Phương hướng hồn thiện các quy định về thủ tục cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 67 - 73)

- Về quy định cơ quan thi hành án nào cĩ thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài?

3.1. Phương hướng hồn thiện các quy định về thủ tục cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồ

hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồi

3.1.1. Phương hướng hồn thiện các quy định

Trong các giao dịch xuyên biên giới, khi các bên đã bỏ cơng sức và tiền bạc để đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế, ai cũng sẽ mong muốn rằng, quá trình trọng tài sẽ cho kết quả là một phán quyết trọng tài, trừ khi đạt được thỏa thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Xu hướng thời đại là tiến tới mục tiêu hài hịa hĩa luật và thủ tục quy tắc tố tụng cũng như tăng cường hợp tác giữa hệ thống tư pháp của các nước trong khu vực và trên thế giới, vấn đề cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi cần được đặt ra để tìm được giải pháp chung thúc đẩy việc cơng nhận và cho thi hành giữa các nước trong khu vực nĩi riêng và với các nước khác nĩi chung. Rõ ràng, với xu hướng phát triển kinh tế gắn liền với hợp tác giữa các đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau, việc xảy ra tranh chấp và giải quyết tranh chấp ở trọng tài quốc tế cũng như tịa án quốc gia khác là khơng thể tránh khỏi. Nếu khơng cĩ cơ chế thơng thống tạo điều kiện cho việc cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài, bản án của tịa án nước ngồi thì việc giải quyết tranh chấp sẽ khơng cịn ý nghĩa. Các bên tranh chấp sẽ mất lịng tin vào việc tiến hành thủ tục tố tụng một cách minh bạch, hợp pháp vì họ khơng thể biết liệu kết quả của quá trình tố tụng tốn kém, lâu dài mình theo đuổi cĩ được xem xét cho cơng nhận và thi hành một cách cơng bằng và khách quan hay khơng. Vì lẽ đĩ, vơ hình chung rào cản trong việc cơng nhận thi hành sẽ dẫn đến những khĩ khăn cho sự phát triển kinh tế, trước hết là giữa các nước trong khu vực khi hợp tác kinh tế khu vực được đẩy mạnh với việc xây dựng Cộng đồng kinh tế và thị trường chung .

Trong số hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với các nước, chỉ cĩ một số hiệp định quy định về vấn đề cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi. Đĩ là các hiệp định giữa Việt Nam với Đức, Tiệp Khắc (nay là Séc và Xlovakia), Bungari, Lào, Nga, Trung Quốc, Ucraina và Mơng Cổ. Trong các hiệp định này, một số quy định cụ thể trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi như hiệp định với Đức, Séc và Xlovakia (Tiệp Khắc cũ), Bungari, Lào, Mơng Cổ; một số viện dẫn áp dụng các quy định của Cơng ước New York như hiệp định với Nga, Trung Quốc và Ucraina.

Đối với các hiệp định tương trợ tư pháp cĩ quy định cụ thể về cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi thì trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành sẽ áp dụng quy định của hiệp định và pháp luật các quốc gia ký kết. Đối với những hiệp định tương trợ tư pháp viện dẫn áp dụng quy định của Cơng ước New York và những hiệp định khơng cĩ quy định về vấn đề cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi nhưng quốc gia ký kết là thành viên của Cơng ước New York thì sẽ áp dụng các quy định của Cơng ước New York.

Như tác giả đã phân tích trong chương II của đề tài, trình tự, thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồi quy định trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước vẫn cịn tồn tại những điểm bất cập, khơng rõ ràng, chưa phù hợp với Cơng ước New York và Bộ luật TTDS của Việt Nam. Vì vậy, những quy định về thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại nước ngồi hoặc phải ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

3.1.2. Một số yêu cầu cụ thể:

Một là, thiết lập khuơn khổ pháp lý đầy đủ cho việc cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại giữa các nước

Để tạo điều kiện cho việc cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại giữa các quốc gia, việc xúc tiến xây dựng một khuơn khổ pháp lý đầy đủ giữa các quốc gia là điều thiết yếu. Tác giả nhận thấy việc gia nhập các cơng ước quốc tế cần được khuyến khích để hỗ trợ việc cơng nhận và cho thi hành phán quyết

của Trọng tài thương mại nước ngồi tại Việt Nam. Quy định về thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi trong từng hiệp định cụ thể cịn cĩ những điểm bất cập cũng cần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể.

