Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 25 - 30)

mua bán trái phép chất ma túy

THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy là hoạt động của VKS trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Hoạt động này bắt đầu từ khi CQĐT khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy và kết thúc khi có kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc khi có quyết định đình chỉ điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy [09, tr. 50 - 53]. Khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy, VKS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 165 và trong một số điều luật khác của BLTTHS. Trong giai đoạn này, KSV, KTV và Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS tiến hành các hoạt động sau:

- Yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;

- Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT;

- Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can của CQĐT trong các trường hợp do BLTTHS quy định;

- Phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT; hủy bỏ các quyết định tố tụng khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT;

- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế của CQĐT theo quy định của BLTTHS;

- Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu CQĐT truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;

- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố;

- Khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm;

- Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc THQCT theo quy định của BLTTHS.

Mọi yêu cầu, quyết định của VKS phải được CQĐT chấp hành, thực hiện đầy đủ, cả trong trường hợp khơng nhất trí vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị lên VKS cấp trên trực tiếp. Quyết định của VKS cấp trên là quyết định cuối cùng.

Từ những phân tích nêu trên, tác giả rút ra khái niệm như sau: THQCT trong

giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy là hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra, bắt đầu từ khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án mua bán trái phép chất ma túy và tiến hành điều tra, trong đó, VKS sử dụng nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc tội người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, bảo đảm không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

1.1.2. Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy

những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, THQCT là thẩm quyền riêng có của VKS, khơng có cơ quan nào

khác được thực hiện. VKS THQCT bằng các hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can, phê chuẩn, thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định tố tụng của CQĐT, yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành hoạt động điều tra.... Những hoạt động đó đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng phát luật, không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm; không vi phạm quyền con người, quyền công dân. CQĐT cũng có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.... nhưng những quyết định đó của CQĐT phải được gửi cho VKS để VKS kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, tính hợp pháp. Trường hợp quyết định khơng có căn cứ, không hợp pháp, tức là trái quy định của pháp luật thì VKS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn THQCT để ra quyết định không phê chuẩn, thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ.

Thứ hai, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma

túy gắn chặt với hoạt động điều tra, đảm bảo việc thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội phải nhanh chóng, khách quan, tồn diện và đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, làm nền tảng cho hoạt động truy tố, xét xử sau này.

Thứ ba, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma

túy gắn liền với việc yêu cầu CQĐT phải trưng cầu giám định chất ma túy. Bởi lẽ kết luận giám định chất ma túy là căn cứ quan trọng đầu tiên để xác định định khung hình phạt. Khi thu giữ được chất nghi là ma túy, các cơ quan tố tụng phải giám định chất ma túy thu giữ để xác định đó có phải là chất ma túy hay khơng, loại chất gì, khối lượng bao nhiêu, hoặc hàm lượng (trong trường hợp cần thiết giám định) thì mới có thể giải quyết đúng đắn vụ án mua bán trái phép chất ma túy.

Thứ tư, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy

gắn liền với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội. Tội “Mua bán trái phép chất ma túy” thuộc loại tội phạm nghiêm trọng trở lên, người có hành vi phạm tội thường bị bắt quả tang hoặc bị giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Mặc khác, do đặc điểm riêng biệt của loại tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, là loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội nên các biện pháp tạm giữ, tạm giam thường được áp dụng với loại tội phạm này nên VKS phải THQCT bằng các hoạt động phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh, quyết định, hủy bỏ các lệnh, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của CQĐT.

Thứ năm, THQCT trong điều tra tội phạm mua bán trái phép chất ma túy thể

hiện rõ quan hệ chặt chẽ giữa VKS với CQĐT.

