Quan điểm, định hướng hồn thiện pháp luật về cơng nhận và cho thi hành tại Việt nam phán quyết của trọng tài nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 76)

- Những trường hợp không công nhận cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.

b. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

3.1. Quan điểm, định hướng hồn thiện pháp luật về cơng nhận và cho thi hành tại Việt nam phán quyết của trọng tài nước ngoà

hành tại Việt nam phán quyết của trọng tài nước ngồi

3.1.1. Quan điểm về góc nhìn thực tiễn

Từ những thực tiễn đang diễn ra nêu ở Chương 2, cho thấy những bất cập về Công nhận và cho thi hành PQTTNN ở Việt Nam đang đặt ra nhiều khó khăn trở ngại. Để khắc phục những sai lầm, thiếu sót từng bước nâng cao chất lượng xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN, sau đây là một số vấn đề cần chú ý khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài.

- Thứ nhất:

Khi xét đơn yêu cầu, ngoài việc căn cứ các quy định của pháp luật Việt Nam về các vấn đề có liên quan, Hội đồng xét đơn u cầu cịn phải căn cứ vào Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan, pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên (nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng); quy tắc trọng tài của Trọng tài nước ngoài mà các bên thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp.

Ví dụ, khi xét đơn u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài thuộc Hiệp hội Bơng quốc tế (ICA) có trụ sở tại Liverpool Vương quốc Anh, ngoài việc kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài thuộc Hiệp hội Bông quốc tế, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định có liên quan về xét đơn yêu cầu của BLTTDS, Hội đồng xét đơn yêu cầu cịn phải căn cứ vào CƯ 1958 về cơng nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài; Quy tắc trọng tài của Trọng tài thuộc Hiệp hội Bông quốc tế (ICA) và pháp luật mà các bên đương sự lựa chọn để giải quyết.

Hội đồng xét đơn yêu cầu phải thực hiện đúng quy định tại khoản 4 Điều 458 BLTTDS là không được xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết; chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định trong quy tắc tố tụng trọng tài giải quyết việc tranh chấp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan, quy định của BLTTDS, các quy định khác của pháp luật Việt Nam để giải quyết. Phải có chế tài và trách nhiệm liên đới khi Hội đồng xem xét lại đơn vi phạm khoản 4 Điều 458.

Bên cạnh đó, khi xem xét các tài liệu, chứng cứ, đặc biệt là các chứng cứ có liên quan đến thủ tục tố tụng như tống đạt các văn bản tố tụng của trọng tài, thì phải căn cứ vào các quy định trong quy tắc trọng tài để xem xét, làm rõ việc Trọng tài nước ngồi đã gửi các văn bản thơng báo cho bên Việt Nam đã theo đúng Quy tắc trọng tài của Trọng tài nước ngoài, mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp hay không? Không thể chỉ cứ đơn thuần cho rằng việc gửi các văn bản tố tụng trọng tài vào thư điện tử cá nhân của một nhân viên trong Công ty của bên Việt Nam, thực chất email này thường liên hệ trao đổi về công việc, để cho rằng Công ty của bên Việt Nam không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài. Bởi lẽ, theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và khoản 15 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 về thói quen trong hoạt động thương mại, tập quán thương mại, về thông điệp dữ liệu và các hình thức có giá trị tương đương văn bản, thì việc gửi thơng báo qua thư điện tử tức là (email) cá nhân có thể được chấp nhận nếu có căn cứ cho rằng đây là “thói quen” trong hoạt động thương mại. Hoặc nói chính xác hơn là các bên đã sử dụng hình thức giao tiếp đó trong q trình ký kết, thực hiện hợp đồng...

Như vậy, nếu có căn cứ cho rằng trong q trình giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng trước đó mà các bên đã sử dụng chính địa chỉ thư điện tử cá nhân của nhân viên Cơng ty để thực hiện các giao dịch, có liên quan đến việc giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng… thì việc gửi thơng báo của Trọng tài nước ngoài đến địa chỉ này cũng phải được Hội đồng chấp nhận.

Ngồi ra, việc gửi thơng báo thủ tục tố tụng trọng tài qua thư điện tử, thì bên u cầu cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam PQTTNN còn cung cấp chứng cứ về việc gửi thơng báo, tài liệu có liên quan đến phán quyết trọng tài cho phía Việt Nam… bằng việc chuyển phát nhanh quốc tế, bằng fax, điện báo...

Đối với trường hợp trên, nếu bên phải thi hành không thừa nhận đã nhận được các văn bản tố tụng của Trọng tài nước ngồi thì Hội đồng xét đơn yêu cầu bên phải thi hành phán quyết trọng tài cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc khơng nhận được các văn bản tố tụng đó. Bởi vì, nghĩa vụ chứng minh là thuộc bên phải thi hành phán quyết trọng tài, chứ không phải là bên yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết cũng có thể yêu cầu bên yêu cầu công nhận và cho thi hành ở Việt Nam PQTTNN cung cấp tài liệu, chứng cứ về việc bên phải thi hành phán quyết trọng tài đã được cơ quan có thẩm quyền của phía Việt Nam ví dụ như (Bưu điện) chuyển giao tới đúng địa chỉ mà các bên trước đây vẫn giao dịch, hoặc là địa chỉ giao dịch cuối cùng trước khi tranh chấp, trước khi khởi kiện các văn bản tố tụng đó. Có nghĩa là, bên u cầu cơng nhận và cho thi hành Phán quyết cũng có thể được cung cấp giao dịch trước đó với bên phải thi hành Phán quyết cho Hội đồng xét đơn.

