2030).
Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện Yên Sơn khá đa dạng về nhóm và loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái Nông - Lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chưa hợp lý do sức ép dân số, tập quan canh tác và ý thức của con người... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.
3.1.2.2. Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ
lượng nguồn nước mặt của huyện có hạn chế nhất định và có sự khác biệt giữa các vùng. Các xã có địa hình tương đối bằng phẳng gần với thành phố Tuyên Quang (Trung Môn, Hoàng Khai, Thái Bình...) có trữ lượng nguồn nước mặt trong năm tương đối cao, các xã còn lại trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Nguồn nước ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang cho thấy nguồn nước ngầm của huyện Yên Sơn khá
phong phú, đặc biệt là ở các xã nằm về phía Tây Nam. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020 (tính đến 31/12/2020), huyện Yên Sơn có 74.911,43 ha đất lâm nghiệp, chiếm 70,16% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Với tỷ lệ che phủ là 61,05%. Trong đó:
- Rừng sản xuất có 61.153,29 ha, chiếm 57,20% diện tích tự nhiên. Đây là phần diện tích quan trọng, đem lại nguồn thu nhập từ rừng góp phần phát triển kinh tế cho người dân miền núi;
- Rừng phòng hộ 13.645,92 ha, chiếm 12,78% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng này đang có tác dụng chống xói mòn và bảo vệ và cải tạo môi trường, giữ nguồn nước cung cấp cho các lưu vực chảy vảo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy;
- Rừng đặc dụng 112,22 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên. Diện tích này ở xã Mỹ Bằng.
Huyện có thảm thực vật rừng đa dạng, phong phú, có các loài cây gỗ quý như: Nghiến, Lim xanh, Dổi, Lát hoa, ... Song nhìn chung thảm thực vật ở đây đã chịu sự tác động của con người, không còn rừng nguyên sinh và chủ yếu là rừng trung bình và nghèo. Trong những năm gần đây, thảm thực vật rừng ở Yên Sơn
đang được hồi sinh nhanh, nhất là ở khu vực núi đất (do việc thực hiện trồng rừng).
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử
dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau, cụ thể
trên địa bàn huyện Yên Sơn có các loại khoáng sản sau: Sắt, Chì, Kẽm, Vàng, bạc, Barit, Sét, Cao lanh-fenspat
Ngoài các loại khoáng sản kể trên, huyện Yên Sơn còn có nhiều loại