Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật đối với Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 53 - 67)

- Về quy định cơ quan thi hành án nào cĩ thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài?

2.3. Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật đối với Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước

pháp giữa Việt Nam với các nước

2.3.1. Thực trạng pháp luật đối với hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước

Trong số các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với các nước, chỉ cĩ một số hiệp định cĩ quy định về vấn đề cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi. Đĩ là các hiệp định giữa Việt Nam với Đức, Tiệp Khắc (nay

là Séc và Xlovakia), Bungari, Lào, Nga, Trung Quốc, Ucraina và Mơng Cổ

So với các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định tương trợ tư pháp này điều chỉnh một cách trực tiếp, chứ khơng viện dẫn hồn tồn vào nguồn quốc nội của pháp luật các quốc gia ký kết và vì thế quy định về vấn đề cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài cũng chi tiết, cụ thể hơn. Khơng những thế, đối tượng điều chỉnh của chúng cũng được mở rộng hơn, là các phán quyết trọng tài nĩi chung, chứ khơng chỉ các phán quyết trọng tài về tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư như trong các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi quy định trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước vẫn cịn những điểm bất cập, khơng rõ ràng, chưa tương thích với Cơng ước New York và Bộ luật TTDS của Việt Nam.

-Thứ nhất, đối với Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Đức (ký ngày 15/12/1980).

Theo khoản 1, Điều 62 Hiệp định “Đơn xin lệnh cho thi hành quyết định được gửi đến Tịa án đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp, Tịa án này chuyển đơn cho Tịa án cĩ thẩm quyền của nước ký kết kia theo cách thức quy định ở Điều 11 hiệp định này”. Cĩ thể thấy, quy định này chưa xác định rõ trong trường hợp cơng nhận và thi hành phán quyết của cơ quan Trọng tài thì đơn xin lệnh cho thi hành quyết định phải gửi đến cơ quan nào, là cơ quan Trọng tài đã xét xử vụ tranh chấp hay Tịa án cĩ thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp, bởi lẽ vụ việc khơng được giải quyết ở Tịa án. Bên cạnh đĩ, Điều 11 quy định “Để tương trợ tư pháp, các Tịa án của hai nước ký kết sẽ liên hệ với nhau qua các cơ quan Trung ương của mình trừ trường hợp cĩ quy định khác trong hiệp định này”, vậy cơ quan Trung ương trong trường hợp này là cơ quan nào, là Tịa án nhân dân tối cao hay Bộ Tư pháp. Khoản 1, Điều 364 Bộ luật TTDS quy định “Đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngồi phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam”. Như vậy, cĩ lẽ cơ quan Trung ương theo quy định này là Bộ Tư pháp.

bản chính hoặc bản sao cĩ thị thực của quyết định Trọng tài và một bản dịch được chứng nhận là đúng thì khoản 3 điều này quy định đối với thỏa thuận trọng tài chỉ cần cung cấp “bản dịch cĩ thị thực của văn bản ghi nhận việc các bên đương sự thỏa thuận chấp nhận thẩm quyền của cơ quan trọng tài”. Vậy bên yêu cầu cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài cĩ cần cung cấp bản chính hoặc bản sao của thỏa thuận trọng tài hay khơng. Trường hợp này, điểm a, khoản 1, Điều IV Cơng ước New York quy định người được thi hành “khi nộp đơn yêu cầu phải cung cấp thỏa thuận gốc theo Điều II hoặc bản sao thỏa thuận đĩ được chứng nhận hợp lệ”. Hay theo khoản 1, Điều 453 Bộ luật TTDS buộc cung cấp “bản sao hợp pháp thỏa thuận trọng tài của các bên”

