phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Thứ hai, thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy có vai trị bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Giai đoạn điều tra nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội, đồng thời thu thập cả chứng cứ chứng minh sự vô tội của người bị buộc tội. VKS thực hiện tốt nhiệm vụ THQCT để khơng có người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật, từ đó bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Thứ ba, THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma
túy của VKS là cơ sở quan trọng đảm bảo hiệu quả các hoạt động tố tụng ở các giai đoạn tiếp theo. Kết quả của hoạt động tố tụng trong giai đoạn này là tiền đề để thực hiện các hoạt động tố tụng ở giai đoạn truy tố, xét xử, do vậy, nếu VKS thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn THQCT trong giai đoạn điều tra sẽ là cơ sở vững chắc cho việc truy tố, xét xử sau này.
1.2. Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy
Thuật ngữ pháp lý “Thực hành quyền công tố” được quy định lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam tại Điều 138 Hiến pháp năm 1980, khi quy định chức năng của VKSND và đến hiện nay vẫn được quy định trong Điều 107 Hiến pháp năm 2013. Ngoài ra, khái niệm này còn được đề cập trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân các năm 1981, 2002 và mới nhất là năm 2014. Khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về chức năng thực hành quyền công tố như sau: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.”
Nội dung THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy thuộc nhiệm vụ, quyền hạn THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung, được quy định tại Điều 165 BLTTHS. Theo đó, khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy, VKS có các quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Khởi tố vụ án
hình sự là hoạt động mở đầu của quá trình TTHS để mở cuộc điều tra hình sự đối với sự kiện phạm tội. Những thủ tục liên quan đến khởi tố vụ án hình sự được quy định từ Điều 143 đến Điều 162 BLTTHS năm 2015. Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự là có sự kiện phạm tội xảy ra hoặc sự việc có dấu hiệu tội phạm. Theo quy định của pháp luật, phần lớn các trường hợp khởi tố các vụ án hình sự do CQĐT thực hiện. Khởi tố bị can là thủ tục tố tụng áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội để tiến hành điều tra. Thủ tục liên quan đến khởi tố bị can quy định tại Điều 179 và Điều 180 BLTTHS năm 2015. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy thì CQĐT ra quyết định khởi tố bị can. Sau khi khởi tố bị can, CQĐT có quyền áp dụng các biện pháp điều tra theo luật định để làm rõ hành vi, tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân cũng như các tình tiết khác liên quan đến bị can. Khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định
hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn hành vi phạm tội khác thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Trường hợp phát hiện có sự kiện phạm tội, xác định một người có hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy nhưng chưa được khởi tố thì VKS yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
Thứ hai, phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can về tội mua bán trái phép chất ma túy khơng có căn cứ và trái pháp luật. Sau khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định thay đổi, bổ
sung quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải chuyển hồ sơ cùng quyết định đến VKS để VKS thực hiện chức năng THQCT. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và áp dụng các biện pháp tố tụng khác, nếu thấy quyết định khởi tố hoặc quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp thì VKS sẽ phê chuẩn. Trường hợp các quyết định đó khơng có căn cứ và khơng hợp pháp thì VKS sẽ ra quyết định hủy bỏ. Khi VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can thì CQĐT phải trả tự do ngay cho người bị khởi tố đang bị bắt, tạm giữ hoặc tạm giam. Quyền phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của VKS đảm bảo VKS thực hành quyền công tố một cách tối ưu nhất, hạn chế việc khởi tố bị can trái pháp luật dẫn đến làm oan người vô tội;
Thứ ba, khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội mua bán trái phép chất ma túy trong các trường hợp do BLHS quy định.
Theo quy định tại Điều 153 BLTTHS, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS thì CQĐT ra quyết định khởi tố bị can nói chung và tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Trường hợp phát hiện có
người đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Viện kiểm sát thay đổi quyết định khởi tố bị can khi thuộc một trong các trường hợp: Khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố; Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can.
Viện kiểm sát phải bổ sung quyết định khởi tố bị can nếu có căn cứ xác định bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm.
