ảnh hưởng đến thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án Mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Thành phố Biên Hịa là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, có vị trí ở phía tây của tỉnh Đồng Nai, giáp với các huyện Vĩnh Cửu, huyện Long Thành, huyện Trảng Bom (các huyện thuộc tỉnh Đồng Nai), thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và Quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh). Thành phố Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đơng nhất cả nước (năm 2019 là 1.272.000 người), với sự đa dạng của 19 dân tộc cùng chung sống và thành phố trực thuộc tỉnh có nhiều phường nhất (có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 29 phường và 01 xã). Có nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1K và Quốc lộ 51 chạy qua thành phố.
Dân cư tại thành phố Biên Hòa đa dạng là do sự di cư từ các vùng khác về địa phương sinh sống và làm việc. Thành phố Biên Hịa có sự đa dạng về tơn giáo như Cơng giáo, Phật giáo, Phật giáo Hịa Hảo, Tin Lành,...
Biên Hịa với nguồn lực nhân cơng lao động lớn có tiềm năng phát triển cơng nghiệp, sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản. Về cơ cấu kinh tế, năm 2017 dịch vụ chiếm 35,84%, công nghiệp - xây dựng chiếm 64,08% và nông lâm nghiệp chiếm 0,08%. Tính đến năm 2018, GDP/đầu người của thành phố cao gấp hai lần GDP/đầu người của Việt Nam (khoảng 4500 USD).
Chính vì địa bàn rộng, dân cư đơng, đa dạng về thành phần dân tộc, tôn giáo, sự thu hút nguồn lao động từ các địa phương khác đã dẫn đến nhiều thành phần xấu đến địa bàn phạm tội, một bộ phận người dân có lối sống khơng lành mạnh, thực
dụng đã sa ngã vào con đường nghiện hút… hệ quả kéo theo nhiều người đã thực hiện hành vi phạm tội.
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai
VKSND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là đơn vị VKS cấp huyện, đây là đơn vị cơ sở và đóng vai trị quan trọng trong hệ thống VKS. Do đặc thù lượng án nhiều, phức tạp, đơn vị VKSND thành phố Biên Hòa được lãnh đạo phân công thành 04 bộ phận nghiệp vụ, gồm:
- Bộ phận văn phòng – tổng hợp, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo do đồng chí Viện trưởng phụ trách.
- Bộ phận THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp về án kinh tế, chức vụ, kiểm sát tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do 01 đồng chí phó Viện trưởng phụ trách.
- Bộ phận THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp về án trật tự xã hội, ma túy do 01 đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách.
- Bộ phận kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính, kiểm sát thi hành án dân sự do 01 đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách bộ phận.
Tính đến ngày 30/5/2020, VKSND thành phố Biên Hịa có 51 cán bộ, cơng chức, người lao động trong đó có 35 KSV (gồm 04 KSV trung cấp là các đồng chí Viện trưởng và Phó Viện trưởng; 31 KSV sơ cấp), 04 Kiểm tra viên và 05 Chuyên viên. Tại VKSND thành phố Biên Hịa có 05 Thạc sỹ Luật, 13 đồng chí đang theo học Thạc sỹ Luật, cịn lại đều có trình độ Cử nhân Luật và Cử nhân chuyên ngành khác.
Do đặc thù khối lượng công việc nhiều, số lượng vụ án, vụ việc nhiều nhất tỉnh Đồng Nai, do đó VKSND thành phố Biên Hịa ln củng cố, hồng thiện tổ chức, hoạt động để đáp ứng được những yêu cầu công việc đặt ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ VKSND thành phố Biên Hịa ln nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ để phục vụ cơng tác.
2.1.3. Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai
Chính vì những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Biên Hịa nên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình tội phạm tại địa phương. Tình hình tội phạm ma túy nói chung và tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng tại địa bàn thành phố Biên Hịa đa số đều thực hiện dưới hình thức cá thể đơn lẻ, chưa phát hiện các nhóm tội phạm, các tổ chức tội phạm. Tuy nhiên mức độ thủ đoạn của hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp, đối tượng phạm tội có phần trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu do khu vực địa bàn thành phố Biên Hịa tập trung nhiều khu cơng nghiệp, xí nghiệp, cơng ty có số lượng lao động là dân nhập cư, thu hút nhiều đối tượng, thành phần xấu từ nhiều địa phương khác đến phạm tội.
