Áp dụng pháp luật về thủ tục cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 47 - 52)

- Thủ tục xét đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngồi (Chương XXXVII)

2.2. Áp dụng pháp luật về thủ tục cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồ

phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồi

2.2.1. Đối với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

BLTTDS mới đã đặt ra quy định riêng về thời hiệu cho trường hợp cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi. Trước đây, do chưa cĩ quy định cụ thể trong BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, các tịa án cĩ cách hiểu và áp dụng khác nhau đối với thời hiệu cho trường hợp này. BLTTDS mới năm 2015 đã đưa ra thời hiệu cho việc nộp đơn yêu cầu tại Điều 451 là 03 năm từ ngày phán quyết cĩ hiệu lực. Một trong những nội dung cơ bản khác được quy định trong BLTTDS mới làm rõ nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ của bên phải thi hành tại Việt Nam tại Điều 459. Mặc dù Cơng ước New York đã cĩ quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên phải thi hành nhưng quy định trong BLTTDS hiện hành vẫn chưa rõ ràng và trong nhiều trường hợp, tịa án vẫn yêu cầu bên được thi hành phải cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để chứng minh phán quyết khơng rơi vào các trường hợp loại trừ bị từ chối thi hành. Để khắc phục vấn đề này, BLTTDS mới đã chỉ ra rằng tịa án chỉ xem xét các chứng cứ mà bên phải thi hành cung cấp để xem liệu cĩ căn cứ từ chối yêu cầu cơng nhận phán quyết trọng tài nước ngồi hay khơng. Điều đĩ cĩ nghĩa là nếu như bên phải thi hành khơng thể cung cấp được các chứng cứ phản đối hợp lý thì phán quyết hiễn nhiên phải được cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Bên được thi hành khơng phải nộp thêm bất cứ chứng cứ nào trừ những tài liệu đã được quy định cụ thể như Điều IV của Cơng ước New York, cũng như Điều 453 BLTTDS năm 2015.

Ngồi ra, BLTTDS mới cịn bổ sung những quy định khác nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc giải quyết loại việc này. Cụ thể, BLTTDS phân biệt quyết định của trọng tài (“arbitral decision”) với phán quyết trọng tài (“arbitral award”); cho phép bên được thi hành nộp đơn yêu cầu trực tiếp ra Tịa án cĩ thẩm quyền để giảm thời gian tố tụng đối với loại việc cơng nhận và cho thi hành; quy định cụ thể hơn về các trường hợp đình chỉ và tạm đình chỉ xét đơn; quyết định phúc thẩm về cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi cĩ thể bị xem xét lại theo thủ

tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, BLTTDS vẫn chưa được giải quyết một số vấn đề tồn đọng.

Thứ nhất, định nghĩa về phán quyết của trọng tài nước ngồi theo BLTTDS mới và Luật trọng tài thương mại hiện hành rơi vào trường hợp cả hai trường hợp “phán quyết được tuyên ở lãnh thổ nước ngồi” và “phán quyết khơng được coi là phán quyết trọng tài trong nước”. Do đĩ, cho dù phán quyết của trọng tài nước ngồi được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam cũng khơng được xem là phán quyết trong nước mà phải được xem là phán quyết của trọng tài nước ngồi và phải trải qua thủ tục cơng nhận và cho thi hành theo BLTTDS để cĩ thể thi hành tại Việt Nam. Thứ hai, căn cứ “vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” cũng khơng đúng với quy định cũng như tinh thần của Cơng ước New York. Theo Điều V của Cơng ước New York, “việc cơng nhận và thi hành quyết định trọng tài cĩ thể bị từ chối nếu như cơ quan cĩ thẩm quyền của nước nơi việc cơng nhận và thi hành đĩ được yêu cầu, cho rằng: Việc cơng nhận và thi hành sẽ trái với trật tự cơng cộng của nước đĩ”. Trên thực tế, Tịa án thường vận dụng cách giải thích theo phạm vi hẹp của chính sách cơng quốc tế. Kể cả đối với căn cứ “các nguyên tắc cơ bản” thì thực tiễn xét xử quốc tế cũng thường chỉ chấp nhận ở mức độ pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ hiện nay của BLTTDS lại được hiểu theo phạm vi các nguyên tắc của pháp luật quốc gia. Đĩ là chưa kể, theo phản ánh của các thẩm phán địa phương cách giải thích của khái niệm này tại Điều 142, điểm đ của Nghị quyết 01/2014/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao vẫn cịn quá rộng và chưa rõ ràng. Thứ ba, Việt Nam chưa cĩ cơ chế cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm hỗ trợ trọng tài nước ngồi. Theo cách tiếp cận tại Điều 17J và 17H của Luật Mẫu về trọng tài thương mại của UNCITRAL và thực tế xét xử tại các nước phát triển, biện pháp khẩn cấp tạm thời cĩ thể được ban hành để hỗ trợ tố tụng trọng tài nước ngồi. Thường các tịa án sẽ sử dụng thẩm quyền quyết định rộng để ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời, sử dụng cùng tiêu chuẩn như đối với thủ tục tố tụng bình thường ở tịa án. Ví dụ Mục 12A (1) của Đạo luật Trọng tài Quốc tế Singapore trao cho tịa án thẩm quyền ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời bất kể địa điểm trọng tài ở đâu. Qua thực tế giải quyết vụ việc, cịn một số bất cập cần phải cĩ các quy định hoặc hướng dẫn thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.