Thứ tư, phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT theo quy định của BLTTHS; hủy bỏ các quyết định tố tụng khơng có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT về tội mua bán trái phép chất ma túy. Quá trình điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy, CQĐT phải ban hành một số lệnh, quyết định như lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam, lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Những quyết định này phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành. Đối với lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc lệnh khám xét, CQĐT có thể thực hiện trước khi VKS phê chuẩn nhưng ngay sau khi thực hiện phải gửi quyết định và hồ sơ để VKS kiểm sát. Trường hợp những lệnh, quyết định này khơng có căn cứ hoặc trái pháp luật thì VKS ra quyết định khơng phê chuẩn hoặc hủy bỏ. Thẩm quyền của VKS phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ lệnh, quyết định tố tụng của CQĐT là một thẩm quyền đặc trưng cơ bản và riêng có của VKS, cho phép VKS khắc phục, loại trừ những vi phạm pháp luật của CQĐT.
Thứ năm, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của
BLHS. Quá trình điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, CQĐT phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109 BLTTHS, đó là biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Đồng thời, có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. VKS có thẩm quyền thay đổi hoặc hủy bỏ những quyết định trên của CQĐT trong trường hợp những quyết định đó do VKS phê chuẩn hoặc trái pháp luật. VKS chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn điều tra trong trường hợp cần thiết áp dụng, đã yêu cầu nhưng CQĐT không áp dụng.
Thứ sáu, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu CQĐT truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy. Đề ra yêu cầu điều
tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra là thẩm quyền, nhiệm vụ quan trọng của VKS nhằm kịp thời định hướng điều tra, bảo đảm điều tra đúng trình tự thủ tục, thời hạn và thẩm quyền theo quy định của pháp luật, qua đó bảo đảm vụ án được điều tra một cách khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội;
Thứ bảy, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy. VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo
quy định như: Hỏi cung bị can, tiến hành đối chất, thực nghiệm điều tra, lấy lời khai bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…để củng cố các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án;
Thứ tám, khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy có dấu hiệu tội phạm. Trong
thực tiễn THQCT, VKS đã khởi tố vụ án hình sự hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự đối với trường hợp phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy có dấu hiệu tội phạm. Đó có thể là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, chiếm đoạt trái phép chất ma túy, hối lộ hoặc nhận hối lộ, bức cung, dùng nhục hình đối với người bị buộc tội.
Thứ chín, quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án mua bán trái phép chất ma túy. Khi thời hạn
điều tra, thời hạn tạm giam đã hết nhưng chưa thể kết thúc việc điều tra, đồng thời khơng có căn cứ để thay đổi biện pháp tạm giam thì CQĐT đề nghị VKS ra quyết định gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam. VKS căn cứ vào kết quả điều tra, nếu có căn cứ xác định có tội phạm mà thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam đã hết nhưng chưa thể kết thúc việc điều tra, cần phải gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam thì VKS ra quyết định gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT nơi VKS THQCT thì VKS ra quyết định chuyển vụ án đến CQĐT có thẩm quyền. Trường hợp vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn nhưng CQĐT không áp dụng sau khi VKS đã yêu cầu thì VKS ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Trường hợp bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến khả năng không thể tiếp tục điều tra, truy tố thì VKS ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp CQĐT ra quyết định tách nhập vụ án không đúng quy định thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tách nhập vụ án của CQĐT.
Thứ mười, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền
công tố đối với mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của BLTTHS. Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nêu trên, trong q trình THQCT, VKS có thể thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc chức năng THQCT theo quy định BLTTHS để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý theo quy định pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Tiểu kết chương 1
Thông qua Chương 1, luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về THQCT như khái niệm, đặc điểm, mối liên hệ giữa THQCT và kiểm sát điều tra vụ án, ý nghĩa của THQCT; quy định của pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy và pháp luật tố tụng hình sự về THQCT trong giai đoạn điều tra đối với vụ án mua bán trái phép chất ma túy của VKS. Mặc khác Chương 1 cũng làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS trong giai đoạn điều tra và kiểm sát điều tra vụ án hình sự nói chung và vụ án mua bán trái phép chất ma túy. Theo đó, giữa VKS và CQĐT luôn tồn tại hai mối quan hệ, đó là quan hệ phối hợp và quan hệ chế