Cấu tạo các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản chó cá

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp - Linh (Trang 26 - 29)

Cơ quan sinh dục của chó cái gồm bộ phân sinh dục trong (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo và cổ tử cung) và bộ phận sinh dục ngồi (âm hộ, âm vật và tiền đình). Cơ quan sinh dục được nâng đỡ bằng dây chằng rộng. Dây chằng này bao gồm màng treo buồng trứng, mang treo ống dẫn trứng và màng treo tử cung. (Trần Thị Ngọc Bích và cs., 2013)

2.2.3.1 Buồng trứng

Buồng trứng của chó cái gồm một đơi có hình ovan đến hình trịn, nằm trong hai túi buồng trứng, ở phía sau thận. Mỗi buồng trứng đính bởi dây riêng vào tử cung và dây treo cân mạc cửa bụng, ngay phía trong của xương sườn chót, khoảng đốt sống thắt lưng thứ 3 hoặc thứ 4.

Buồng trứng phải thường nằm về phía trước so với buồng trứng trái. Cấu tạo gồm:

-Bề ngoài buồng trứng là một màng liên kết sợi chắc như bao dịch hoàn.

-Bên trong buồng trứng chia thành 2 miền: miền vỏ và miền tủy được cấu tạo từ mô liên kết sợi xốp tạo ra cho buồng trứng một chất đệm. Miền tủy nhiều mạch máu hơn và tổ chức mơ xốp cũng dày hơn. Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì đó xảy ra q trình trứng chín và rụng.

Trên buồng trứng có từ 70.000 đến 100.000 nỗn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngồi là những nỗn bào sơ cấp phần bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi nỗn bào chín được nổi lên trên bề mặt buồng trứng. (Trần Thị Ngọc Bích và cs., 2013)

2.2.3.2.Ống dẫn trứng

Cấu trúc chia làm 3 phần:

Phần phễu: Còn gọi là vịi Fallope có các tua như loa kèn bao bọc buồng trứng. Trong giai đoạn xuất nỗn, vịi Flallope bao chặt và dịch chuyển đến vị trí nang Graff để hứng lấy nỗn phóng thích.

Phần quai rộng: Ở vị trí 1/3 ống dẫn- đây chính là nơi thụ tinh.

Phần eo: Tiếp giáp với tử cung, cấu tạo bởi các lớp cơ trơn dày, nhầy có nhiệm vụ đưa trứng đã thụ tinh về làm tổ ở sừng tử cung. Ngoài ra phần eo cịn có nhiệm vụ hấp thụ các dưỡng chất do phần quai tiết ra trong quá trình hỗ trợ sự hợp tử. (Phan Vũ Hải, 2013)

2.2.3.3. Tử cung

Tử cung của chó cái có dạng hình chữ Y; gồm hai sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung. Tử cung định vị ở khoảng giữa phần bụng của bàng quang và kết tràng xuống. (Trần Thị Ngọc Bích và cs., 2013). Kích thước của tử cung thay đổi tùy thuộc vào tầm vóc, số lần mang thai, tình trạng bệnh lý, đang mang thai hay khơng. (Vet shop VN, 2013)

Sừng tử cung là một ống màng cơ hơi hẹp từ vùng lưng xuống bụng, tiếp nối với ống dẫn trứng ở phía trước và thân tử cung ở phía sau. Sừng tử cung nằm hoàn toàn trong xoang bụng, sừng bên phải dài hơn sừng bên trái. (Vet shop VN, 2013)

Thân tử cung nằm trong xoang bụng và một phần trong xong chậu, phía trước tiếp nối với 2 nhánh của sừng tử cung và phía sau là âm đạo thông qua cổ tử cung. Cổ tử cung là phần thu hẹp của thân tử cung tiếp nối với âm đạo. (Vet shop VN, 2013)