Đối với Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Đức, cần sửa đổi khoản 3, Điều 62 theo hướng quy định đơn xin lệnh cho thi hành phải kèm theo bản chính hoặc bản sao cĩ thị thực của thỏa thuận trọng tài và một bản dịch được chứng nhận là đúng cho phù hợp với quy định của Cơng ước New York và Bộ luật TTDS. Đối với các điều kiện để phán quyết trọng tài nước ngồi được cơng nhận và thi hành, nên quy định rõ theo một trong hai hướng: hoặc phải thỏa mãn các điều kiện quy định trong hiệp định hoặc phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước ký kết nơi phán quyết trọng tài được yêu cầu cơng nhận và thi hành.

Đối với các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Tiệp Khắc (nay là Séc và Xlovakia), với Bungari và với Mơng Cổ, các hiệp định này khơng yêu cầu cung cấp “thỏa thuận trọng tài” của hai bên, quy định này cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Cơng ước New York và Bộ luật TTDS Việt Nam.

Đối với Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mơng Cổ, hiệp định này cho phép người đứng đơn thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi phán quyết cần được thi hành cĩ thể gửi đơn trực tiếp đến Tịa án cĩ thẩm quyền của Bên ký kết đĩ. Như vậy, cĩ thể thấy, so với các hiệp định tương trợ tư pháp khác và Bộ luật TTDS thì trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi quy định trong hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bên yêu cầu cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi (khơng cần phải qua giai đoạn gửi đơn cho cơ quan cĩ thẩm quyền hoặc qua Bộ Tư pháp). Theo tác giả, quy định này cần được phổ biến hơn nữa trong các hiệp định tương trợ tư pháp và ngay cả trong các văn bản pháp luật Việt Nam về cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi.

Đối với những hiệp định tương trợ tư pháp viện dẫn áp dụng các quy định của Cơng ước New York khi cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước

ngồi như hiệp định với Nga, Trung Quốc và Ucraina, một vấn đề đặt ra là cĩ nên quy định cụ thể vấn đề cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà khơng viện dẫn Cơng ước New York nhằm phát huy lợi thế của các điều ước song phương hay khơng. Về vấn đề này, cĩ ý kiến cho rằng “Điều này là khơng cần thiết, bởi vì sự điều chỉnh trong Cơng ước New York là tương đối đầy đủ về vấn đề cơng nhận và thi hành quyết định của Trọng tài kinh tế” 10. Tác giả đồng tình với quan điểm trên, bởi lẽ Cơng ước New York về cơ bản đã quy định đầy đủ các vấn đề cĩ liên quan đến việc cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi, nhất là thủ tục cơng nhận và thi hành. Vì thế, trong các hiệp định tương trợ tư pháp, đối với việc cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi chỉ cần viện dẫn việc áp dụng Cơng ước là đủ.

Khơng những thế, theo tác giả, đối với việc cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi, Việt Nam khơng nhất thiết phải ký kết điều ước quốc tế song phương với các nước về vấn đề này, mà chỉ cần quy định viện dẫn áp dụng Cơng ước New York nếu Việt Nam và nước ký kết đĩ đều là thành viên của Cơng ước. Cịn đối với các quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Cơng ước New York thì Việt Nam và quốc gia đĩ cĩ thể áp dụng nguyên tắc “cĩ đi, cĩ lại” để giải quyết vấn đề cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi theo Cơng ước New York hoặc pháp luật Việt Nam. Về vấn đề này, cĩ quan điểm cho rằng “Cần hạn chế tối đa việc quy định trong các hiệp định song phương về cơng nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài, nếu cĩ quy định thì cũng nên quy định tương tự như các quy định trong Cơng ước New York hoặc trong pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống pháp luật Việt Nam”

Hai là, Xây dựng khuơn khổ pháp lý cho việc Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để hỗ trợ tịa án, trọng tài nước ngồi.