Theo khoản 2, Điều 63 của hiệp định “Tịa án quyết định về đơn xin lệnh cho thi hành chỉ cần xem xét cĩ đủ các điều kiện quy định ở các điều từ 58 đến 61 của hiệp định này khơng”. Đối với điều kiện cơng nhận và thi hành các quyết định của cơ quan Trọng tài, điểm b, Điều 61 quy định “nếu việc thỏa thuận chấp nhận thẩm quyền của một cơ quan Trọng tài là cĩ giá trị theo pháp luật của nước ký kết nơi mà quyết định sẽ được cơng nhận và được thực hiện”. Trong khi đĩ, khoản 1, Điều 63 quy định “Tịa án nước ký kết nơi phải thi hành một quyết định sẽ áp dụng pháp luật của nước mình”. Như vậy, cùng một quyết định trọng tài, cả Tịa án quyết định về đơn xin lệnh thi hành và Tịa án nước ký kết nơi phải thi hành quyết định đều xem xét các điều kiện hợp pháp để quyết định được cơng nhận và cho thi hành.

-Thứ hai, đối với Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (nay là Séc và Xlovakia) (ký ngày 12/10/1982)

Theo khoản 1, Điều 51 Hiệp định “Đơn xin cơng nhận hoặc xin thi hành một quyết định cĩ thể gửi thẳng cho cơ quan tư pháp cĩ thẩm quyền của nước ký kết nơi cơng nhận hoặc thi hành quyết định hoặc gửi cho cơ quan đã xử sơ thẩm. Ở trường hợp sau, đơn sẽ được chuyển đến cơ quan cĩ thẩm quyền của nơi cơng nhận hoặc thi hành quyết định theo quy định của Điều 3 hiệp định này”. Như vậy, so với hiệp định giữa Việt Nam và Đức, hiệp định này tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho bên yêu cầu cơng nhận hoặc xin thi hành phán quyết trọng tài, bởi lẽ hiệp định quy định các giấy tờ cĩ thể được gửi thẳng cho cơ quan tư pháp cĩ thẩm quyền của nước ký

kết nơi cơng nhận hoặc thi hành quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp này cơ quan tư pháp cĩ thẩm quyền của nơi cơng nhận hoặc thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam là cơ quan nào? Khoản 1, Điều 452 và khoản 1, Điều 453 Bộ luật TTDS quy định “Đơn yêu cầu và các loại giấy tờ, tài liệu cần thiết phải được gửi đến Bộ Tư pháp”, sau đĩ Bộ Tư pháp mới chuyển hồ sơ cho Tịa án cĩ thẩm quyền (khoản 1, Điều 454 Bộ luật TTDS). Như vậy, theo quy định của Bộ luật TTDS, nơi nhận hồ sơ yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi là Bộ Tư pháp, trong khi đĩ nơi xem xét quyết định cơng nhận và cho thi hành lại là Tịa án cĩ thẩm quyền.

Khoản 2, Điều 51 quy định “Đơn xin cơng nhận hoặc thi hành quyết định Trọng tài phải kèm theo: Bản sao cĩ thị thực của quyết định cùng văn bản xác nhận rằng quyết định đã cĩ hiệu lực pháp luật và cĩ hiệu lực thi hành tạm thời, trừ phi bản thân quyết định đã thể hiện những điều này; Một bản dịch được chứng thực của văn bản nĩi trên ra tiếng chính thức của nước ký kết nơi cơng nhận và thi hành quyết định”. Như vậy, hiệp định khơng yêu cầu cung cấp “thỏa thuận trọng tài” của hai bên, quy định này khơng tương thích với Cơng ước New York và Bộ luật TTDS Việt Nam.

-Thứ ba, đối với Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Bungari (ký ngày 03/10/1986)

Hiệp định này quy định chung trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi, quyết định của Trọng tài tại Điều 48 và Điều 49. Do đĩ, cũng như các hiệp định trên nĩ chưa xác định được những điểm đặc thù trong trình tự, thủ tục yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài.

- Thứ tư, đối với Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào (ký ngày 06/07/1998)

Các quy định về trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi tại các Điều 47, 48, 49 của hiệp định tương đối đầy đủ và phù hợp.

