Giải pháp hồn thiện các văn bản pháp luật trong nước về thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 73 - 82)

- Về quy định cơ quan thi hành án nào cĩ thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài?

3.2. Giải pháp hồn thiện các văn bản pháp luật trong nước về thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồ

nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồi

3.2.1. Hồn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi

-Hồn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục cơng nhận và

cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi ở Việt Nam phù hợp với Cơng ước New York

Thủ tục xét đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngồi được quy định trong Bộ luật TTDS về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của vấn đề cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với Cơng ước New York về Cơng nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngồi thì những quy định của Bộ luật TTDS Việt Nam vẫn cịn những điểm khác biệt, chưa tương thích cần được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như sau:

Về nội dung đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi ở Việt Nam, cần sửa đổi khoản 1, Điều 364 Bộ luật TTDS theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bên yêu cầu cơng nhận và cho thi hành, khơng bắt buộc đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi cĩ tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi ở Việt Nam, vấn đề này nếu xét thấy cần thiết thì cĩ thể quy định trong Luật THADS nhằm hỗ trợ Cơ quan THADS trong việc thi hành các phán quyết trọng tài nước ngồi đã được Tịa án cơng nhận và cho thi hành.

Tại buổi tọa đàm sơ kết hai năm thực hiện Luật THADS do Bộ Tư pháp và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức ngày 27/9/2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Cục THADS tỉnh Hậu Giang đã kiến nghị luật cần phải quy định cụ thể những trường hợp nào thì người được thi hành án khơng phải cung cấp thơng tin về tài sản. Bởi lẽ nếu trong mọi trường hợp, người được thi hành án đều phải cung cấp thơng tin về tài sản của người phải thi hành án thì đây khơng phải là tiêu chí phục vụ người dân. Ơng Trần Minh Hưng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh

Khánh Hịa cũng đồng tình với quan điểm này. Theo ơng Hưng, đối với quy định cung cấp điều kiện thi hành án cần phải loại trừ một số trường hợp như người được thi hành án là người già neo đơn, người ở xa và người nước ngồi.

Về quy định cung cấp phán quyết trọng tài nước ngồi và thỏa thuận trọng tài, cần sửa đổi khoản 1, Điều 365 Bộ luật TTDS cho phù hợp với Cơng ước New York nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bên yêu cầu cơng nhận và thi hành, cụ thể nên quy định tương tự như Cơng ước “Kèm theo đơn yêu cầu phải cĩ bản gốc hoặc bản sao hợp pháp quyết định của Trọng tài nước ngồi; bản gốc hoặc bản sao hợp pháp thỏa thuận trọng tài”.

Về bản dịch giấy tờ quy định tại khoản 2, Điều 364 và khoản 2, Điều 365 Bộ luật TTDS nên xem xét sửa đổi theo hướng mở rộng các trường hợp bản dịch được cơng nhận là hợp pháp, khơng nên chỉ bĩ buộc trong các trường hợp bản dịch được “cơng chứng, chứng thực” mà cĩ thể quy định thêm các trường hợp khác như được “cơ quan ngoại giao, lãnh sự chứng nhận”.

Cuối cùng, cần cố gắng giảm thiểu sự khác biệt trong thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi với thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài trong nước theo đúng tinh thần quy định tại Điều III Cơng ước New York “Mỗi quốc gia thành viên sẽ cơng nhận các quyết định trọng tài cĩ giá trị ràng buộc và thi hành chúng theo quy định về thủ tục của lãnh thổ nơi quyết định sẽ được thi hành, theo các điều kiện được nêu trong các điều khoản dưới đây. Khơng được đặt các điều kiện về căn bản nặng hơn hoặc các phí hay chi phí cao hơn cho việc cơng nhận và thi hành các quyết định trọng tài mà Cơng ước này áp dụng tới so với việc cơng nhận và thi hành các quyết định trọng tài trong nước”. Theo tác giả, cĩ thể quy định người yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi cĩ thể gửi trực tiếp đơn yêu cầu đến Tịa án cĩ thẩm quyền hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho bên yêu cầu cơng nhận trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn quy định tương tự như khoản 1, Điều 44 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mơng Cổ “Nếu người đứng đơn thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi quyết định cần được thi hành, thì cũng cĩ thể gửi đơn trực tiếp đến Tịa án cĩ thẩm quyền của Bên ký kết đĩ”.