Trong trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của đương sự, Tòa án cần tiến hành xác minh, kiểm tra tài liệu mà các bên cung cấp chứng cứ (có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ) nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng pháp luật.

Việc gửi thông báo, văn bản, tống đạt giấy tờ tài liệu thế nào được coi là hợp lệ trong tố tụng trọng tài nước ngoài, hiện nay các Thẩm phán còn nhận thức khác nhau. Nói tóm lại Thẩm phán Việt Nam chưa sâu sát vào quá trình xem xét giải quyết thụ lý Phán quyết trọng tài nước ngồi. Do đó, có Thẩm phán căn cứ vào tố tụng dân sự của Việt Nam để xem xét, đánh giá, đây là nhận thức sai lầm. Ví dụ: nếu một bên thay đổi địa chỉ liên lạc (thư điện tử, số fax…), nơi đặt trụ sở, văn phòng… mà không thông báo cho đối tác bên kia biết, nên đối tác và Trung tâm trọng tài vẫn gửi thông

báo, tống đạt giấy tờ, tài liệu đến đúng địa chỉ (cũ) mà trước đây các bên vẫn giao dịch; dù bị đơn không nhận được các văn bản tố tụng đó, nhưng việc gửi các văn bản tố tụng đã được thực hiện đúng theo thỏa thuận trọng tài hoặc theo đúng quy tắc tố tụng trọng tài, nơi trọng tài ra phán quyết mang quốc tịch… thì việc gửi tài liệu, văn bản tố tụng đó vẫn được coi là tống đạt hợp lệ, không vi phạm tố tụng trọng tài về vấn đề này.

- Thứ ba:

+ Về căn cứ xác định thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài:

Hội đồng xét đơn yêu cầu khi xem xét vấn đề này, cần căn cứ vào pháp luật được áp dụng cho mỗi bên để xác định người ký kết thỏa thuận trọng tài, tức người ký đó có thẩm quyền để ký kết thỏa thuận trọng tài đó hay khơng; khơng thể căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam để xác định người ký kết thỏa thuận trọng tài của phía nước ngồi khơng có năng lực để ký kết thỏa thuận trọng tài đó và ngược lại, không thể căn cứ quy định của pháp luật của nước ngoài để xác định người ký thỏa thuận trọng tài của phía Việt Nam khơng có năng lực để ký kết thỏa thuận đó hay khơng.

- Thứ tư:

+ Về căn cứ xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài: Khi xem xét vấn đề này, Hội đồng xét đơn yêu cầu cần căn cứ vào pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng, hoặc căn cứ vào pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thoả thuận đó, để xác định thoả thuận trọng tài có giá trị pháp lý hay khơng?

Hợp đồng chính có vơ hiệu, thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị pháp lý, tức là không được nhầm lẫn bởi thỏa thuận trọng tài độc lập với hợp đồng chính, dù nó có nằm trong một hoặc một vài điều khoản trong hợp đồng chính, trong phụ lục hợp đồng. Nhưng trong quá trình xem xét, Hội đồng vẫn nhầm lẫn trong vấn đề này, bởi khi Hợp đồng chính vơ hiệu nhưng thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị pháp lý.

+ Về căn cứ xác định thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài.

Khi xem xét vấn đề này, Hội đồng xét đơn yêu cầu cần căn cứ vào thoả thuận trọng tài hoặc căn cứ vào pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thoả thuận trọng tài khơng quy định về các vấn đề đó, để xác định thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngồi có phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài nước ngồi được tun hay khơng.

Để từng bước nâng cao chất lượng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong nước cũng như công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi, tác giả có một vài kiến nghị, đề xuất như sau:

3.1.2. Về hướng dẫn xây dựng pháp luật

- Cần sớm tiến hành nghiên cứu thật sâu rộng và xem xét tổng kết các chuyên đề về thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài Việt Nam, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài từ thực tiễn đó rút ra các kinh nghiệm dẫn đến sai lầm, thiếu sót, nguyên nhân của các sai lầm thiếu sót ở nơi nào, tại sao? để từ đó làm cơ sở cho việc ra văn bản hướng dẫn, thi hành.

- Cần ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng các quy định của BLTTDS về vấn đề công nhận và cho thi hành PQTTNN.

- Trong quá trình áp dụng các quy định tại Chương XXXVII, Phần thứ 7 BLTTDS cho thấy một trong những nguyên nhân giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam rất chậm là do có những quy định chưa hợp lý.