Mối quan hệ giữa VKS và CQĐT khi THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung và vụ án về tội mua bán trái phép chất ma túy là mối quan hệ vừa phối hợp, vừa chế ước. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa hai chủ thể này. CQĐT và VKS phối hợp bằng nhiều cách thức, cấp độ khác nhau như: Phối hợp theo quy định của pháp luật (Bộ luật TTHS, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Thông tư liên tịch), các quy định giữa hai ngành, hai đơn vị cùng cấp (quy chế, quy định phối hợp), phối hợp thường xuyên định kỳ theo chương trình, kế hoạch đột xuất thơng qua việc giải quyết các vụ án hình sự cụ thể. Sự phối hợp được thực hiện bởi ĐTV và KSV là hai chủ thể trực tiếp giải quyết vụ án hình sự. ĐTV và KSV tham gia vào việc giải quyết vụ án mua bán trái phép chất ma túy với nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng có rất nhiều hoạt động cần phối hợp để giải quyết, như khám nghiệm và kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám xét, thực nghiệm điều tra và các hoạt động điều tra khác. Cả hai đều có chung nhiệm vụ là nhanh chóng, kịp thời thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội, các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Giữa VKS và CQĐT có quan hệ chế ước, trong đó, VKS có quyền THQCT, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, yêu cầu điều tra, phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của ĐTV....Những yêu cầu, quyết định của VKS phải được CQĐT thực hiện, một số trường hợp nếu không đồng ý với quyết định của VKS thì CQĐT vẫn phải thực hiện và có quyền báo cáo lên VKS cấp trên trực tiếp.

Quyết định của VKS cấp trên trực tiếp có hiệu lực pháp luật. Hoạt động này của KSV, VKS nhằm bảo đảm việc khởi tố, điều tra vụ án đúng pháp luật. Quyền năng này của VKS đối với cơ quan điều tra có hiệu lực rất cao và CQĐT phải chấp hành. Đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy thì quan hệ phối hợp, chế ước này được thực hiện ở mức độ cao để kịp thời bắt giữ người phạm tội, thu thập đủ chứng cứ chứng minh tội phạm, thực hiện đúng trình tự thủ tục tố tụng.

Thứ sáu, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma

túy có những đặc điểm riêng biệt gắn liền với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy. Hầu hết các vụ án mua bán trái phép chất ma túy đều là bắt quả tang, đối với các vụ án bắt quả tang công tác THQCT thường gặp nhiều thuận lợi do khi bị bắt quả tang hành vi mua bán trái phép chất ma túy có người mua ma túy là người làm chứng trực tiếp, làm căn cứ buộc tội vững chắc. Tuy nhiên đối với các vụ án truy xét từ lời khai của các bị can thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc lời khai của đồng phạm mua bán trái phép chất ma túy thì thường gặp nhiều khó khăn do các đối tượng thường quanh co chối tội, khai báo gian dối nhằm thoát tội. Đối với các trường hợp tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp các đối tượng kể trên nếu không thu giữ được ma túy các đối tượng tàng trữ thì rất khó để đấu tranh làm rõ hành vi mua bán trái phép chất ma túy của các đối tượng này. Do đó KSV cần có yêu cầu điều tra phù hợp và bám sát cùng ĐTV tiến hành đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội, tiến hành nhận dạng, đối chất, dùng các chứng cứ gián tiếp thông qua lời khai người làm chứng, tang vật thu giữ (các dụng cụ để phân chia ma túy, số lượng tép ma túy thu giữ…) nhằm đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội.

1.1.3. Phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua

bán trái phép chất ma túy

Phạm vi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy chính là phạm vi thực hiện quyền lực nhà nước trao cho VKS trong hoạt động truy cứu TNHS, buộc tội đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, bắt đầu từ khi CQĐT khởi tố vụ án mua bán trái phép chất ma túy đến khi kết thúc việc điều tra bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bằng bản kết luận điều tra và

quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT.

Việc nhận thức đúng đắn phạm vi THQCT có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn bởi vì khi xác định đúng đắn phạm vi của cơng tác này thì mới thực hiện đầy đủ biện pháp nghiệp vụ, nhiệm vụ, quyền hạn được Nhà nước trao cho theo luật định để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố đối với vụ án hình sự nói chung và với vụ án mua bán trái phép chất ma túy nói riêng.

1.1.4. Ý nghĩa thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua

bán trái phép chất ma túy

Thứ nhất, THQCT của VKS có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn điều tra

vụ án mua bán trái phép chất ma túy, đó là bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)