đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
2.2.4.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật tạo điều kiện cho cơng tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy
Thứ nhất, cần sớm ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật khơng cịn phù hợp về mặt hình thức đối với BLHS và BLTTHS hiện hành.
Từ ngày 01/01/2018, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, BLTTHS năm 2015 có hiệu lực đã khắc phục nhiều hạn chế, tồn tại của những quy định cũ về các tội phạm ma túy, trình tự thủ tục tố tụng được quy định chặt chẽ hơn, đề cao vai trò THQCT của VKS. Nhiều Nghị định, Thông tư đã được ban hành kịp thời để hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật. Tuy nhiên đối với các tội phạm về ma túy vẫn chưa có những văn bản quy phạm pháp luật mới hướng dẫn, hiện tại các cơ quan tố tụng vẫn áp dụng tinh thần của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT- BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP ngày 14/11/2015, các Nghị quyết số 01/2001/NQ- HĐTP ngày 15/3/2001, Nghị quyết số 02/ 2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Những hướng dẫn trong các Thơng tư, Nghị quyết này đã khơng cịn phù hợp về mặt hình thức, có những hạn chế nhất định trong việc hướng dẫn áp dụng một số quy định đối với “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự hiện hành do đó nên sớm có Thơng tư và Nghị quyết mới thay thế.
Thứ hai, cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc mở niêm phong vật chứng là chất ma túy để thực hiện công tác giám định tạo điều kiện cho hoạt động THQCT.
Nghị định số 127/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định về niêm phong vật chứng đối với ma túy cịn một số khó khăn, bất cập về vấn đề mở niêm phong vật chứng là ma túy để phục vụ công tác giám định như đã nêu tại Chương 2, do đó liên ngành tư pháp trung ương cần sớm có văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định số 127 quy định về việc mở vật chứng là chất ma túy để thực hiện công tác giám định theo hướng: Đối với vật chứng niêm phong phục vụ cho
công tác giám định để giải quyết các vụ án hình sự khi mở niêm phong không bắt buộc phải có mặt của người bị tình nghi, người bị tố giác, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo hoặc người thân thích của người bị tình nghi, người bị tố giác, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo hoặc người bào chữa mà chỉ cần đại diện cơ quan trưng cầu và bắt buộc phải có người chứng kiến tham gia.
Thứ ba, cần có hướng dẫn để thống nhất áp dụng pháp luật trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với các tội phạm ma túy nói chung và tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng.
Các căn cứ để tạm giam đã được quy định tại Điều 119 BLTTHS, từ những khó khăn vướng mắc đã nêu tại Chương 2 luận văn này. Do vậy cần có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể hoặc các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ trong việc vận dụng các căn cứ “khơng có nơi cư trú rõ ràng”, “có dấu hiệu bỏ trốn”, có “dấu hiệu tiếp tục phạm tội” để có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn cho phù hợp đối với các bị can trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy.
Thực tiễn địa phương cho thấy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các tội phạm ma túy nói chung và tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng khơng được sự ủng hộ của người dân địa phương, thậm chí là sự phản ứng của gia đình một số bị can. Loại tội phạm này là một loại tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cao, do đó cần phải xem xét có một quy định đặc biệt để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong các vụ án mua bán trái phép chất ma túy đáp ứng yêu cầu của xã hội và trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm ma túy trong tình hình hiện nay.
Thứ tư, cần có hướng dẫn thống nhất vấn đề định tội danh đối với tội mua bán trái phép chất ma túy và các tội danh khác.
Theo quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, đây là tội ghép gồm 04 tội danh “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, “Mua bán trái phép chất ma túy”, “Chiếm đoạt chất ma túy”. Thông tư liên tịch số 17 ngày 24/12/2007 hướng dẫn trong trường hợp nếu người
phạm tội phạm tội theo quy định tại điều này mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ thì bị truy cứu TNHS với tội danh đầy đủ với tất cả hành vi đã được thực hiện theo điều luật tương ứng và phải chịu một hình phạt. Theo hướng dẫn này, một người mua ma túy để sử dụng, tàng trữ trái phép tại nhà người đó, người này tiếp tục lấy một phần ma túy ra để bán lẻ nhằm thu hồi số tiền mua ma túy, phần ma túy còn lại người này tàng trữ để tiếp tục sử dụng và khơng có ý định bán đối với phần ma túy này, nếu bị bắt thì sẽ được cơ quan tố tụng định tội danh bằng một tội danh đầy đủ là tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy” và chỉ bị áp dụng bằng một hình phạt.
