Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 69)

- Những trường hợp không công nhận cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.

b. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

2.3. Đánh giá chung

Giữa tòa án và trọng tài có sự khác biệt rõ về tính chất pháp lý, thẩm quyền. Tòa án là cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp. Trong quá trình tố tụng, tòa án nhân danh Nhà nước để xem xét, xử lý vi phạm pháp luật nhằm duy trì trật tự cơng cộng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh.

Trong khi các trung tâm trọng tài là các tổ chức phi chính phủ, mang tính chất xã hội, nghề nghiệp. Các trung tâm trọng tài không do Nhà nước quyết định thành lập, mà do các trọng tài viên thỏa thuận xin phép Nhà nước để được thành lập. Các trung tâm trọng tài không nằm trong cơ cấu thiết chế nào của bộ máy nhà nước và

cũng không phải là một cơ quan xét xử của Nhà nước. Trong khi đó, Trọng tài được thành lập nhằm cung cấp cho các nhà kinh doanh một cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện, phù hợp với tâm lý, thời gian của thương nhân và doanh nghiệp. Chính sự khác biệt cơ bản này làm nên sự khác biệt về tố tụng giữa hai cơ quan trên.

Nếu xét về thẩm quyền theo vụ việc, thì Tòa án có thẩm quyền rộng hơn tức là giải quyết hầu hết tất cả tranh chấp trong kinh doanh mà trọng tài chỉ giải quyết vụ việc liên quan đến tranh chấp thương mại. Trong khi đó, thẩm quyền của trọng tài cũng chỉ được xác lập khi có sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp.

Tuy nhiên, thẩm quyền theo lãnh thổ thì khơng phải vụ tranh chấp trong kinh doanh nào cũng được Tòa án thụ lý giải quyết. Đơn kiện chỉ được Tòa án thụ lý giải quyết khi được chuyển đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Ngược lại với Tịa án thì ở cơ chế Trọng tài được các bên tranh chấp có quyền lựa chọn bất cứ Trung tâm trọng tài nào để giải quyết theo ý muốn và sự tín nhiệm của thương nhân, doanh nghiệp. Khi tranh chấp đã được các bên thỏa thuận đưa ra Trung tâm trọng tài nào giải quyết thì trung tâm đó có quyền thụ lý tranh chấp. Như vậy, ở đây cho thấy về thẩm quyền vụ việc thì Tịa án có thẩm quyền rộng hơn so với Trọng tài, còn thẩm quyền lãnh thổ trong tố tụng trọng tài lại khơng phải đặt ra, tức là Trọng tài có thể giải quyết vụ việc ngồi lãnh thổ.

Như đã phân tích ở trên, Trọng tài chỉ xét xử một lần đối với các tranh chấp kinh doanh, thương mại, và đặc biệt PQTT là chung thẩm, có hiệu lực thi hành, khơng bị kháng cáo, kháng nghị. Đây là nguyên tắc đặc trưng của Tố tụng trọng tài so với Tòa án. Điều này xuất phát từ bản chất của Tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền định đoạt của các bên đương sự. Khi họ đã lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải tn thủ quyết định đó. Đối với Tịa án thì khi xét xử sẽ có nhiều cấp từ sơ thẩm đến phúc thẩm, thậm chí sẽ bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Chính vì vậy, do xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện nên các bên đương sự hồn tồn có thể lựa chọn các hình thức trọng tài mà họ cho là phù hợp, lựa chọn trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các chủ thể, không phải chịu sự

áp đặt ý chí của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.

Do vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên chỉ có thể đưa vụ tranh chấp ra trung tâm trọng tài để giải quyết khi đã có sự thỏa thuận trước. Điều này có nghĩa là sự thỏa thuận trọng tài là điều kiện quyết định quyền khởi kiện của đương sự đây là điều mà trong tố tụng tòa án khơng có. Ngồi ra, Trọng tài khơng có ngun tắc xét xử tập thể như tòa án. Việc chọn một hay nhiều trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình là quyền của các bên tranh chấp mà pháp luật không can thiệp. Tức là Pháp luật chỉ can thiệp khi các bên không thỏa thuận được về cách thức lựa chọn trọng tài viên.

Chính vì sự khác biệt cho thấy sự lựa chọn tranh chấp bằng trọng tài có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ nước ngồi mà trong nước cũng vậy. Cho nên, việc công nhận và cho thi hành PQTTNN ở Việt Nam hiện nay có những ý nghĩa cơ bản sau:

+ Về phương diện chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia, thể hiện quyền tài phán độc lập của mỗi quốc gia cũng như thể hiện sự tôn trọng, thiện chí của quốc gia với quốc gia khác, thể hiện chính sách bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp khơng chỉ của cá nhân, tổ chức nước mình mà còn cả lợi ích của cá nhân,tổ chức nước ngoài.

+ Đảm bảo khả năng thi hành các PQTTNN được cơ quan tài phán nước ngoài tuyên cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án cũng như tránh tình trạng cùng một vụ việc mà được giải quyết hai lần. Điều này thể hiện qua việc Tòa án một nước cho phép những trật tự phân xử của Trọng tài nước ngoài được thực thi trên lãnh thổ Việt Nam, dựa trên nghĩa vụ quốc tế nói chung cũng như nghĩa vụ theo các Hiệp định đã được Việt Nam kí kết.

Kết Luận Chương 2

Tổng quan về thực trạng pháp luật và thực tiễn về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN còn nhiều hạn chế. Điều này đặt ra nhiều trăn trở cho các cơ quan soạn thảo luật, các nhà làm luật nhận ra những hạn chế, thiếu sót của các chế định pháp luật Việt Nam từ hiện trạng pháp luật và thực tiễn thi hành. Ngoài những thực trạng, căn cứ đang chồng chéo giữa Luật Trọng tài Thương mại 2010 và

BLTTDS, thì các Hội đồng thẩm phán cịn thiếu và yếu kinh nghiệm cũng như chưa quan tâm sâu sát về vấn đề này. Đồng thời, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành Phán quyết trọng tài nước ngoài theo pháp luật hiện nay cũng còn quá hời hợt.

Qua nghiên cứu những thực trạng pháp luật và thự tiễn cho thi hành tại Việt Nam PQTTNN hình như chưa có chế tài cho các Hội đồng xét đơn. Nếu Hội đồng đánh giá nhận định sai một vấn đề hoặc không xem xét kỹ nội dung của một PQTTNN thì sẽ cho thi hành sai, quyết định sai dẫn đến các thương nhân, doanh nghiệp nước ngồi khơng tin vào cơ quan luật pháp của Việt Nam. Điều đó, đi ngược lại với Nhà nước Việt nam cũng như Công ước và các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Đồng thời, việc này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại khác.

Những ví dụ thực tiễn và so sánh với những quy định pháp luật của một số Thẩm phán trong lĩnh vực xét xử, từ đó hy vọng sẽ có chế tài về trách nhiệm cho Hội đồng xem xét đơn về Công nhận và cho thi hành PQTTNN. Luận văn chỉ ra được những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình điều chỉnh pháp luật cũng như thực thi pháp luật một cách hiệu quả hơn. Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn cho thi hành, những lý luận ở chương này là nền tảng nhận thức khoa học làm cơ sở định hướng cho việc tiếp tục nghiên cứu ở chương sau trên góc độ khoa học pháp lý về Cơng nhận và cho thi hành PQTTNN ở Việt Nam.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 65 - 69)