Đặc điểm sinh lý sinh dục của chó cá

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp - Linh (Trang 29 - 30)

Chó cái trưởng thành về thể chất và tính dục vào khoảng 8-10 tháng tuổi. Chó mang thai 60 có thể cộng trừ 3 ngày. Sự hoạt động của trứng có khu kỳ trung bình 6 tháng. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 9-16 ngày. Thời kỳ phối giống thích hợp từ ngày 10-13 từ ngày thấy kinh đầu tiên. (Phan Vũ Hải, 2013)

Các giai đoạn của chu kỳ động dục:

Giai đoạn trước động dục: Bộ máy sinh dục và núm đầu vú bắt đầu nảy lên. Âm hộ sưng to dần, có dịch nhầy trong. Có thể thấy vài giọt máu báo sắp hành kinh. Sau các dấu hiệu trên 7-10 ngày, chó bắt đầu hành kinh, lúc đầu máu khơng nhiều chó thường liếm sạch, 3-5 ngày sau máu ra ồ ạt dây rớt nền nhà, sân vườn. Buồng trứng có nang trứng phát triển, màng nhầy tử cung dày lên, tụ huyết, cổ tử cung hé mở, đỏ hồng. (Phan Vũ Hải, 2013)

Giai đoạn động dục: Máu ra ít dần, màu nhạt dần sang hồng đồng thời cửa mình cũng mềm lại. Chó rất thích gần chó đực hoặc quấn qt với người. Phản xạ chịu đực rất rõ rệt: Dùng tay kích thích ấn nhẹ vào dưới đi thì chó đứng im hoặc mơng giật giật. Buồng trứng có nang trứng nhơ căng, màng nhầy tử cung đầy, trương lực tử cung tối đa, cổ tử cung mở rộng. (Phan Vũ Hải, 2013)

Giai đoạn sau động dục: Từ 17-22 ngày, âm hộ khô dần, lượng dịch tiết âm đạo cũng hết dần, rồi hết hồn tồn. Chó cái khơng thích gần đực nữa. (Phan Vũ Hải, 2013)

Giai đoạn yên tĩnh: Trạng thái thần kinh trở lại bình thường. Cơ quan sinh dục hết sung huyết, cổ tử cung đóng chặt, khơng có niêm dịch. (Phan Vũ Hải, 2013)

Cơ chế thần kinh thể dịch điều khiển sinh sản của gia súc cái:

Quá trình động dục của con vật mang tính chất chu kỳ có sự tác động của yếu tố nội tại và ngoại cảnh thông qua sự điều khiển của hệ thần kinh cùng các tuyến nội tiết

Nhân tố nội tại: Chủ yếu là buồng trứng sản sinh một lượng Oestrogen. Nó tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng tới vùng dưới đồi (Hypothalamus) tạo

điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền xung động thần kinh gây tiết chu kỳ. Cũng thời gian đó Oestrogen ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến yên với GnRH

Yếu tố ngoại cảnh: Ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, chế độ chăm sóc, ni dưỡng và các steroid tự nhiên tác động lên vỏ đại não. Đồng thời con cái còn chịu tác động của con đực thơng qua khứu giác, thính giác, xúc giác, … gây nên các kích thích mãnh liệt và tác động lên vỏ đại não. Sau khi vỏ đại não tiếp thu các kích thích của ngoại cảnh thì truyền đến hypothalamus tiết ra các yếu tố giải phóng GnRH. Tác động đến tuyến yên kích thích thùy trước tuyến n giải phóng FSH và LH.

FSH tuần hồn theo máu, kích thích buồng trứng làm cho nỗn nang phát triển và lượng Oestrogen tiết ra nhiều. Lượng dịch bài tiết nhiều sẽ làm cho thể thích của bao noãn tăng lên và nổi lên bề mặt ngồi buồng trứng, đó là bao nỗn chín. Oestrogen vào máu đi khắp cơ thể tác động lên trung khu đại não làm hưng phấn sinh dục và tác động lên các cơ quan sinh dục làm biến đổi bộ máy sinh dục. Đồng thời Oestrogen tác động ngược lên Hypothalamus và thùy trước tuyến yên để giải phóng FSH và LH.

LH tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi do nó có tác dụng hoạt hóa các enzyme để phần giải vách nỗn bào kết hợp với FSH tỷ lệ 3/1 làm noãn bào vỡ ra, tạo ra sự rụng trứng. Ngồi tác dụng của hormone thì sự rụng trứng cịn chịu tác động của sự giao phối.

Trứng rụng và hình thành thể vàng, thể vàng phần tiết Progesterone, hormone gây tác động lên hypothalamus và thùy trước tuyến yên, ức chế tuyến yên tiết ra FSH và LH làm cho quá trình động dục chấm dứt, ngồi ra nó cịn tác động lên tử cung, làm tử cung dày lên tạo điều kiện phát triển tốt cho hợp tử. Nếu con vật mang thai thì thể vàng tồn tại trong suốt quá trình mang thai và tiêu biến trước khi sinh 18-20 ngày. Nếu khơng mang thai thì thể vàng tồn tại 10-16 ngày tùy theo con vật. Sau đó hàm lượng Progesterone giảm dần và tuyến yên lại được kích thích tiết FSH và LH, chu kỳ sinh dục mới được bắt đầu. (Phan Vũ Hải, 2013)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp - Linh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w