Mua bán trái phép chất ma túy tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Kết quả đạt được
Qua công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy, VKSND thành phố Biên Hòa đã đạt được một số kết quả nhất định. Quá trình THQCT trong 05 năm từ năm 2015 đến 2019, VKSND thành phố Biên Hòa đã tham gia THQCT đối với 122 vụ án mua bán trái phép chất ma túy, phê chuẩn khởi tố bị can đối với 145 bị can về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, tất cả các trường hợp này sau khi truy tố, xét xử đều đúng người, đúng tội, khơng có oan sai.
Xác định được vai trò quan trọng của VKS, mỗi KSV của đơn vị đều tích cực tham gia nghiên cứu hồ sơ từ giai đoạn ban đầu, sử dụng các kỹ năng nghiệp vụ để làm trịn nhiệm vụ THQCT của mình trong giai đoạn điều tra ban đầu để làm rõ hành vi của các đối tượng mua bán trái phép chất ma túy. Đặc biệt đối với các vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy, bằng chức năng THQCT của mình, VKSND thành phố Biên Hịa góp phần phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi bán trái phép chất ma túy cho bị can trong vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy để truy xét, truy bắt và khởi tố các đối tượng này. Hầu hết các vụ án mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Biên Hịa được phát hiện dưới hình thức bắt quả tang. Vì vậy KSV ln cẩn trọng, tỉ mĩ để phát hiện các thiếu sót của CQĐT khi lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, ghi lời khai đối tượng ban đầu, những mâu thuẫn trong lời khai, đặc điểm vật chứng, chủ động yêu cầu CQĐT làm rõ mối quan hệ và hành vi của những người liên quan đến người bị bắt quả tang… để có bước đệm cho hoạt động THQCT tiếp theo như tham gia cùng ĐTV lấy lời khai, đề tra yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra để củng cố chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, làm cơ sở cho việc xem xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh, quyết định tố tụng của CQĐT. Trong giai đoạn 05 năm từ 2015 đến 2019, VKSND thành phố Biên Hòa đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy, cụ thể như sau:
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam:
Đối với công tác THQCT trong việc phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, VKSND thành phố Biên Hòa đã chủ động trong việc phối hợp với CQĐT nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ, 100% các trường hợp đề nghị phê chuẩn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đều có sự tham gia của KSV gặp trực tiếp đối tượng để cùng ĐTV lấy lời khai, xác minh và củng cố tài liệu chứng cứ để xác định có thuộc trường hợp bắt giữ hay không. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị phê chuẩn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp khơng đủ cơ sở thì VKS kiên quyết không phê chuẩn, đồng thời yêu cầu trả tự do ngay cho người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp. VKS khẩn trương thực hiện các quyền hạn của mình để đảm bảo thời hạn xét phê chuẩn trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê chuẩn đúng quy định. Nhờ vào sự chủ động này mà VKS đã phê chuẩn 100% các trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tất cả đều có căn cứ và đúng quy định pháp luật.
Đối với công tác THQCT trong việc phê chuẩn gia hạn tạm giữ: Đa phần các vụ án ma túy nói chung và vụ án mua bán trái phép chất ma túy đều phải chờ kết luận giám định chất ma túy của Cơ quan giám định, do đó VKS căn cứ đề nghị gia hạn tạm giữ của CQĐT về việc chờ kết quả giám định ma túy là có cơ sở và cần thiết, KSV đề xuất lãnh đạo phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với bị can nhanh chóng, đúng thời hạn quy định. Trong thời hạn tạm giữ và gia hạn tạm giữ lần thứ nhất, KSV chủ động phối hợp cùng ĐTV lấy lời khai của người bị tạm giữ, tham gia đối chất, nhận dạng, không để trường hợp phải gia hạn tạm giữ lần thứ hai do thiếu chứng cứ do chưa thực hiện các hoạt động nêu trên.
Đối với công tác THQCT trong việc phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam. Các KSV đánh giá khách quan, toàn diện các quy định về điều kiện để tạm giạm bị can quy định tại Điều 119 BLTTHS, đồng thời yêu cầu CQĐT bổ sung ngay các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam để xem xét việc phê chuẩn. Nếu bị can khơng thuộc trường hợp tạm giam thì VKS không phê chuẩn Lệnh tạm giam của CQĐT, đồng thời ra Quyết định hủy
bỏ Quyết định tạm giữ (trong trường hợp VKS đã phê chuẩn gia hạn tạm giữ), yêu cầu ngay CQĐT áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú sau khi khởi tố bị can. Trong kỳ thống kê 05 năm, VKSND thành phố Biên Hòa đã từ chối phê chuẩn lệnh tạm giam đối với 02 trường hợp và đã yêu cầu CQĐT áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 02 bị can này do khơng có căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Kết quả THQCT trong công tác phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam được thể hiện thông qua bảng so Bảng 2.4. Bảng so sánh tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 (Phụ lục II). Theo đó, trung bình trong 05 năm, số người bị bắt tạm giữ về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” chiếm tỷ lệ 3,71% trong tổng số người bị bắt tạm giữ, số người chuyển tạm giam về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” chiếm tỷ lệ 4.16% trong tổng số người bị chuyển tạm giam. Tỷ lệ người bị bắt tạm giữ chuyển tạm giam trong các vụ án mua bán trái phép chất ma túy cao do đặc điểm loại tội phạm này đều thuộc loại tội nghiêm trọng, khơng có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nhiều tiền án, tiền sự về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc mua bán trái phép chất ma túy nên thuộc trường hợp tạm giam theo quy định.