Khoản 1, Điều 47 quy định “Đơn xin cơng nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài được gửi đến Cơ quan tư pháp cĩ thẩm quyền cho thi hành quyết định của Trọng tài. Cơ quan tư pháp đĩ sẽ chuyển đơn đề nghị và tài liệu cần thiết khác cho thẩm quyền của nước ký kết được yêu cầu theo cách thức đã quy định tại Điều 4 hiệp định này”. Khoản 2 và 3 điều này quy định kèm theo đơn yêu cầu, phải cĩ các tài liệu: Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp quyết định trọng tài; bản dịch cĩ chứng thực hợp pháp đơn yêu cầu và tài liệu đính kèm ra tiếng của Nước ký kết được yêu cầu; bản chính hoặc bản sao hợp pháp thỏa thuận về Trọng tài cùng với bản dịch cĩ chứng thực hợp pháp ra tiếng Nước ký kết được yêu cầu.

- Thứ năm, đối với các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Nga (ký ngày 25/08/1998); Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, (ký ngày 19/10/1998); Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Ucraina (ký ngày 06/04/2000)

Cả ba hiệp định này đều viện dẫn tới Cơng ước New York để giải quyết vấn đề cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi. Ví dụ như khoản 3, Điều 52 Hiệp định giữa Việt Nam và Nga quy định “Các bên ký kết cơng nhận và thi hành quyết định chung thẩm, đã cĩ hiệu lực pháp luật và cần phải thi hành của các tổ chức trọng tài phi chính phủ phù hợp với Cơng ước ngày 10/06/1958 về Cơng nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngồi (Cơng ước New York)”. Cách thức quy định trong các hiệp định giữa Việt Nam với Trung Quốc (Điều 21), Việt Nam với Ucraina (Điều 46) cĩ khác về câu chữ, song đều viện dẫn hồn tồn vào các quy định của Cơng ước New York. Điều đĩ cĩ nghĩa là mọi vấn đề cĩ liên quan, kể cả trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi được giải quyết theo các quy định của Cơng ước New York.

-Thứ sáu, đối với Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mơng Cổ (ký ngày 17/04/2000)

Trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi được quy định cụ thể tại các Điều 44, 45, 46 của Hiệp định.

Khoản 1, Điều 44 quy định “Đơn xin cơng nhận và thi hành quyết định được gửi đến Cơ quan tư pháp đã ra quyết định sơ thẩm. Cơ quan tư pháp này chuyển đơn cho Tịa án cĩ thẩm quyền ra quyết định về đơn đĩ theo quy định tại Điều 46 của hiệp định này. Nếu người đứng đơn thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi quyết định cần được thi hành, thì cũng cĩ thể gửi đơn trực tiếp đến Tịa án cĩ thẩm quyền của Bên ký kết đĩ”. Như vậy, cũng tương tự như các hiệp định trên, do quy định chung cả vấn đề cơng nhận, thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi với cơng nhận, thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi nên hiệp định cũng chưa xác định được những điểm đặc thù trong trình tự, thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Chẳng hạn như theo quy định trên, chúng ta khơng thể xác định cơ quan cụ thể nào tiếp nhận đơn xin cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, hiệp định này lại cho phép người đứng đơn thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi phán quyết cần được thi hành cĩ thể gửi đơn trực tiếp đến Tịa án cĩ thẩm quyền của Bên ký kết đĩ. Như vậy, so với các hiệp định tương trợ tư pháp khác và quy định của Bộ luật TTDS thì hiệp định này quy định trình tự, thủ tục thuận lợi hơn cho việc yêu cầu cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi (khơng cần phải qua giai đoạn gửi đơn cho cơ quan cĩ thẩm quyền hoặc qua Bộ Tư pháp).