- Theo quy định tại Điều 454 BLTTDS thì đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài phải được gửi đến Bộ Tư pháp, sau đó đơn mới được chuyển đến Tịa án có thẩm quyền. Dù Điều 457 quy định trong thời hạn 05 ngày Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ cho Tòa án, nhưng thực tế cũng phải từ 01 đến 02 tháng, hoặc cũng có trường hợp mất thời gian nhiều hơn. Vì vậy, dẫn đến việc Tịa án có thẩm quyền chậm trễ kết thúc vụ việc.

Theo quy định hiện hành thì đơn yêu cầu phải chuyển Bộ Tư pháp, sau đó mới được chuyển đến Tịa án. Thiết nghĩ, khơng có ai chịu trách nhiệm về chuyển đơn từ, cho nên cần quy định đơn yêu cầu phải gửi ngay tới TAND tối cao, từ đó TAND tối cao kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ giấy tờ, tài liệu theo luật quy định chưa, sau đó chuyển ngay đến TAND có thẩm quyền giải quyết. Ngồi ra, khi nhận được đơn thì TAND tối cao phải có bộ phận chuyên theo dõi việc xử lý như thế nào, thời gian như thế nào để gửi báo cáo Bộ Tư Pháp, điều này sẽ hạn chế việc kéo dài như hiện nay.

- Hiện Việt Nam là một trong hơn 157 nước tham gia CƯ. Công ước quốc tế này có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh việc công nhận và cho thi hành PQTTNN, cho nên thời hiệu yêu cầu không phải là 01 năm như quy định hiện hành mà phải dài hơn, ít ra cũng phải 05 năm (có những nước quy định thời hiệu yêu cầu tới 10 năm).

- Hiện nay, BLTTDS quy định việc giải quyết đơn yêu cầu được thực hiện theo hai cấp xét xử. Tuy nhiên, Quyết định của Tòa phúc thẩm TAND tối cao là quyết định cuối cùng, khơng có giám đốc thẩm. Như vậy, thực tiễn thời gian qua cho thấy, một tỷ lệ đáng kể quyết định xét đơn yêu cầu có hiệu lực pháp luật, nhưng có những sai lầm nghiêm trọng, song khơng có cơ chế sửa sai, điều đó gây trở ngại và giấy lên những bức xúc cho đối tác nước ngoài.

Như vậy, để việc giải quyết đơn yêu cầu không mất thời gian quá dài về công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài nước ngồi thì cần có cơ chế kiểm sốt, sửa chữa sai thì nên quy định cho TAND cấp cao giải quyết vấn đề này; quyết định của TAND cấp cao có hiệu lực thi hành. Đồng thời, quy định một thời gian hợp lý để TAND tối cao xem xét đơn khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm, nếu đương sự có yêu cầu và TAND tối cao xét thấy quyết định xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN của TAND cấp cao có sai lầm nghiêm trọng. Thì Chánh án TAND tối cao kháng nghị và Hội đồng Thẩm phán xét xử giám đốc thẩm. Đây là một sự lựa chọn phù hợp với tình hình hiện nay, nên cần được bổ sung vào BLTTDS.

- Điều 5.1 của CƯ 1958 đã quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc bên phải thi hành phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài đã được một cơ quan tài phán tư ban

hành. Do đó, bên phải thi hành phán quyết muốn từ chối cơng nhận và cho thi hành thì phải đưa ra các chứng cứ chứng minh trước Tòa án. Vì vậy, cần phải có nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ thuộc về bên phải thi hành phán quyết trọng tài, nếu muốn được Tòa án chấp nhận yêu cầu từ chối công nhận và cho thi hành PQTTNN. Trong BLTTDS hiện hành chưa có quy định rõ về vấn đề này.

Về việc hỗ trợ hoạt động của Trọng tài nước ngoài, hiện nay BLTTDS năm 2015 và Luật TTTM 2010 chưa quy định, nên khi Trọng tài nước ngồi u cầu thì Tịa án Việt Nam khơng có cơ sở pháp lý xem xét. Như vậy, chưa phù hợp với quy định tại luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, cho nên cần phải bổ sung vào BLTTDS thẩm quyền này cho Tịa án.

3.1.3. Về cơng tác cán bộ

- TAND tối cao cần có một bộ phận chuyên theo dõi việc thụ lý, giải quyết và hướng dẫn các vướng mắc về áp dụng pháp luật trọng tài (gồm có Luật TTTM và các quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định trong BLTTDS).

Hiện nay, nhiều Tịa án khơng bố trí Thẩm phán chun về một loại việc, nên người được cử đi tập huấn, nhưng sau đó khơng được phân cơng giải quyết loại việc đã được tập huấn, điều này dẫn đến vừa tốn tiền của Nhà nước mà lại không vận dụng được việc cần làm. Cho nên cần thiết phải bố trí các Thẩm phán có năng lực chun giải quyết loại việc này.

- Cần tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyên sâu từng chủ đề về trọng tài giúp cho các Thẩm phán có cách tiếp xem xét đúng từng vụ việc.

Ví dụ: Các chuyên đề rút kinh nghiệm từ các sai sót trong thực tiễn xét xử thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 76)