Có thể đánh giá tình hình tội phạm tại thành phố Biên Hịa thơng qua số liệu thống kê trong 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019 tại Bảng 2.1: Số liệu tin báo, nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp nhận và vụ án hình sự khởi tố từ năm 2015 đến năm 2019 (Phụ lục II). Qua đó có thể thấy trong 05 năm, số tin báo, nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã tiếp nhận là 4080 vụ việc (trung bình mỗi năm thụ lý 816 vụ việc), trong đó đã khởi tố 3565 vụ án (trung bình mỗi năm khởi tố 713 vụ án). Qua đó có thể thấy đa phần các tin báo, nguồn tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thụ lý được tiếp nhận đã đều được khởi tố vụ án khi có đủ dấu hiệu tội phạm.
Để rõ hơn về tình hình tội phạm ma túy tại địa bàn thành phố Biên Hịa, có thể xem qua bảng Bảng 2.2. Bảng so sánh tỷ lệ án ma túy đã khởi tố tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 (Phụ lục II) để so sánh số liệu các vụ án ma túy trên toàn tỉnh Đồng Nai và các vụ án ma túy tại thành phố Biên Hịa. Có thể thấy trong 05 năm, số vụ án ma túy của thành phố Biên Hịa ln chiếm số lượng lớn so với tổng số vụ án ma túy của tồn tỉnh (trung bình chiếm 30% số án mỗi năm), cho thấy số lượng tội phạm ma túy bị phát hiện khởi tố của địa bàn thành phố Biên Hòa rất nhiều so với các huyện, thị xã còn lại trong địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dựa vào số liệu hai cấp về án ma túy đã khởi tố của VKSND
tỉnh Đồng Nai và VKSND thành phố Biên Hịa, có thể diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm ma túy nói chung và tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng diễn ra trên địa bàn.
Đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Biên Hịa, để làm rõ hơn về tính chất, mức độ, số lượng tội phạm, có thể xem qua Bảng 2.3. Bảng số liệu số vụ án hình sự và vụ án ma túy đã khởi tố tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 (Phụ lục 2) dựa trên Báo cáo tổng kết các năm của VKSND thành phố Biên Hịa các năm từ 2015 đến 2019. Theo đó, trong 05 năm, số vụ án mua bán trái phép chất ma túy là 122 vụ / 145 bị can (so với số vụ án về nhóm tội ma túy là 633 vụ / 785 bị can). Dựa vào số liệu của các bản Báo cáo tổng kết năm của VKSND thành phố Biên Hòa các năm từ 2015 đến 2019 cho thấy tội phạm về ma túy nói chung có xu hướng tăng lên, đặc biệt là tội phạm về tàng trữ trái phép chất ma túy, riêng tội phạm mua bán trái phép chất ma túy có xu hướng giảm. Tuy nhiên nhìn vào số liệu giảm của tội danh này chưa đánh giá hết mức độ tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, bỡi lẽ các đối tượng bán trái phép chất ma túy ngày càng tinh vi, xảo huyệt nên ngày càng khó phát hiện. Nhiều đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy có dấu hiệu bán cho người khác nhưng khi bị phát hiện chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi mua bán nên phải xử lý về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Đối với tội danh này, thực tế cho thấy gần như tuyệt đối các vụ án mua bán trái phép chất ma túy được khởi tố là do quá trình bắt quả tang hành vi phạm tội, hoặc trong quá trình điều tra các vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy, bị can thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy khai ra các đối tượng mua bán trái phép chất ma túy, từ đó tiến hành xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ. Do đó ngay từ khi các đối tượng thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy bị bắt quả tang, VKSND thành phố Biên Hịa đã chủ động tích cực trong công tác thực hành quyền công tố ngay từ giai đoạn ban đầu tạo tiền đề cho quá trình khởi tố và xử lý vụ án nhanh chóng, khách quan và tuân thủ nguyên tắc pháp chế của BLTTHS.