thú y OKADA PET
Trong thời gian từ 8/2020 đến 1/2021 chúng tôi đã tiến hành khám chữa bệnh và phát hiện có 25 ca bệnh sản khoa, nhờ kết hợp giữa chẩn đốn lâm sàng và siêu âm phát hiện có 12 ca viêm tử cung.
Tại phịng khám những ca bệnh có biểu hiện nghi ngờ bệnh viêm tử cung được chẩn đoán bằng phương pháp lâm sàng và kiểm tra lại bằng siêu âm. Những ca bệnh khơng có biểu hiện rõ ràng tiến hành siêu âm ổ bụng cũng như các xét nghiệm cần thiết khác. Trường hợp chó có biểu hiện đặc trưng như chảy dịch ở âm hộ, bụng to, sốt, uống nhiều nước thì có thể dễ dàng phát hiện bệnh viêm tử cung. Một số chó đang bị viêm nhẹ hoặc dịch tử cung khơng chảy ra thì dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác hoặc mang thai. Nhờ kết hợp với siêu âm có thể khắc phục những nhược điểm của chẩn đoán lâm sàng. Phát hiện bệnh viêm tử cung, cũng như các bệnh lý khác ở ổ bụng.
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh viêm tử cung so với các bệnh sản khoa khác
Nhóm bệnh Số con mắc Tỷ lệ (%) Đẻ non 3 12 Đẻ khó 5 20 U sinh dục 2 8 Bệnh viêm tử cung 12 48 Khác 3 12 Tổng 25 100
Bảng 2 cho thấy trong số 25 ca bệnh sản khoa có 12 ca, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 48% là cao nhất, đẻ khó chiếm 20% và u sinh dục ít gặp hơn chiếm 8%. Trong nhóm bệnh này, bệnh viêm tử cung có tỷ lệ mắc cao nhất và gây nhiều ảnh hưởng bệnh lý nghiêm trọng nhất đến sức khỏe, sức sinh sản của đàn chó.
Ngày nay nhiều gia chủ ni cảnh, khơng muốn chó đẻ đã có ý thức đi triệt sản cho chó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung.Tuy nhiên đây chỉ là khảo sát tại phòng khám, cịn nhiều ca bệnh khơng được chủ đem tới khám và điều trị. Vì vậy về mặt thực tiễn, số ca chó mắc bệnh viêm tử cung có thể cao hơn.
2.4.1.1. Tần suất xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm tử cung
Trong quá tình nghiên cứu tơi đã tập hợp các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tử cung, kết quả được trình bày ở bảng 6.
Bảng 3. Tần suất xuất hiện các triệu chứng điểm hình của chó mắc bệnh viêm tử cung (n=12)
STT Triệu chứng Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%)
1 Chảy dịch âm hộ 7 58,33 2 Bụng to 6 50,00 3 Sốt cao 6 50,00 4 Bỏ ăn, ủ rũ 4 33,33 5 Uống nhiều nước 2 16,67 6 Hạ thân nhiệt 2 16,67
Qua bảng 6 cho thấy các triệu chứng của bệnh viêm tử cung khá đa dạng như bỏ ăn ủ rũ, chảy dịch âm hộ, bụng to, sốt cao, hạ thân nhiệt, …. Ngoài biểu hiện bỏ ăn, ủ rũ là biểu hiện chung khi chó đang gặp vấn đề về sức khỏe thì các biểu hiện như chảy dịch âm hộ, bụng to là triệu chứng đặc trưng của bệnh, giúp phát hiện bệnh.
Đối với chó bị viêm tử cung, hiện tượng chảy dịch viêm ngoài âm đạo gặp nhiều nhất (58,33%) do khi tử cung viêm tích mủ, phản xạ mở cổ tử cung trong thời kỳ động dục, giao phối ở chó sẽ tạo điều kiện giúp dịch viêm thốt ra bên ngồi. Mặt khác, khi tử cung tích quá nhiều dịch viêm sẽ tạo một áp lực làm mở cổ tử cung khiến dịch viêm cũng thốt một phần ra bên ngồi qua âm đạo. Theo tôi quan sát dịch âm hộ rất đa dạng về màu và mùi, từ loãng như máu cá, dịch mủ màu vàng, dịch màu xám và đen, mùi rất tanh và thối.