Tử cung nhận sự cung cấp máu và sự điều khiển của thần kinh thơng qua dây chằng rộng. Có hệ thống mạch máu nổi lên giữa hệ thống động máu tử cung và buồng trứng. Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ vai trị chủ chốt trong q trình sinh sản như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hòa chức năng của thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ. Chất dịch nội mạc tử cung chủ yếu là các protein huyết thanh nhưng cũng có một ít protein đặc. Mức độ và số lượng các protein này biến động theo chu kỳ sinh sản. (Trần Thị Ngọc Bích và cs., 2013)

2.2.3.4. Âm đạo

Âm đạo nằm giữa cổ tử cung và tiền đình, nằm hồn tồn trong xoang chậu. Phần đầu âm đạo gọi là vòm âm đạo, phần cịn lại kéo dài về phía trước có lớp nội bì xếp theo chiều dọc và các nếp gấp nhỏ xếp theo chiều ngang. Nếp dọc tận cùng ngang tầm với lỗ thốt tiểu, là nơi tiếp nối với tiền đình. (Trần Quy và cs.,2006). So với tử cung thì lớp áo cơ ở phần này khơng phát triển nhiều và có khả năng co dãn theo hai chiều. (Phan Vũ Hải, 2013)

Vách âm đạo gồm có biểu mơ bề mặt, lớp áo cơ và màng thanh dịch. Lớp áo cơ của âm đạo gồm lớp cơ vịng dày ở phía trong và lớp có dọc mỏng ở phía ngồi. Lớp cơ dọc này kéo dài một phần vào trong tử cung. Biểu mô bề mặt bao gồm các tế bào không tuyến, phân tầng, tế bào biểu mô vẩy. (Phan Vũ Hải, 2013)

Âm đạo là một cơ quan giao cấu mà tinh dịch đọng lại đó cho đến khi tinh trùng được vận chuyển qua các đại phân tử của dịch nhầy cổ tử cung. Ngoài ra âm đạo còn là ống dẫn thải cho các chất dịch cổ tử cung, nội mạc tử cung, ống dẫn trứng và là đường cho thai ra ngồi khi đẻ. (Trần Thị Ngọc Bích và cs., 2013)

2.2.3.5. Âm hộ

Âm hộ là cửa ngõ của cơ quan sinh dục cái, gồm 2 mơi: phần dính phía trên gọi là mép lưng, phần dưới gọi là mép bụng. (Phan Vũ Hải, 2013) Trên 2 môi của âm mơn có các sắc tố đen nhiều tuyến bã, tuyến tiết mồ hôi và nhiều tuyên tiểu thể xúc cảm. (Trần Thị Ngọc Bích và cs., 2013)

2.2.3.6. Âm vật

Âm vật giống như dương vật được thu nhỏ lại. Âm vật nằm gần âm hơ trên nền tiền đình âm đạo, bao gồm 2 phần: Phần thân ngắn, phần đầu hơi giống đầu dương vật, cũng có thể cương cứng, có đầu mút tận cùng thần kinh, các tiểu thể xúc cảm. (Phan Vũ Hải, 2013)

2.2.3.7. Tiền đình

Tiền đình là giới hạn giữa âm hộ và âm đạo. Ở chó tiền đình là hốc nối từ âm đạo đến âm hộ, bao gồm mào ống tiểu lồi lên từ nền tiền đình và lỗ thốt tiểu. Phía trước mào ống tiểu có một nếp gấp gọi là màng trinh. Đây là một màng xơ có nhiều sợi co dãn được. Một số trường hợp giao phối mà vẫn còn màng là do các sợi này có độ dãn cao hoặc do lớp biểu mô phủ cả mặt trong và mặt ngoài của màng. Nằm sâu dưới lớp áo màng nhầy của nền tiền đình là âm đạo, sát với âm vật là hạch tiền đình âm đạo. Đây là hai khối mơ thon, dài, có thể cương cứng tương đương như hành dương vật của con đực. (Phan Vũ Hải, 2013)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp - Linh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w