-Sử dụng thống nhất thuật ngữ “phán quyết trọng tài” trong Bộ luật TTDS và các văn bản pháp luật cĩ liên quan cho phù hợp với Luật TTTM

Như tác giả đã trình bày trong chương I, trước khi Luật TTTM năm 2010 được ban hành, các văn bản pháp luật Việt Nam quy định về thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài đều sử dụng thuật ngữ “quyết định trọng tài” nhưng lại khơng đưa ra định nghĩa như thế nào là “quyết định trọng tài”. So với các văn bản pháp luật đĩ thì Luật TTTM cĩ điểm khác biệt, nĩ lần đầu tiên đưa ra định nghĩa “quyết định trọng tài” và “phán quyết trọng tài” nhằm phân biệt “phán quyết trọng tài” với các “quyết định trọng tài” khác. Theo tác giả, sự phân biệt này là hợp lý, bởi lẽ hiện nay trong thực tế đang tồn tại nhiều loại quyết định trọng tài. Tuy nhiên, do Luật TTTM mới được ban hành năm 2010 nên khái niệm “phán quyết trọng tài” sử dụng trong Luật TTTM với quy định trong các văn bản pháp luật khác cĩ liên quan được ban hành trước đĩ như Bộ luật TTDS, Luật THADS và Pháp lệnh áp dụng lệ phí Tịa án chưa cĩ sự thống nhất với nhau. Vì thế, cần sửa đổi các văn bản pháp luật này cho phù hợp với quy định của Luật TTTM.

- Quy định cụ thể những quyết định của Trọng tài nước ngồi được xem xét

theo thủ tục cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam

Bộ luật TTDS hiện hành khơng quy định cụ thể những quyết định trọng tài nước ngồi được cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Vì thế, theo tác giả, cần sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn cụ thể những quyết định nào của Trọng tài nước ngồi cĩ thể được xem xét theo thủ tục cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Đĩ cĩ phải chỉ là quyết định thực chất về vụ việc của Trọng tài nước ngồi (phán quyết trọng tài) hay bao gồm cả những quyết định trọng tài nước ngồi mà việc cơng nhận và cho thi hành chúng cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo thi hành quyết định cuối cùng (phán quyết) của Trọng tài nước ngồi. Về vấn đề này, cĩ ý kiến cho rằng “Các quyết định của Trọng tài nước ngồi bao gồm: quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các bên; quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định cuối cùng về thực chất vụ việc là những quyết định của Trọng tài nước ngồi cĩ thể

được xem xét theo thủ tục cơng nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngồi tại Việt Nam” 11.

- Sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn cụ thể việc xác định thẩm quyền của Tịa

án đối với yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi ở Việt Nam và các trường hợp trả lại đơn yêu cầu

Theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Bộ luật TTDS thì Tịa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành cĩ trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cĩ tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngồi cĩ thẩm quyền xem xét yêu cầu cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam phán quyết trọng tài nước ngồi.

Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy, trụ sở hay nơi cư trú của người phải thi hành cĩ thể thay đổi. Vậy khi xác định thẩm quyền của Tịa án phải dựa vào trụ sở hay nơi cư trú vào thời điểm nào, vấn đề này chưa được Bộ luật TTDS quy định rõ. Trong thực tế cĩ vụ việc để xác định thẩm quyền của Tịa án theo lãnh thổ, cơ quan cĩ thẩm quyền đã căn cứ trụ sở hay nơi cư trú vào thời điểm yêu cầu cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi. Theo tác giả, đây là hướng giải quyết hợp lý cần được quy định bổ sung trong Bộ luật TTDS.

Khơng những thế, người phải thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi cĩ thể cĩ tài sản hoặc cư trú, làm việc ở nhiều nơi khác nhau. Vì thế, quy định như hiện nay sẽ gây khĩ khăn cho Bộ Tư pháp trong việc xác định Tịa án nào cĩ thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nguyên đơn trong trường hợp khơng xác định được nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của bị đơn, Điều 36 Bộ luật TTDS quy định nguyên đơn cĩ quyền lựa chọn Tịa án để giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu của mình. Tuy nhiên, điều luật này đã khơng quy định quyền lựa chọn Tịa án giải quyết đối với yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi ở Việt Nam. Vì vậy, theo tác giả, cần bổ sung thêm vào Điều 36 trường hợp người yêu cầu 11

cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi ở Việt Nam cĩ quyền lựa chọn Tịa án cĩ thẩm quyền nếu người phải thi hành cĩ tài sản hoặc cư trú, làm việc ở nhiều nơi.

Thực tế giải quyết đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi cịn cho thấy, Bộ luật TTDS hồn tồn chưa cĩ quy định về các trường hợp Tịa án trả lại đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi. Thực tiễn giải quyết các vụ việc xảy ra, Tịa án đã sử dụng các quy định tương tự của thủ tục giải quyết vụ án dân sự để áp dụng cho thủ tục cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngồi. Tuy nhiên, theo tác giả đây chỉ là giải pháp tình thế, bởi lẽ thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi cĩ những điểm đặc thù khác hẳn với thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Vì thế, cần bổ sung vào Bộ luật TTDS quy định riêng về những trường hợp Tịa án trả lại đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi.

-Sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn cụ thể các trường hợp Tịa án cĩ quyền yêu

cầu người gửi đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ

Theo quy định tại Điều IV Cơng ước New York thì người nộp đơn yêu cầu phải cung cấp bản gốc hoặc bản sao hợp lệ quyết định trọng tài và thỏa thuận trọng tài. Ngồi ra, Cơng ước New York khơng cĩ quy định gì khác về giấy tờ. Tuy nhiên, khoản 2, Điều 367 Bộ luật TTDS cĩ quy định Tịa án cĩ quyền yêu cầu người gửi đơn yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ. Vậy, theo quy định này cĩ thể hiểu Tịa án cĩ quyền yêu cầu bên gửi đơn cung cấp thêm những tài liệu chứng cứ khác hay khơng, Bộ luật TTDS chưa quy định rõ. Do đĩ, đối với vấn đề này cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật TTDS hoặc cĩ văn bản hướng dẫn cụ thể, nếu khơng đây cĩ thể là một điều kiện cĩ thể bị lạm dụng để gây khĩ khăn cho bên yêu cầu cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi.

-Bổ sung quyền tham gia phiên họp giải quyết yêu cầu cơng nhận và thi hành

Khoản 3, Điều 369 Bộ luật TTDS chỉ yêu cầu sự hiện diện của bên phải thi hành khi tiến hành phiên họp yêu cầu cơng nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi, chứ khơng quy định về sự hiện diện của bên được thi hành. Trong thực tế, trên cơ sở quy định này, Tịa án vẫn tổ chức xem xét đơn yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi khi bên được thi hành (bên yêu cầu) vắng mặt. Theo tác giả, bên yêu cầu cĩ quyền tham gia phiên họp để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của mình, chẳng hạn như trong trường hợp Tịa án yêu cầu người gửi đơn giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ, vì vậy nếu cĩ lý do chính đáng họ cũng cĩ quyền yêu cầu Tịa án hỗn phiên họp. Vì thế, cần bổ sung trong Bộ luật TTDS quy định quyền tham gia phiên họp của bên yêu cầu cơng nhận và cho thi hành tương tự như bên phải thi hành.

3.2.2. Hồn thiện các quy định của Luật Thi hành án dân sự và Luật Trọng tài thương mại liên quan đến thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồi

- Đối với Luật Thi hành án

dân sự

+ Hướng dẫn cụ thể quy định Trọng tài thương mại phải ghi rõ trong quyết

định của mình thời hiệu yêu cầu thi hành án và những tài liệu cĩ liên quan mà người được thi hành phải cung cấp kèm theo đơn thi hành án

Điều 26 Luật THADS quy định Trọng tài thương mại phải ghi rõ trong quyết định của mình thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trong khi đĩ, khoản 1, Điều 61 Luật TTTM quy định về nội dung chủ yếu phải cĩ của phán quyết trọng tài lại khơng cĩ “thời hiệu yêu cầu thi hành án”. Bên cạnh đĩ, Điều 30 Luật THADS lại quy định thời hiệu thi hành án là 05 năm kể từ quyết định cĩ hiệu lực pháp luật. Vậy, việc Điều 26 Luật THADS quy định “Trọng tài thương mại phải ghi rõ trong quyết định về thời hiệu yêu cầu thi hành án” nên hiểu thế nào cho đúng, vấn đề này cần được quy định cụ thể hơn. Theo tác giả, theo Điều 67 Luật TTTM “Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về THADS”, vì vậy trong trường hợp này cĩ thể hiểu Trọng tài phải ghi rõ trong phán quyết của mình thời hiệu thi hành án là 05 năm.

Bên cạnh đĩ, việc khoản 2, Điều 31 Luật THADS quy định người yêu cầu phải cung cấp các “tài liệu khác cĩ liên quan nếu cĩ” là chưa rõ ràng, gây khĩ khăn cho bên được thi hành, do đĩ cũng cần sửa đổi, bổ sung hoặc cĩ văn bản hướng dẫn về quy định này. Theo tác giả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên được thi hành án thì khơng nên đưa ra quy định này, cịn trong trường hợp xét thấy cần thiết thì phải quy định cụ thể những tài liệu nào cần phải cung cấp.

+Bổ sung quy định xác định thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài thương

mại của Cơ quan THADS theo lãnh thổ trong Luật THADS

Hiện nay, để xác định thẩm quyền của Cơ quan THADS đối với việc thi hành các phán quyết trọng tài thương mại cần phải kết hợp cả Luật THADS và Luật TTTM. Bởi lẽ, thẩm quyền của Cơ quan THADS theo cấp được quy định trong Luật THADS (Điều 35), cịn thẩm quyền của Cơ quan THADS theo lãnh thổ được quy định trong Luật TTTM (Điều 8). Theo tác giả, quy định như trên là khơng hợp lý và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)