Do quá trình viêm trong cơ thể, đặc biệt ở những trường hợp viêm nặng, viêm dạng kín, độc tố tiết ra đi vào máu gây có thể gây độc, triệu chứng sốt. Triệu chứng sốt được ghi nhận với tỷ lệ khá cao (50%).Sốt là cơ chế cơ thể bảo vệ cơ thể của chó, tuy nhiên sốt làm rối loạn chức năng trong cơ thể, nếu sốt quá cao có thể con vật sẽ chết. Sau giai đoạn sốt mà con vật không vượt qua được bệnh thì sẽ hạ thân nhiệt, tình trạng này rất nguy hiểm, con vật có nguy cơ chết rất cao, trong nghiên cứu này ghi nhận 16,67 % trường hợp hạ thân nhiệt
Chó cái bị viêm tử cung uống nhiều nước do dịch tiết được tích tụ nhiều bên trong tử cung, vi khuẩn tiết ra độc tố và được hấp thu vào vịng tuần hồn, cơ thể tăng cường loại thải các sản vật viêm qua thận nên chó phải đi tiểu nhiều, vì thế mà chó cái bị viêm tử cung thường uống nhiều nước. Ngoài việc thận làm việc quá mức do tăng cường lọc nước tiểu, độc tố của vi khuẩn còn ảnh hưởng đến chức năng thận gây hư hại thận nên dễ dẫn đến chết. Ngồi ra việc tích một lượng lớn dịch viêm sẽ lm tử cung giãn ra, bụng phình to, triệu chứng bụng to có tần suất xuất hiện cao, chiếm 50%.( Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2018)
2.4.1.2. Tỷ lệ chó bị bệnh theo giống
Hiện nay nhiều giống chó ngoại nhập về ni ở Việt Nam và ở Huế nói riêng, tuy nhiên số lượng mỗi giống lại khơng nhiều nên tơi sắp xếp các giống chó ngoại vào một nhóm và các giống chó bản địa vào một nhóm. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 3.
Bảng 4. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung theo giống (n=12)
Giống Số chó bị viêm tử cung Tỷ lệ (%)
Nội 4 33.33 Ngoại 8 66.67
Tổng 12 100
Từ kết quả của bảng 3 cho thấy tỷ lệ giống ngoại mắc bệnh viêm tử cung (66,67%) cao hơn hẳn so với giống nội (33,33%). Theo tìm hiểu các nghiên cứu của Sử Thanh Long và Trần Lê Thu Hằng (2015) cũng như tài liệu về bệnh khơng có nghiên cứu nào chỉ ra sự tác động của giống chó đến tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên nhìn vào kết quả nghiên cứu tơi cho rằng sự chênh lệch về tỷ lệ mắc bệnh giữa giống nội và giống ngoại không phải do di truyền mà do chịu tác động từ ngoại cảnh.
Chó ngoại được ni chủ yếu để làm cảnh và kinh doanh, có giá trị kinh tế cao nên được kiểm soát việc sinh sản và giao phối về lâu dài gây rối loạn chu kỳ sinh dục và hormone dẫn tới viêm tử cung. Mặt khác chó ngoại được ni nhốt, gần gũi với con người nên được quan tâm và phát hiện bệnh cũng như đưa đi khám kịp thời.
Chó nội thường được ni thả tự do, khơng bị kiểm sốt về sinh sản nên ít bị rối loạn sinh dục. Mặt khác chó nội thường có giá trị kinh tế khơng cao, ni thả nên ít được chủ quan tâm mà viêm tử cung là bệnh diễn biến từ từ không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng trong thời gian ngắn như bệnh truyền nhiễm nên chủ ni ít gần gũi khó phát hiện bệnh kịp thời ở giai đoạn đầu của bệnh. Nếu có phát hiện gia chủ cũng khơng mặn mà với việc điều trị vì chi phí cao nên việc ghi nhận các ca bệnh viêm tử cung là chó nội ít hơn chó ngoại ở các phịng khám là điều tất yếu. Ngồi ra trong q trình sinh nở chó nội thường đẻ thường, ít có sự can thiệp của con người nên ít bị tác động bởi nguyên nhân do thao tác trong quá trình đỡ đẻ hay mổ đẻ.
2.4.1.3. Tỷ lệ chó bị bệnh theo lứa tuổi
Chó cái thành thục tính dục trung bình 6 – 12 tháng tuổi nhưng rất biến động và chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó giống có ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm động dục lần đầu. Do vậy rất khó xác định chính xác tuổi thành thục của chó cái. Các giống chó tầm vóc nhỏ thành thục khoảng 6 đến 10 tháng tuổi, các giống tầm vóc to thành thục muộn hơn (khoảng 12 tháng tuổi). Tuy nhiên, nhiều giống chó to có chu kỳ động dục đầu tiên xảy ra từ 18 – 24 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, chó cái vẫn có thể tiếp tục phát triển về mặt thể vóc và hồn thiện kĩ năng sinh tồn cũng như định hình về mặt
tính cách. Ở giai đoạn tiếp theo từ 3 – 5 năm tuổi, đây là giai đoạn chó đã hồn tồn trưởng thành về mặt thể vóc và sinh sản. Đối với chó cái được ni để sinh sản thì giai đoạn này chỉ có khả năng sinh sản tốt nhất, khả năng thụ thai và chăm sóc chó con sơ sinh tốt. Sau giai đoạn này, từ 6 năm tuổi trở đi là giai đoạn chó già. Thể chất cũng như khả năng hoạt động của các hệ thống trong cơ thể bắt đầu suy giảm. Hoạt động nội tiết trong cơ thể giảm dẫn đến sự suy giảm về mặt sinh sản của chó.(Nelson, R.W. and Feldman, E.C.,1986).