- Vấn đề thẩm quyền của Tịa án Việt Nam

Điều 344 BLTTDS 2004 cũng như Điều 425 BLTTDS 2015 đều quy định người được thi hành (hoặc đại diện hợp pháp của họ) cĩ quyền yêu cầu Tịa án Việt Nam cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành cĩ trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành cĩ tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu. Đồng thời Điều 35 BLTTDS 2004 cũng như Điều 39 BLTTDS 2015 đều quy định Tịa án nơi người phải thi hành quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi cư trú, làm việc (nếu là cá nhân) hoặc cĩ trụ sở (nếu là tổ chức) hoặc nơi cĩ tài sản liên quan đến việc thi hành cĩ thẩm quyền giải quyết yêu cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi. Như vậy, nếu người phải thi hành khơng cư trú, làm việc (nếu là cá nhân) hoặc khơng cĩ trụ sở (nếu là tổ chức) tại Việt Nam hoặc khơng cĩ tài sản nào liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam thì Tịa án Việt Nam sẽ từ chối giải quyết vì khơng cĩ thẩm quyền.

-Vấn đề nguyên tắc cĩ đi cĩ lại

Như phần trên đã trình bày, nguyên tắc cĩ đi cĩ lại được Tịa án xem là điều kiện để họ áp dụng bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi trong trường hợp người yêu cầu khơng thuộc các nước mà Việt Nma tham gia ký kết tương trợ tư pháp…Thực tế, nguyên tắc này đã tồn tại trong BLTTDS trước đây và đã cĩ trường hợp đơn yêu cầu về cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi chưa được xem xét ở Việt Nam trên cơ sở nguyên tắc này. Do đĩ, khi thụ lý vụ việc, thẩm phán thường cĩ văn bản hỏi cơ quan cĩ thẩm quyền về những trường hợp chưa rõ.

- Vấn đề thủ tục giải quyết yêu cầu cơng nhận hoặc khơng cơng nhận quyết định, bản án nước ngồi.

BLTTDS 2004 quy định cĩ hai thủ tục giải quyết riêng biệt liên quan đến yêu cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của

Tịa án nước ngồi: Một là thủ tục giải quyết yêu cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi và hai là thủ tục giải quyết yêu cầu khơng cơng nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi khơng cĩ yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Trong khi đĩ, BLTTDS 2015 quy định cĩ 3 thủ tục giải quyết riêng biệt liên quan đến yêu cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, ngồi 2 thủ tục tương tự như BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 cịn quy định bổ sung một thủ tục nữa là thủ tục giải quyết yêu cầu khơng cơng nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi (khơng kèm theo điều kiện khơng cĩ yêu cầu thi hành tại Việt Nam).

Đối chiếu với pháp luật quốc tế, chúng ta cĩ thể thấy các cơng ước quốc tế đã dẫn ở phần trên khơng cĩ sự phân biệt các thủ tục như BLTTDS Việt Nam mà họ chỉ phân biệt các yêu cầu: Cơng nhận và cho thi hành; cơng nhận (khơng kèm theo yêu cầu cho thi hành) và khơng cơng nhận. Đồng thời, họ cũng khơng phân biệt chủ thể cĩ quyền yêu cầu là người được thi hành hay người phải thi hành mà chỉ quy định chung là người cĩ quyền, lợi ích liên quan.

