Một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền về thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 82 - 88)

- Về quy định cơ quan thi hành án nào cĩ thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài?

3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền về thủ tục cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại ở Việt Nam

cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại ở Việt Nam

Một là, về khái niệm “tranh chấp thương mại”

Do pháp luật Việt Nam chưa đồng nhất với pháp luật quốc tế trong cách xác định thế nào là tranh chấp thương mại, đồng thời lại thêm quy định ràng buộc của Việt Nam tại điều khoản về bảo lưu thương mại khi gia nhập Cơng ước. Theo quy

định của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 thì khái niệm hành vi thương mại được hiểu theo nghĩa rất hẹp, chỉ bao gồm 14 hành vi mua bán hàng hố và các dịch vụ gắn liền với việc mua bán hàng hố, chứ khơng được hiểu theo nghĩa rộng của pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các nước khác. Theo đĩ Việt Nam chỉ cơng nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngồi đối với các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật thương mại theo nghĩa hẹp, thì rõ ràng là phạm vi áp dụng Cơng ước New York tại Việt Nam đã bị hạn chế đi rất nhiều. Cĩ thể khẳng định rằng “bảo lưu thương mại” chính là hàng rào lớn ngăn cản việc cơng nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngồi. Điều này đã gây bất lợi cho Việt Nam trong chính sách thu hút đầu tư nước ngồi nĩi riêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nĩi chung.

Hai là, về khái niệm “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam”

Điều 16 Khoản 2 của Pháp lệnh 1995 quy định rằng, quyết định trọng tài nước ngồi sẽ khơng được cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu quyết định đĩ “trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Thực chất mà nĩi, cách chuyển hố các quy định về trật tự cơng cộng (public policy) của Cơng ước New York thành “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” như vậy là khơng phù hợp với thơng lệ quốc tế, đồng thời khơng hợp lý, thiếu rõ ràng, minh bạch. Vấn đề là ở chỗ, cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa hề cĩ một văn bản pháp luật, một tài liệu pháp lý hay một thực tiễn xét xử nào đưa ra định nghĩa về “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”

Một số đạo luật lớn như Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại… cĩ đưa ra một số nguyên tắc chung, nhưng chỉ cĩ tính chất đặc thù dành để áp dụng riêng cho Bộ luật hay đạo luật đĩ mà thơi. Rõ ràng là khơng thể tìm được “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” bằng cách cộng dồn những nguyên tắc đặc thù đã được quy định trong từng đạo luật riêng lẻ hiện nay. Đề xuất của tác giả là nếu cĩ thể được, thì nên thay khái niệm “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” bằng thuật ngữ phổ biến vẫn đang thường dùng ở các nước, cũng như trong các văn bản pháp lý quốc tế là “trật tự cơng cộng” . Cịn nếu như giải pháp sửa đổi này khơng được chấp nhận, thì cần phải xây dựng và phát triển cơ sở lý luận của “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, dựa trên tổng kết

cơng tác xét xử của Tồ án, nâng nĩ lên thành một tài liệu pháp lý để đạt được sự chấp nhận chung của các nhà làm luật cũng như thực hiện cơng tác xét xử.

Pháp luật Việt Nam cũng vẫn quy định một cách khơng thống nhất về điều khoản trật tự cơng cộng (trong Bộ Luật Dân sự chỉ nhắc tới một lần, rất chung, cho việc áp dụng pháp luật nước ngồi, cịn trong mọi văn bản pháp luật về cơng nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngồi, như đã nĩi ở trên, thì khơng được quy định trực tiếp, hay nĩi cách khác, chỉ được hiểu gián tiếp thành “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”). Trong khi đĩ thì trong pháp luật Pháp và một số nước khác như Mỹ, Đức, Mehicơ…khái niệm này được quy định và áp dụng một cách rất rạch rịi, cụ thể, theo hướng phân biệt giữa trật tự cơng cộng quốc tế

(international public policy) và trật tự cơng cộng quốc gia (domestic public policy).

Theo cách phân định này, thì những gì thuộc về trật tự cơng cộng trong các quan hệ pháp lý ở tầm quốc gia, khơng nhất thiết phải áp dụng đối với các quan hệ pháp luật cĩ yếu tố nước ngồi.Điều này cĩ nghĩa là nội hàm trật tự cơng cộng quốc tế sẽ hẹp hơn trật tự cơng cộng quốc gia.

Các án lệ cũng như thực tiễn thi hành Cơng ước New York năm 1958 ở các nước thành viên đã cho thấy, Tồ án các nước, về cơ bản là đều giải thích điều khoản về trật tự cơng cộng theo nghĩa rất hẹp, và hạn chế từ chối thi hành quyết định trọng tài, chỉ trong những trường hợp cực kỳ hãn hữu mà thơi. Điều này cĩ nghĩa là, trong việc thống nhất về cách hiểu và giải thích điều khoản trật tự cơng cộng, Tồ án đã thể hiện quan điểm cũng như động thái rất ủng hộ tinh thần của Cơng ước, là tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi. Thiết nghĩ trong xu thế hội nhập hiện nay của Việt Nam, nếu chưa thể quy định một cách rõ ràng khái niệm trật tự cơng cộng của Cơng ước New York tại các văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài, thì cũng cần phải thống nhất, ở một chừng mực nào đĩ, về cách hiểu, giải thích và áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử của Tồ án Việt Nam nĩi chung và thực tiễn cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi tại Việt Nam nĩi riêng.