Mỗi giai đoạn có sự khác biệt rất rõ về khả năng sinh sản nên để có thể nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung, tôi đã chia làm ba nhóm tuổi: nhóm nhỏ hơn 2 năm tuổi, nhóm từ 3-5 năm tuổi và nhóm hơn 6 năm tuổi. Mối liên hệ về lứa tuổi với bệnh viêm tử cung được trình bày ở bảng 4
Bảng 5. Tỷ lệ chó mắcbệnh viêm tử cung theo lứa tuổi (n=12)
Nhóm tuổi Số con mắc bệnh Tỷ lệ (%)
< 2 năm 2 16,67 3-5 năm 4 33,33 >6 năm 6 50
Tổng 12 100
Từ kết quả của bảng 4 cho thấy tỷ lệ bệnh viêm tử cung tăng theo lứa tuổi. Lứa tuổi dưới 2 năm tuổi có tỷ lệ thấp nhất (16,67%) trong khi đó lứa tuổi trên 6 năm có tỷ lệ bệnh viêm tử cung cao (50%)
Nguyên nhân do chó cái có progesterone buồng trứng tiết ra, lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với progesterone nên sẽ hình thành những nang. Tuổi của chó càng lớn, các nang phát triển càng nhiều, những nang này tiết nhiều dịch và được lưu lại bên trong làm gia tăng kích thước tử cung. Càng để lâu khơng phát hiện bệnh, dịch tích lại càng nhiều. Khi bệnh tiến triển và cổ tử cung mở, dịch tràn ra ngoài âm đạo, lúc này vi khuẩn có sẵn ở âm đạo đi vào bên trong qua cổ tử cung và gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ bên ngồi có thể xâm nhập vào tử cung do sự mở cổ tử cung trong các thời kỳ động dục, giao phối, sinh đẻ…bị giữ lại bên trong khi cổ tử cung đóng lại gây viêm, thường sẽ bắt đầu sau khi kết thúc chu kỳ động dục 3-5 tuần.
2.4.1.4 Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ
Mối liên hệ giữa số lứa đẻ và tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 6. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ (n=12) Lứa đẻ Số chó mắc bệnh Tỷ lệ (%) Khơng sinh sản 5 41,67 1 3 25 2 2 16,67 3 1 8,33 4 trở lên 1 8,33 Tổng 12 100
Kết quả ở bảng 5 cho thấy những chó khơng được sinh sản có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất (41,67%), tỷ lệ đó giảm dần theo số lứa đẻ, số lứa đẻ càng cao tỷ lệ mắc viêm tử cung càng thấp. Từ 4 lứa trở lên tỷ lệ là 8,33%
Theo Robert et al. (1996) trước đây người ta cứ nghĩ viêm tử cung là do tử cung bị nhiễm trùng. Nhưng thời gian gần đây người ta đã phát hiện ra nguyên nhân nguyên phát là do sự bất thường về hormone trên những chó khơng sinh sản hoặc sinh sản khơng đều đặn, cịn nhiễm trùng chỉ là thứ phát có thể có hoặc khơng xảy ra. Những chó khơng cho sinh sản hoặc ít sinh sản mà khơng cắt bỏ tử cung, buồng trứng, progesterone vẫn được buồng trứng tiết ra. Trên thực tế hiện nay, để tránh thai cho chó xảy ra sự giao phối khơng kiểm sốt, nhiều bác sĩ thú y đã sử dụng thuốc tránh thai dùng trong nhân y với thành phần là MPA làm cho hàm lượng progesterone tăng cao. Lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với progesterone sẽ hình thành các nang, tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho tế bào trở nên dễ bị cảm nhiễm, từ đó nguy cơ bệnh viêm tử cung tăng cao. Điều này giải thích tại sao những chó khơng cho sinh sản hoặc sinh sản không đều đặn thường bị viêm tử cung cao hơn những chó sinh sản bình thường.
Theo kết quả nghiên cứu của Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng nếu chó sinh sản tự nhiên 2 lứa đẻ mỗi năm sẽ ít bị viêm tử cung hơn hẳn những chó khơng cho đẻ hoặc đẻ khơng đều. Chính vì vậy, cần khuyến cáo người ni: nếu khơng có ý định cho chó của mình đẻ thì nên đem đến các phịng khám thú y để triệt sản.