Đánh giá tổng hợp các kiểu sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 86)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3.4. Đánh giá tổng hợp các kiểu sử dụng đất

Từ các kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường) chúng tôi nhận xét như sau: - KSDĐ Keo được áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, có tác dụng xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống, tăng thu nhập cho nông hộ, phát triển công nghiệp chế biến, bảo vệ đất, cải thiện môi trường khí hậu. KSDĐ này đã được trồng nhiều trên địa bàn huyện trong những

năm gần đây, được thị trường chấp nhận, có thể mở rộng thêm diện tích trong thời gian tới.

- KSDĐ Mỡ và Xoan hiện nay đang được triển khai và trồng tại một số

khu vực trên địa bàn huyện; Đây cũng là KSDĐđem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho hộ dân, là nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến. Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng diện tích trồng Mỡ, Xoan với mục đích kinh doanh rừng trồng gỗ lớn nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi; thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững, đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu toàn cầu;

đặc biệt, khi mùa mưa đến sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán.

3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Yên Sơn lần thứ XXIII, với chủ đề “Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khai thác tiềm năng, huy động mọi nguồn lực, đưa Yên Sơn phát triển nhanh và bền vững”,Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Sơn nêu cao quyết tâm chính trị; huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, nông, lâm nghiệp, thủy sản để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo phát triển văn hóa con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; đảm bảo an sinh xã hội.

* Một số mục tiêu phát triển của huyện Yên Sơn đến năm 2025

(1)- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.290 tỷđồng (giá so sánh năm 2010).

(2)-Thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/năm.

(3)- Đảm bảo an ninh lương thực, hằng năm tổng sản lượng lương thực đạt trên 64.000 tấn.

(4)- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 126 tỷđồng.

(5)- Tạo việc làm cho 20.000 người lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

đạt 72%; tỷ lệ qua đào tạo nghề 55%.

(6)- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,8%/năm.

(7)- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 60%. Có trên 98% hộ dân thành thịđược sử

dụng nước sạch, hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ

sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tếđược xử lý đạt tiêu chuẩn; 95% chất thải rắn thông thường được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp hợp lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)