2.3.2. Áp dụng pháp luật đối với hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các

nước

Việc cơng nhận, thi hành phán quyết trọng tài của các nước ASEAN tại Việt Nam và ngược lại việc cơng nhận và hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài của Việt nam tại các quốc gia thành viên ASEAN càng cĩ ý nghĩa hơn khi xét đến tổng số vốn đầu tư của các nước trong khu vực vào nước ta. Theo Cục đầu tư nước ngồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tính đến tháng 09/2015, đã cĩ 8 nước ASEAN đăng ký vốn FDI tại Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Phillipines, Lào và Campuchia với 2.681 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 56,32 tỷ USD. Hiện nay, các nhà đầu tư ASEAN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đĩ vốn đầu tư tập trung vào ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo với 1.058 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 24 tỷ USD, chiếm 43%

tổng vốn đầu tư của khối ASEAN tại Việt Nam.

Trong hầu hết các trường hợp, phán quyết trọng tài sau khi được hội đồng trọng tài thơng qua sẽ được các bên thi hành một cách tự nguyện. Nếu bên phải thi hành khơng thực hiện nghĩa vụ của mình theo phán quyết trọng tài thì bên được thi hành cĩ quyền mang phán quyết này đến tịa án của một quốc gia khác để yêu cầu cơng nhận và cho thi hành. Tịa án quốc gia nơi được yêu cầu, sau khi xem xét nội dung của phán quyết cũng như các chứng cứ kèm theo, cĩ thể cơng nhận và cho thi hành phán quyết này, miễn là phán quyết khơng vượt quá thời hiệu theo pháp luật của nơi cơng nhận.

Cơng ước New York 1958 là tên gọi phổ biến của "Cơng ước Liên Hiệp Quốc về cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi", được Liên Hiệp Quốc thơng qua tại New York ngày 10/6/1958 và từ cĩ hiệu lực ngày 7/6/1959. Tính đến mùa thu 2016, đã cĩ 156 quốc gia và vùng lãnh thổ gia nhập Cơng ước này. Phạm vi mà Cơng ước điều chỉnh bao gồm cả hai vấn đề là cơng nhận và cho thi hành. Trên thực tế, khơng hiếm trường hợp bên được thi hành chỉ yêu cầu tịa án cơng nhận mà khơng yêu cầu cho thi hành, điều này nhằm ngăn chặn việc bên phải thi hành khởi sự một vụ kiện mới tại chính tịa án được yêu cầu, hoặc các tịa án khác trong chính nền pháp chế mà tịa án đĩ tồn tại

Thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế cho thấy, trong quá trình hội đồng trọng tài thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp, hội đồng trọng tài thường ban hành 5 loại phán quyết: (1) phán quyết tồn phần (final award) giải quyết tồn bộ nội dung vụ tranh chấp đồng thời kết thúc quy trình tố tụng; (2) phán quyết từng phần (partial award) chỉ giải quyết một phần của vụ tranh chấp khi hội đồng trọng tài xét thấy các tài liệu, chứng cứ đã chín muồi cho việc ra một phán quyết, phán quyết này là chung thẩm và cĩ thể được cơng nhận và cho thi hành hồn tồn giống với phán quyết tồn phần; (3) phán quyết tạm thời (interim award) chủ yếu chứa đựng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhằm mục đích bảo tồn và tránh việc tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của các bên; (4) phán quyết khuyết tịch (default award) được tuyên khi khơng cĩ sự tham gia của ít nhất một bên trong tranh chấp và

thuận của các bên về một phần hoặc tồn bộ nội dung vụ tranh chấp

Theo thơng lệ của trọng tài thương mại quốc tế, tịa án thụ lý đơn cơng nhận và cho thi hành thường là tịa án nơi bị đơn cư trú (nếu là cá nhân), hoặc nơi bị đơn cĩ trụ sở chính (nếu là pháp nhân), hoặc nơi cĩ tài sản hoặc nơi bị đơn tiến hành các hoạt động kinh doanh như vụ việc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)