- Vấn đề lệ phí giải quyết yêu cầu cơng nhận hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam

Trước đây Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án và hiện nay là Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 chỉ cĩ quy định về lệ phí giải quyết yêu cầu cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam mà chưa cĩ quy định về lệ phí giải quyết yêu cầu khơng cơng nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi tại Việt Nam. Do đĩ, việc bổ sung quy định này là việc làm ngay.

- Vấn đề xác định cơ quan cĩ thẩm quyền nhận đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi

BLTTDS 2015 quy định người được thi hành, người phải thi hành, người cĩ quyền lợi ích hợp pháp liên quan cĩ quyền gửi đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi

hành tại Việt Nam hoặc khơng cơng nhận bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi đến Bộ Tư pháp theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Tịa án cĩ thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên khơng quy định hoặc khơng cĩ điều ước quốc tế liên quan. Quy định này sẽ gây bối rối cho người nước ngồi vì họ khơng biết được cĩ hay khơng điều ước cĩ liên quan để gửi đơn đến đúng nơi quy định là Bộ Tư pháp hoặc Tịa án cấp tỉnh nơi người phải thi hành cư trú, cĩ trụ sở hoặc cĩ tài sản liên quan đến việc thi hành.

2.2.2. Đối với Luật Trọng tài thương mại năm 2010

Theo Khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại, nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết khơng tự nguyện thi hành, bên được thi hành phán quyết trọng tài cĩ quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự cĩ thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Trọng tài thương mại, cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết là cơ quan cĩ thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

Như vậy, để tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài phải làm Đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài và nộp tại cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết trọng tài. Để xác định nơi Hội đồng Trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên cần dựa vào phán quyết trọng tài, trong đĩ chỉ rõ nơi lập phán quyết trọng tài. Ví dụ: Nếu phán quyết trọng tài ghi nơi lập phán quyết trọng tài là tại Hà Nội thì Đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài sẽ được nộp tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội. Nếu phán quyết trọng tài ghi nơi lập phán quyết trọng tài là tại Thành phố Hồ Chí Minh thì Đơn u cầu thi hành phán quyết trọng tài sẽ được nộp tại Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 (Luật TTTM) đã quy định các loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của trọng tài gồm ba nhĩm. Thứ nhất, tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Thứ hai, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đĩ ít nhất một bên cĩ hoạt động thương mại. Thứ ba, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tuy nhiên, qua rà sốt pháp luật, chúng ta nhận thấy, quy định nĩi trên của Luật TTTM lại khơng nhất quán với quy định tại một số luật khác về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ví dụ, khoản 2 Điều 177 Luật Nhà ở quy định, chỉ cĩ Tịa án mới cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhà ở, hoặc Điều 203 Luật Đất đai cũng chỉ quy định Tịa án cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên thực tế, trong nhiều trường hợp nêu trong các luật trên, các tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư là các tranh chấp phát sinh giữa các bên/một trong các bên cĩ hoạt động thương mại. Ví dụ: tranh chấp giữa người mua nhà với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư với cư dân của nhà chung cư, …. Đây đều là các trường hợp mà theo Luật TTTM thì trọng tài cĩ thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này.

Trong khi đĩ, Luật TTTM khơng quy định về ngoại lệ “trừ trường hợp luật cĩ quy định khác” về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp được liệt kê tại Điều 2. Do đĩ, trên thực tế thi hành, khơng rõ trong trường hợp này sẽ phải tuân thủ quy định nào: Luật TTTM hay Luật khác.

Trong văn bản mới đây gửi Bộ Tư pháp, VCCI đề nghị thống nhất về thẩm quyền giải quyết của trọng tài trong các tranh chấp trong hệ thống pháp luật theo hướng: Hoặc là sửa Luật TTTM để bổ sung thêm ngoại lệ “trừ trường hợp luật khác cĩ quy định khác”; hoặc là sửa các luật liên quan (Luật Nhà ở, Luật Đất đai) để phù hợp với Luật TTTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)