Thứ hai, THQCT trong việc phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết
định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can về tội mua bán trái phép chất ma túy khơng có căn cứ và trái pháp luật: Trong hoạt động xét phê chuẩn khởi tố bị can, KSV đã tập trung nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện. Trường hợp nếu xét thấy chưa đủ căn cứ để thực hiện việc phê chuẩn thì VKSND thành phố Biên Hòa trao đổi với CQĐT bổ sung tài liệu chứng cứ, nếu trường hợp CQĐT đã bổ sung tài liệu nhưng vẫn không đủ chứng cứ để chứng minh thì VKS từ chối việc phê chuẩn. Nhờ vào các hoạt động trực tiếp tham gia lấy lời khai đối tượng, tham gia đối chất và các hoạt động kiểm sát điều tra mà KSV có đủ cơ sở để đánh giá chứng cứ buộc tội và gỡ tội, đánh giá các mặt khách quan, chủ quan của người phạm tội, từ đó đề xuất lãnh đạo phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT, từ đó VKSND thành phố Biên Hòa đã phê
chuẩn khởi tố 145 bị can trong các vụ án mua bán trái phép chất ma túy, tất cả đều có căn cứ và hợp pháp. Trong kỳ thống kê 05 năm, VKS đã phê chuẩn 05 trường hợp phải bổ sung quyết định khởi tố bị can do sau khi điều tra, xác minh nhận thấy nơi cư trú của bị can trong quyết định khởi tố bị can ghi chưa đúng. Đối với các quyết định khởi tố vụ án hình sự, thơng qua cơng tác THQCT và kiểm sát điều tra, VKS nhận thấy các quyết định này đều đúng quy định pháp luật.
Thứ ba, THQCT trong việc quyết định chuyển vụ án, việc gia hạn thời hạn
điều tra và gia hạn thời hạn tạm giam: Đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy không thuộc thẩm quyền của VKSND thành phố Biên Hịa ln được đơn vị yêu cầu CQĐT thực hiện các thủ tục để VKS ban hành quyết định chuyển vụ án đến CQĐT có thẩm quyền. Trong giai đoạn 05 năm (từ năm 2015 đến năm 2019), VKSND thành phố Biên Hòa đã ban hành 01 quyết định chuyển vụ án mua bán trái phép chất ma túy (01 vụ - 04 bị can), đảm bảo việc chuyển vụ án đúng quy định pháp luật, không để gần hết thời hạn điều tra mới thực hiện việc chuyển vụ án. Việc gia hạn thời hạn điều tra và gia hạn thời hạn tạm giam bị can thường chủ yếu tập trung ở những vụ án có nhiều bị can, án phức tạp, án truy xét. Hầu hết các vụ án mua bán trái phép chất ma túy tại VKSND thành phố Biên Hòa đều kết thúc điều tra mà không cần phải gia hạn thời hạn điều tra hoặc gia hạn tạm giam đối với bị can. Đối với những vụ án CQĐT đề nghị gia hạn, việc gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn tạm giam luôn được thực hiện đúng quy định, tuyệt đối khơng để tình trạng lạm dụng việc gia hạn để kéo dài thời hạn điều tra.
Thứ tư, THQCT trong công tác ban hành yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT
tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu CQĐT truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Tất cả các vụ án mua bán trái phép chất ma túy đều có Yêu cầu điều tra của KSV, cụ thể trong giai đoạn 2015 đến năm 2019, VKS đã ban hành 160 yêu cầu điều tra trong các vụ án mua bán trái phép chất ma túy, nhiều vụ án có tính chất phức tạp KSV đã ban hành 02 yêu cầu điều tra. Khi đề ra yêu cầu điều tra, KSV của VKSND thành phố Biên Hịa ln đề ra yêu cầu một cách rõ ràng, không đại khái,
chung chung. Việc đề ra Yêu cầu điều tra có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng đối với những vụ án có tính chất đơn giản, tuy nhiên để đảm bảo tính phối hợp, các yêu cầu điều tra bằng miệng của KSV đề ra sẽ được bổ sung ngay sau đó bằng văn bản cụ thể. Yêu cầu điều tra đảm bảo bám sát quy định pháp luật, quy chế nghiệp vụ ngành, đảm bảo chất lượng và mang tính định hướng cho q trình điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy được giải quyết nhanh chóng, chính xác.