Trong khi đó BLHS hiện hành đã tách các tội tại Điều 194 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thành bốn tội danh riêng biệt và độc lập, từ Điều 249 đến Điều 252. Vậy câu hỏi đặt ra nếu trong tình huống nêu trên áp dụng theo BLHS hiện hành sẽ xử lý như thế nào. Một số quan điểm cho rằng, và cũng là quan điểm của tác giả, cần xác định mặt chủ quan của người phạm tội, từ đó xác định hành vi tàng trữ là điều kiện hoặc hệ quả tất yếu của hành vi mua bán trái phép chất ma túy, từ đó phải thu hút vào chung một danh duy nhất là tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Quan điểm khác cho rằng phải định tội với người phạm tội theo từng tội danh độc lập, tức là phải xác định người này phạm cả tội “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với hành vi bán lẻ một phần chất ma túy, và tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” đối với hành vi tàng trữ phần ma túy còn lại để sử dụng theo các Điều 249, 251 BLHS, sau đó áp dụng Điều 55 BLHS để tổng hợp hình phạt, điều này có thể dẫn đến bất lợi cho người có hành vi phạm tội. Do vậy cần phải có sự hướng dẫn từ liên ngành tố tụng trung ương để thống nhất quan điểm xử lý đối với những vụ việc có tình tiết nêu trên.
Một vấn đề khác, theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17 ngày 24/12/2007, một người thực hiện hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác, nhưng khi giám định chất ma túy thì khơng phải là chất ma túy trong khi ý chí chủ quan của người này nghĩ đó là chất ma túy và thực hiện hành vi bán trái phép, thì người này vẫn phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tại khoản 1
Điều 251 BLHS. Điều này có một bất cập đó trong việc định khung hình phạt trong trường hợp một người đem 500 gam đi bán với một người đem 5 gam đi bán đều bị truy cứu TNHS tại khoản 1 Điều 251, mặc dù khối lượng chất mà người đó nghĩ là ma túy để đem bán có sự chênh lệch rất lớn. Do đó cần có sự xem xét, nghiên cứu để có hướng dẫn hoặc sửa đổi luật nhằm khắc phục tình trạng này.
2.2.4.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát “vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thơng về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”
Thứ nhất, VKS các cấp phải có kế hoạch cụ thể trong việc xây dựng đội ngũ
cán bộ, KSV trong đơn vị có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của Ngành. Mỗi cơ quan VKS phải thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ, KSV để sắp xếp, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, KSV. Phải có kế hoạch phân cơng KSV có trình độ, năng lực, kinh nghiệm theo dõi hướng dẫn nghiệp vụ cho các KSV, kiểm tra viên mới được bổ nhiệm, chuyên viên mới được tuyển dụng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ trẻ.
Thứ hai, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo VKS tỉnh và các lãnh đạo VKS cấp
huyện phải có sự quan tâm lãnh đaọ, chỉ đạo sâu sát, kịp thời. Lãnh đạo VKS các cấp cần quán triệt đến từng cán bộ, KSV học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm lời dạy của Bác đối với cán bộ ngành kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Phải làm cho mỗi cán bộ kiểm sát nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò tầm quan trọng của cơng việc để từ đó có chuyển biến rõ rệt về hành động, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc tu dưỡng, rèn luyện, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và đề cao kỷ cương, kỷ luật trong công tác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Ban lãnh đạo cũng phải tăng cường cơng tác quản lý cán bộ, có các quy định khen thưởng định kỳ, khen thưởng đột xuất đối với cán bộ, cơng chức có thành tích trong cơng
tác THQCT. Kịp thời phát động các phong trào thi đua, làm cho cán bộ, Kiểm sát viên nâng cao hơn nữa nhận thức vai trị của mình. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra nghiệp vụ đối với các VKS các cấp để kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện vi phạm và có thơng báo rút kinh nghiệm. Đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật cần có biện pháp uốn nắn và xử lý kịp thời.