BLTTDS đã bổ dung quy định cho phép Tịa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay để bảo đảm giải quyết vụ án dân sự tại Điều 131. Tuy nhiên, quy định này mới dừng lại ở phạm vi các vụ án đang được giải quyết tại

Tịa án Việt Nam. Học tập các quy định của Nghị định Brussels I bis và Luật Mẫu về trọng tài thương mại của UNCTRAL, Việt Nam cĩ thể xem xét để mở rộng phạm vi thẩm quyền của tịa án Việt Nam áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản ở Việt Nam để hỗ trợ cả việc giải quyết tranh chấp tại tịa án nước ngồi, trọng tài nước ngồi, tối thiểu là trong phạm vi các nước trong khu vực ASEAN. Chúng tơi cũng xin lưu ý rằng pháp luật trọng tài của Singapore và Hồng Kơng đã cĩ cơ chế Trọng tài viên khẩn cấp, tức là cho phép các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại trung tâm trọng tài trước khi hội đồng trọng tài thành lập. Một số nước thậm chí cho phép Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng trong một số trường hợp thực sự cấp thiết. Vì vậy, Việt Nam nên xem xét bổ sung các quy định, hướng dẫn cho phép áp dụng hoặc hỗ trợ thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng được ban hành bởi tịa án nước ngồi và trọng tài nước ngồi để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Ba là, tăng cường năng lực của tịa án trong việc áp dụng pháp luật nước ngồi đặc biệt là pháp luật giữa các nước thành viên ASEAN trong quá trinh giải quyết các vụ việc xin cơng nhận và thi hành bản án, phán quyết trọng tài nước ngồi

Khi giải quyết các việc liên quan đến yêu cầu cơng nhận và cho thi hành bản án của tịa án nước ngồi, phán quyết trọng tài nước ngồi ở Việt Nam, việc áp dụng pháp luật nước ngồi để xem xét các vấn đề pháp lý là khơng thể tránh khỏi. Điều 481 của BLTTDS mới đã bổ sung quy định về Xác định và cung cấp pháp luật nước ngồi để Tịa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự cĩ yếu tố nước ngồi. Mặc dù vậy, do hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi nĩi chung cũng như của các nước thành viên ASEAN khác nĩi riêng vẫn cịn nhiều khác biệt chưa tương thích, Tịa án Việt Nam sẽ gặp nhiều khĩ khăn trong việc áp dụng, giải thích và chứng minh, cũng như khơng thể vận dụng việc áp dụng tương tự pháp luật trong một số trường hơp. Chính vì vậy, nâng cao năng lực thẩm phán, kĩ năng xét xử và đưa vào chương trình đào tạo thẩm phán, luật sư các kiến thức về pháp luật quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu, tạo tiền đề cho việc hài hịa hĩa tư

pháp quốc tế trong lĩnh vực cơng nhận và cho thi hành bản án của tịa án nước ngồi và phán quyết của trọng tài nước ngồi.

Bốn là, định hình rõ ràng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, căn cứ vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam cịn chưa rõ ràng và khơng tương thích với Cơng ước New York. Do đĩ, cần xem xét việc sửa đổi hay giải thích căn cứ này theo hướng tiếp cận với khái niệm pháp lý quốc tế - Trật tự cơng để bảo vệ hữu hiệu chủ quyền và an ninh quốc gia và phù hợp với trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập hoặc các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi về lẽ cơng bằng và cơng lý trong pháp luật quốc tế Việt Nam hồn tồn cĩ thể học hỏi cách giải thích về khái niệm theo Khuyến nghị của Hiệp hội pháp luật quốc tế (the International Law Association -ILA) năm 2002. Theo đĩ, chính sách cơng quốc tế của mọi quốc gia sẽ bao gồm: (i) Các nguyên tắc cơ bản về cơng bằng và đạo đức, mà quốc gia đĩ muốn vảo vệ, kể cả khi khi quốc gia đĩ khơng trực tiếp liên quan (ii) các quy tắc được thiết lập để phục vụ cho lợi ích kinh tế, xã hội hay chính trị của quốc gia, mà được biết với tên gọi các quy tắc về chính sách cơng (iii) Nghĩa vụ quốc gia để tơn trọng các nghĩa vụ đối với quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế. Ngồi ra, theo giải thích tại trang 28 và 29 của Chuyên đề khoa học xét xử số TPT/K-09-03 đính kèm tại Phụ lục số X của Viện khoa học xét xử -Tịa án nhân dân tối cao hiện vẫn được cơng bố cơng khai trên trang thơng tin điện tử của Tịa án tối cao thì việc xác định thế nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam cĩ thể tham khảo tại các nguyên tắc ký kết gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế quy định tại Điều 3 của Luật ký kết gia nhập điều ước quốc tế, cụ thể là: “Tơn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ quốc gia, cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng cĩ lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế". Theo ý kiến cá nhân tác giả, cách giải thích này cũng phù hợp với tinh thần của Cơng ước New York và pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)