Bệnh viêm tử cung đã có nhiều phác đồ rất hiệu quả đã nói ở trên. Chung quy lại có hai hướng điều trị chính là điều trị bảo tồn và phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Tùy vào tình trạng chó bị viêm và yêu cầu của gia chủ mà tiến hành điều trị. Ở đây do tính chất của bệnh chúng tôi lựa chọn phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Tất cả 12 con mắc bệnh đều được phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Kết quả được ghi lại và theo dõi thể hiện ở bảng 8.
Bảng 8. Kết quả điều trị chó bị viêm tử cung bằng phẫu thuật ngoại khoa (n=12)
Tình trạng sau phẫu thuật Số con (con) Tỷ lệ (%)
Sống 11 91,67 Chết 1 8,33
Tổng 12 100
Từ kết quả của bảng 8 cho thấy khơng phải 100% chó bị viêm tử cung khi phẫu thuật cắt bỏ sẽ sống. Tỷ lệ khỏi rất cao (91,67%), tuy nhiên vẫn có tỷ lệ chết chiếm 8,33%. Trường hợp chết khi thân nhiệt lúc gia chủ đem tới đo được dưới 37.
Như đã nói ở trên thân nhiệt là dấu hiệu của sự sống. Khi trải qua giai đoạn sốt cao mà sức đề kháng của con vật khơng thắng mầm bệnh thì thân nhiệt sẽ hạ, điều này rất nguy hiểm, con vật đang cận kề cái chết. Đa phần chó được đưa đến Trung tâm thú
y OKADA PET đều là những ca viêm có tính chất nghiêm trọng, việc sử dụng hướng điều trị bảo tồn có khả năng tái phát. Chính vì thế phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp tối ưu nhất, đem lại hiệu quả cao trong thực tế lâm sàng.
2.5 THẢO LUẬN
Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung trong số các bệnh sản khoa được đưa tới khám bệnh tại trung tâm thú y OKADA PET là 48% so với các nghiên cứu khác thì thấp hơn. Như nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2018) tại phòng khám thú y Trường Sơn Đà Nẵng có tỷ lệ mắc viêm tử cung trong số các ca bệnh sản khoa là 59,61%. Sự khác biệt này có thể do khác biệt về khu vực địa lý, mức độ phát triển đô thị. Thành phố càng phát triển mức sống của người dân cao nên gia chủ quan tâm nhiều hơn đến thú cưng của mình, phát hiện sớm sự bất thường và đưa đi khám. Một lý do nữa đến từ thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh được nghiên cứu năm 2018. Càng về sau người dân càng có ý thức đưa thú đi triệt sản khi khơng có nhu cầu cho cún sinh nên tỷ lệ viêm tử cung giảm.
Sử Thanh Long và Trần Lê Thu Hằng (2015) đã nghiên cứu nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung ở cả chó giống nội và giống ngoại kết quả chó giống ngoại có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn chó giống nội. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tôi.
Trong nghiên cứu này bệnh viêm tử cung xảy ra ở chó khơng sinh sản có tỷ lệ cao nhất, và giảm dần khi lứa đẻ tăng, chó sinh sản đều tỷ lệ viêm tử cung giảm xuống. Kết quả này tương đồng với kết quả của Lê Văn Thọ và cs. (2008), Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng (2015), Wheaton LG và CS (1993).
Các biểu hiện của viêm tử cung rất đa dạng: bụng to, chảy dịch âm hộ, sốt cao, bỏ ăn ủ rũ, hạ thân nhiệt, uống nhiều nước. Tần suất xuất hiện bụng to và bụng to nhiều nhất. Nghiên cứu của Nguyễn Phi Bằng (2019) cũng xuất hiện và tần suất xuất hiện các biểu hiện tương tự. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wheaton et al. (1987).
Việc sử dụng siêu âm trong chẩn đốn cho độ chính xác cao hơn so với chẩn đốn lâm sàng. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Nguyễn Văn Dương (2011) và Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng (2015).
Nghiên cứu trước đây của Susi Arnord và cs. (2017) cho thấy việc điều trị bảo tồn bằng kháng sinh phổ rộng kết hợp với hormone prostaglandin F2 có hiệu quả với nhưng ca bệnh chưa nặng, nhưng có thể tái phát nếu con vật khơng sinh sản đều ở có chu kỳ tiếp theo. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương (2011) việc sử dụng phương pháp cắt bỏ tử cung kết hợp kháng sinh cho kết quả điều trị khả quan hơn khi điều trị bằng phương pháp nội khoa. Ở nghiên cứu này, vì tình trạng sức khỏe của bệnh súc và yêu cầu của gia chủ nên chỉ thực hiện phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, Tỷ lệ khỏi rất cao (91,67%).