Viêm tử cung là một nhiễm trùng thứ phát xảy ra như là kết quả của sự rối loạn điều tiết hormone trong hệ thống sinh sản của chó cái. (VCA animal hospital)
Viêm tử cung xảy ra chủ yếu ở hai dạng: Viêm kín và viêm hở. (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012) Ở những chó bị viêm tử cung dạng hở, dịch tiết sẽ tích tụ bên trong tử cung ngày càng nhiều, nếu cổ tử cung mở thì dịch chảy ra ngồi âm đạo, mắt thường có thể thấy dịch ở âm hộ và dính vào vùng lơng dưới đi. Tùy vào mức độ viêm và nhiễm trùng mà dịch tiết có các màu khác nhau như màu trắng, vàng, hồng hay nâu. Từ đó ta dễ nhận biết và chẩn đốn bệnh. Trường hợp viêm tử cung dạng kín, cổ tử cung đóng kín thì biểu hiện khơng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với mang thai, tích nước xoang bụng, khối u trong gan, xơ gan bởi ban đầu nó khơng chảy dịch, kích thước
bụng ngày càng to, con vật ốm yếu mệt mỏi. Trường hợp này cần có biện pháp chẩn đốn phù hợp như dùng mỏ vịt, siêu âm. Dịch viêm tích lại càng tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây nên nhiễm trùng nặng dẫn đến nhiễm trùng máu và chết.
Các trường hợp viêm tử cung ở chó đều rất nguy hiểm và khó điều trị, cần thời gian dài. Vì khi có biểu hiện thì gia chủ mới đem đi khám, biện pháp cuối cùng để giữ mạng sống của con vật là phẫu thuật cắt bỏ,
2.2.5.1. Nguyên nhân gây bệnh
Rối loạn chức năng buồng trứng dẫn đến việc tăng tiết Prosgesterone gây ra, làm rối loạn hormone, đây được coi là nguyên nhân nguyên phát của bệnh. (Nguyễn Văn Thanh và cs.,2012)
Do nhiễm khuẩn khi giao phối: xảy ra khi con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc do tác động cơ giới nào đó gây tổn thương bộ phận sinh dục cái, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vi khuẩn được phân lập nhiều nhất từ dịch viêm tử cung là
Escherichia coli, ngồi ra cịn có Streptococcus và Staphylococcus. (Nguyễn Văn
Thanh và cs.,2012)
Trường hợp khó sinh, giao phối kéo dài, chết lưu thai hoặc sẩy thai, phá thai tự nhiên hoặc do sử dụng thuốc không đúng, viêm âm đạo, viêm vú. Một số khác do nhiễm bẩn ống sinh sản trong hoặc sau khi sinh. (Nguyễn Văn Thanh và cs.,2012)
Hầu hết chó cái có triệu chứng của viêm tử cung trong vòng 8 tuần cuối của chu kỳ động dục. Tuy nhiên nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ động dục hoặc cũng có thể xảy ra khi chó đang mang thai. (Rubina Kumai Baithalu và cs., 2013)
2.2.5.2. Cơ chế gây bệnh
Trong thời gian con vật động dục, bạch cầu, yếu tố bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng bị ức chế xâm nhập vào tử cung. Điều này cho phép tinh trùng an toàn xâm nhập vào hệ thống sinh dục của con cái mà không bị tổn thương hay phá hủy bởi các tế bào của hệ miễn dịch. (Ernest Ward, DVM)
Sau khi động dục lượng hormone Prosgesterone tăng lên (>40 ng/ml) cho đến hai tháng sau, nó làm cho niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị đón thai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thai phát triển. Nếu q tình mang thai khơng xảy ra trong các chu kỳ động dục liên tiếp, niêm mạc tử cung tiếp tục dày cho đến khi nang tạo thành trong mơ (tình trạng này gọi là tăng sản nội mạc tử cung- CEH). (Rubina Kumai Baithalu và cs., 2013)
Lớp niêm mạc dày lên cộng với việc tiết dịch nhầy là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tử cung từ phân, từ dương vật của con đực. Ngoài ra prosgesterone với nồng độ cao ức chế sự co bóp của cơ tử cung để đẩy
dịch cũng như vi khuẩn ra ngoài. Sự kết hợp các yếu tố này dẫn đến tình trạng viêm tử cung. (Ernest Ward, DVM)
Trước đây các nghiên cứu thường cho rằng CEH và viêm tử cung là sự kiện liên tiếp. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cho thấy CEH và viêm tử cung không nhất thiết phải là các chu kỳ liên tiếp, có thể xảy ra độc lập với nhau. Viêm tử cung có thể xảy ra khi chỉ có sự xâm nhập của vi khuẩn. (Rubina Kumai Baithalu và cs., 2013)
2.2.5.3. Triệu chứng
Hiện tượng chảy dịch viêm ngoài âm đạo gặp nhiều nhất. Khi tử cung tích quá nhiều dịch viêm sẽ tạo một áp lực làm mở cổ tử cung khiến dịch viêm cũng thốt một phần ra ngồi. Ở thời kỳ động dục phản xạ mở cổ tử cung giao phối sẽ tạo điều kiện giúp dịch viêm thốt ra bên ngồi. (Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng, 2015)
Do quá trình viêm trong cơ thể, nhất là trường hợp viêm nặng và lâu, viêm kín, độc tốt tiết ra đi vào máu gây nhiễm độc tồn thân, các triệu chứng như sốt, nơn mửa, tiêu chảy rõ ràng hơn. Trường hợp viêm kín thì bụng con vật ngày càng to ra. (Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng, 2015)
Chó cái bị viêm tử cung uống nhiều nước do dịch tiết được tích tụ nhiều bên trong tử cung, vi khuẩn tiết ra độc tố và được hấp thụ vào vịng tuần hồn, cơ thể tăng cường loại thải các sản phẩm viêm qua thận nên con vật đi tiểu nhiều. Ngoài ra thận làm việc quá mức do tăng cường lọc nước tiểu còn ảnh hưởng đến chức năng thận gây hư hại thận nên dễ dẫn đến chết. Bệnh viêm tử cung mất rất nhiều nước cho sự tiết dịch ở tử cung kéo theo sự mất nước tế bào gây rối loạn nước cơ thể, tăng gia tăng cơn khát của thú bệnh nên khi bị bệnh, chó có khuynh hướng uống nhiều nước hơn so với bình thường để lập lại cân bằng lượng nước đã bị mất (Nguyễn Thị Quỳnh Anh và cs.,2018).