Ba là, về văn bản hướng dẫn thi hành

Chế định cơng nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồi quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự. Tuy nhiên, phần các quy định về tố

tụng thi hành quyết định trọng tài nước ngồi (sau khi quyết định trọng tài đã được Tồ án Việt Nam xét cơng nhận và cho thi hành), cần được quy định cụ thể thêm trong Luật thi hành án dân sự. Ngồi ra, ngay cả khi chế định cơng nhận và thi hành bản án, quyết định nước ngồi đã được pháp điển hố tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự và Luật Thi hành án dân sự trên rồi, thì vẫn cần phải cĩ thêm một loại văn bản (dưới dạng Nghị định của Chính phủ, hoặc Thơng tư Liên ngành) hướng dẫn thi hành các quy định chung về cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi. Hiện nay vẫn cịn một số cách hiểu chưa nhất quán trong LTM, LTTDS và LTTTM mại về "hoạt động thương mại" và Nhà nước chưa quyết định việc rút điều khoản bảo lưu thương mại, thì các khái niệm của Cơng ước New York, như tranh chấp thương mại, hay bảo lưu trật tự cơng cộng…, cũng cĩ thể ở một chừng mực nào đĩ, được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thẩm phán khi giải thích và áp dụng pháp luật về cơng nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngồi tại Việt Nam theo tinh thần của Cơng ước New York. Ngồi ra, vấn đề “bảo lưu trật tự cơng cộng”, hay “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”…, cũng cĩ thể được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thẩm phán khi giải thích và áp dụng pháp luật về cơng nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngồi tại Việt Nam theo tinh thần của Cơng ước New York.

KẾT LUẬN

Thủ tục cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồi là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tịa án tiến hành nhằm xem xét để cơng nhận tính hiệu lực của phán định trọng tài nước ngồi trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng hiện nay, tranh chấp thương mại là một điều khơng thể tránh khỏi. Để giải quyết các tranh chấp đĩ, chúng ta cĩ thể sử dụng nhiều phương pháp như hịa giải, thương lượng, trọng tài, tịa án,… và ởhầu hết các quốc gia trên thế giới, việc giải quyết các tranh chấp thương mại dưới hình thức trọng tài hết sức phổ biến. Trọng tài thương mại với những ưu điểm của mình là hình thức tối ưu để giải quyết các xung đột thương mại mà các bên khơng thể tự giải quyết được. Tại Việt Nam, các quy định pháp luật về trọng tài thương mại được xây dựng và hồn thiện qua từng thời kỳ, cĩ thể kể đến là Luật Trọng tài thương mại 2010.

Những năm qua, cơng cuộc cải cách pháp luật và tư pháp ở nước ta đã diễn ra một cách tồn diện và đồng bộ, trong đĩ cĩ hoạt động xây dựng và hồn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật trong nước và gia nhập, ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế. Khá nổi bật trong số đĩ là việc phát triển chế định cơng nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngồi tại Việt Nam, mà điển hình là việc gia nhập Cơng ước New York về cơng nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi (Cơng ước New York) và ban hành các văn bản pháp luật nhằm nội luật hố Cơng ước

Cùng với xu thế tồn cầu hĩa kinh tế hiện nay, Trọng tài thể hiện vai trị ngày càng quan trọng trong lĩnh vực tư pháp quốc tế nĩi chung và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại nĩi riêng. Trọng tài khơng những khơng hạn chế thẩm quyền của Tịa án, mà trái lại, cịn gĩp phần hỗ trợ, giảm tải gánh nặng cho Tịa án trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại; các tổ chức trọng tài ra đời cịn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa Tịa án và Trọng tài trong việc đáp ứng nhu cầu giải quyết ngày càng cao của các tranh chấp kinh doanh, thương

mại tạo ra một mơi trường đầu tư hấp dẫn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nhiều quốc gia.

Thủ tục yêu cầu cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngồi tại Việt Nam được quy định trong một số hiệp định tương trợ tư pháp và các văn bản pháp luật trong nước như Bộ luật TTDS, Luật TTTM và Luật THADS về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu của việc cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy các quy định này vẫn cịn tồn tại những vấn đề bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất, thể hiện rõ nét sự phân biệt đối xử giữa phán quyết của Trọng tài trong nước với phán quyết của Trọng tài nước ngồi, chưa phù hợp với nội dung của Cơng ước New York. Vấn đề này đã gây ra nhiều khĩ khăn cho việc thực thi, hình thành tâm lý e ngại, thiếu niềm tin đối với hiệu lực của phán quyết trọng tài nhất là các phán quyết của Trọng tài nước ngồi, cản trở những nỗ lực của Nhà nước ta trong việc đưa Trọng tài trở thành một cơng cụ pháp lý hữu hiệu giải quyết các tranh chấp thương mại bên cạnh Tịa án. Do đĩ, địi hỏi pháp luật về trọng tài thương mại phải được sửa đổi, bổ sung, hồn thiện nhằm đảm bảo sự tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế, đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại bằng Trọng tài. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận một thực tế rằng, một thời gian dài thi hành Cơng

ước đã bộc lộ khơng ít những tồn tại về mặt lý luận và thực tiễn của việc cơng nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngồi tại Việt Nam. Do vậy, việc rút kinh nghiệm, đưa ra các kiến nghị nhằm hồn thiện chế định này là thực sự cần thiết.

Bên cạnh đĩ, cần chú ý xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cĩ liên quan trong quá trình thực thi thủ tục cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài, đồng thời khơng ngừng đổi mới, tăng cường tổ chức và hoạt động của Tịa án và Cơ quan THADS, trong đĩ chú trọng vấn đề bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên mơn của Thẩm phán và Chấp hành viên để họ cĩ thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)