Thứ ba, mỗi cán bộ kiểm sát phải tự mình xây dựng kế hoạch, phương
hướng, biện pháp cụ thể trong việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của bản. Hàng năm, phải tự mình rút ra hạn chế, khuyết điểm và có phương hướng sửa chữa, khắc phục. Không ngừng trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, rèn luyện tính tự giác, kỹ luật, khơng ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng hồn thành tốt mọi công việc được giao vì mục tiêu chung của Ngành.
2.2.4.3. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng
Một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy đó là nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, để tăng cường mối quan hệ phối hợp này, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, liên ngành tố tụng CQĐT, VKS, Tịa án phải có sự tăng cường
phối hợp trong mỗi giai đoạn tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy. Việc tăng cường phối hợp này thể hiện qua việc các cơ quan tố tụng cùng nhau thống nhất ban hành các quy chế liên ngành, tạo điều kiện cho công tác giải quyết vụ án nói chung và cơng tác THQCT của VKS nói riêng. Khi gặp những vụ án mua bán trái phép chất ma túy có tính chất phức tạp, nhiều vướng mắc về định tội danh, đánh giá chứng cứ, liên ngành tố tụng cần nhanh chóng tổ chức họp liên ngành để cùng thống nhất đường lối xử lý vụ án, hạn chế việc oan sai.
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tố tụng trong
công tác chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vụ án mua bán trái phép có tính chất phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân phải chủ động
phân cơng ĐTV, KSV, Thẩm phán có kinh nghiệm, có năng lực, trình độ nghiệp vụ cao để tham gia giải quyết các vụ án mua bán trái phép chất ma túy trọng điểm. Trong quá trình giải quyết vụ án, người đứng đầu mỗi đơn vị phải có sự quan tâm tới tiến độ giải quyết vụ án, có sự kiểm tra, giám sát và thường xuyên đôn đốc để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, khơng bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Thứ ba, việc phối hợp giữa các cơ quan tố tụng phải được nâng cao thông qua công tác tổng kết, sơ kết về việc giải quyết các vụ án ma túy nói chung và mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Từ cơng tác tổng kết, sơ kết này, các cơ quan tố tụng nêu ra được những hạn chế, bất cập, những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết vụ án, từ đó đưa ra được những hạn chế nhằm khắc phục những khó khăn đó, từ đó nâng cao chất lượng điều tra của CQĐT, chất lượng THQCT của VKS và chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân.
3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa
tỉnh Đồng Nai
3.2.2.1. Tăng cường trách nhiệm thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra trong các vụ án mua bán trái phép chất ma túy
Chủ trương “Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” là một trong những vấn đề cơ bản, quan trọng trong cải cách tư pháp hình sự hiện nay ở nước ta. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về cải cách tư pháp xác định: Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm chính về những oan, sai trong việc khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố; phải bảo đảm việc truy tố có căn cứ, đúng pháp luật, cùng với cơ quan điều tra khắc phục những vi phạm, tồn tại trong quá trình điều tra, bảo đảm không để lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Để bảo đảm cho cơng tác THQCT có chất lượng cao, Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành Chỉ thị số 06 ngày 06 tháng 12 năm 2013 về Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp
ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, trong đó yêu cầu VKSND các cấp thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường, nâng cao chất lượng công tố trong điều tra vụ án hình sự.
Trong giai đoạn điều tra các vụ án mua bán trái phép chất ma túy, KSV khi THQCT phải theo sát và nắm rõ tiến độ điều tra, phải chủ động cùng ĐTV tham gia giải quyết vụ án. Việc điều tra không khách quan, thiếu chứng cứ, khơng tồn diện hoặc có sai lầm trong việc ban hành thủ tục tố tụng có lỗi của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án đó. Do vậy để tăng cường trách nhiệm của công tố và gắn công tố trong hoạt động điều tra, VKSND thành phố Biên Hòa cần thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, VKSND thành phố Biên Hòa tăng cường thực hiện các nội dung