2.2.5.4. Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các triệu chứng thể hiện trên bệnh súc để chẩn đốn: âm hộ có chảy dịch, sốt, bỏ ăn, mệt mỏi, thể tích xoang bụng và các thơng tin do gia chủ cung cấp như thời gian phối, lứa đẻ, có hay khơng sử dụng thuốc tránh thai, bệnh hiện tại nếu có. (Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng, 2015)
Chẩn đốn bằng hình ảnh siêu âm
Từ những năm 1970, siêu âm đã được sử dụng tại Việt Nam, ban đầu là siêu âm loại A, siêu âm TM, siêu âm 2D. Cho đến nay các loại siêu âm 3D, 4D được ứng dụng rộng rãi để chẩn đốn bệnh lý trên có thể. Siêu âm là phương pháp thăm khám không xâm lấn, khơng gây chảy máu, an tồn cho bệnh nhân và bác sỹ, độ chính xác cao nên được ứng dụng rộng rãi. (Trần Quy và cs., 2006)
Đối với thú y siêu âm đang được bắt đầu áp dụng để chẩn đoán các bệnh trên vật ni. Tuy nhiên việc áp dụng cịn nhiều hạn chế do bác sỹ thú y còn chưa được đào tạo kỹ thuật siêu âm trên động vật hoặc nếu có thì rất ít.
Với bệnh viêm tử cung gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi, sức sinh sản, khả năng duy trì nịi giống, thậm chỉ gây chết nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong kỹ thuật siêu âm, hình ảnh tử cung bị viêm trên màn hình hiển thị chủ yếu là những vùng trống âm thể hiện khối chất lỏng bất thường bên trong tử cung, đôi khi thấy một số vùng âm vang nhỏ rải rác. Kích thước vùng trống âm bên trong tử cung cho thấy khối lượng dịch viêm cũng như tình trạng viêm của mỗi cá thể. Căn cứ vào đó có thể đánh giá được tình trạng bệnh lý, đưa ra tiên lượng cũng như phác đồ điều trị thích hợp. (Nguyễn Văn Thanh và cs.,2012)
Cần lưu ý phân biệt hình ảnh siêu âm của viêm tử cung với hình ảnh siêu âm của mang thai. Hình ảnh tử cung chứa thai hiển thị các bọc thai riêng lẻ, trong bọc có các khoảng tăng âm rõ là hình ảnh của thai, vùng trống âm bao bọc xung quanh là hình ảnh dịch ối, lớp màng ối của thai có cấu trúc bờ rõ ràng, hiển thị là những đoạn âm vang. Trên hiển thị có thể thấy sự cử động của thai, tim thai. Một số trường hợp thai chết lưu thì khơng cịn thấy tim thai. Trường hợp mang thai giả tử cung cũng sưng nhưng khơng tích dịch, kết hợp với triệu chứng lâm sàng cũng như thơng tin bệnh án để chẩn đốn bệnh. (Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng, 2015)
Hình 7. Hình ảnh siêu âm bào thai ở chó
2.2.5.5. Một số phương pháp điều trị
Nguyên tắc điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng, chăm sóc ni dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Một số phác đồ điều trị bảo tồn:
-Phác đồ 1: Cefalexin 10mg/kgP, Dexamethasone 0,1 mg/kgP, Vitamin C, ADE (Nguyễn Văn Dương, 2011)
-Phác đồ 2: Prostaglandin F2 0,05 – 0,1 mg/kgP, Prednisolon 1ml/10kgP, Amoxicillin 15% 1ml/10kgP, ADE 2-5ml/10kgP. Trong trường hợp chó có hiện tượng tiêu chảy, nơn, bỏ ăn liên tục kết hợp truyền dung dịch lactate ringer và glucose 5% qua tĩnh mạch với liều 60ml/kgP/ngày chia hai lần sáng và chiều. Lactate ringer chiếm 2/3 lượng dịch truyền, glucose chiếm 1/3 lượng dịch truyền (Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng, 2015). Prostagladin F2α có tác dụng làm tiêu biến thể vàng, vỡ nang trứng chín, mở cổ tử cung, giảm nồng độ progesterone trong huyết tương và tăng cường co bóp hệ cơ trơn của ống sinh dục cái. Kích thích co bóp mạnh lên hệ cơ trơn tử cung gây tác dụng thụt rửa, đẩy sản dịch, dịch viêm trong tử cung ra ngoài, tăng cường sự hồi phục của cơ tử cung.
-Phác đồ 3: Oxytetracycline 10% 10mg/kg, Glucose K.C 1 ml/10 kg, Dexamethasone 0,1% 1 ml/10 kg, Prostagladine F2 0,2 mg/kg. (Nguyễn Phi Bằng, 2019)
Trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị bảo tồn không thành cơng thì phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp giúp cứu mạng sống con vật và tránh bị tái phát, tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung và hộ lý chăm sóc sau phẫu thuật.