Việc u cầu CQĐT truy nã bị can được thực hiện đối với các trường hợp bị can tại ngoại mà bỏ trốn trong quá trình điều tra, tuy nhiên do chưa có trường hợp cần phải yêu cầu truy nã nên VKS không yêu cầu CQĐT truy nã đối với bị can nào. VKS chưa thực hiện việc yêu cầu CQĐT áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy nào trong kỳ thống kê 05 năm.
Thứ năm, THQCT thông qua hoạt động VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt
động điều tra: Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy thường khai báo quanh co, chối tội, khai báo bất nhất nên tại đơn vị VKSND thành phố Biên Hòa, lãnh đạo và các KSV thống nhất đối với các vụ án mua bán trái phép chất ma túy, mỗi vụ án phải có ít nhất 01 lượt hỏi cung bị can để củng cố chứng cứ buộc tội và làm rõ các chứng cứ gỡ tội, giúp việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện. Khi bắt giữ các đối tượng ban đầu trong trường hợp bắt quả tang, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, KSV khẩn trương nghiên cứu kỹ hồ sơ, đánh giá toàn diện chứng cứ ban đầu, tổng hợp tình tiết của vụ án, từ đó chủ động phối hợp cùng với ĐTV tiến hành lấy lời khai các đối tượng, tham gia đối chất, nhận dạng… để từ đó yêu cầu ĐTV thu thập các tài liệu chứng cứ khác có liên quan. Ngoài ra một số vụ án, KSV trực tiếp lấy lời khai của người làm chứng để củng cố tài liệu có trong vụ án. Trong kỳ thống kê 05 năm, các KSV của VKSND thành phố Biên Hòa đã thực hiện 170 lượt hỏi cung bị can (trong tổng số 145 bị can) trong các vụ án mua bán trái phép chất ma túy.
2.2.2. Nguyên nhân của kết quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Thứ nhất, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo VKSND thành phố Biên Hòa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác THQCT. Ban lãnh đạo
VKSND thành phố Biên Hịa ln tăng cường cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, đặc biệt trong các công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp. VKSND thành phố Biên Hịa ln duy trì sinh hoạt đầu tuần để chủ động trong cơng tác quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương đường lối của cấp trên, các văn bản pháp luật mới, các quy chế quy định nghiệp vụ ngành mới để cán bộ, công chức của đơn vị nắm bắt và thực hiện kịp thời. Đơn vị VKSND thành phố Biên Hòa thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện theo chỉ tiêu đề ra vào mỗi tháng, từ đó tìm ra những ngun nhân, hạn chế cần phải khắc phục. Ban lãnh đạo VKSND thành phố Biên Hòa thực hiện việc tổ chức quản lý cán bộ, công chức của đơn vị chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng bị vi phạm phải xử lý kỷ luật. Căn cứ kế hoạch công tác mà mỗi bộ phận nghiệp vụ, mỗi cán bộ, công chức VKSND thành phố Biên Hòa thực hiện việc đăng ký thi đua theo các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể dựa vào ý thức kỷ luật đơn vị, tinh thần tự giác nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và các thành quả trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức tập huấn nội bộ và quán triệt tinh thần văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ. VKSNDTC
thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ cho các cán bộ kiểm sát các cấp, đặc biệt là cấp huyện đã giúp nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng THQCT của KSV trong đơn vị. Tại VKSND tỉnh Đồng Nai cũng thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề cho các đơn vị VKSND cấp huyện tham dự với 100% KSV tham gia. Tại đơn vị VKSND thành phố Biên Hòa cũng thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề cụ thể, phổ biến các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các thông báo rút kinh nghiệm của VKSND tỉnh Đồng Nai, của VKS các cấp, từ đó tăng cường trách nhiệm của KSV trong hoạt động THQCT. Trong mỗi buổi họp cơ quan, họp bộ phận, đối với những vụ án có tính chất phức tạp, KSV giải quyết vụ án đó sẽ chia sẻ kinh nghiệm giải quyết cho các KSV, Kiểm tra viên, Chuyên viên được biết nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn.
Mỗi cán bộ, công chức của VKSND thành phố Biên Hịa khơng ngừng trau dồi kiến thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ thể hiện qua việc tính đến ngày 30/5/2020, VKSND thành phố Biên Hịa hiện tại có 05 Thạc sỹ Luật, 13 đồng chí đang theo học Thạc sỹ Luật, điều này chứng tỏ tinh thần không ngừng nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, trình độ nghiệp vụ chun mơn của các bộ, công chức trong đơn vị. Căn cứ vào các chương trình đào tạo của ngành, VKSND thành phố Biên Hòa đã