Giải pháp hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 85)

- Những trường hợp không công nhận cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.

b. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoà

Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài

3.2.1. Phương hướng hoàn thiện các quy định

Nhằm tăng cường hợp tác giữa hệ thống tư pháp của các nước trong khu vực và trên thế giới, trong mọi nổ lực của Đảng và Nhà nước là ngày càng hợp tác và quan hệ sâu rộng trên thế giới để giao lưu hợp tác và đặc biệt là phát triển kinh tế, chính vì vậy việc cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam cần được đặt ra cấp thiết để tìm được giải pháp hữu hiệu tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, với xu hướng phát triển kinh tế gắn liền với hợp tác giữa các đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau, thì việc xảy ra tranh chấp và giải quyết tranh chấp ở trọng tài quốc tế giữa các quốc gia là không thể tránh khỏi. Nếu không thực thi tốt pháp luật thì việc cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài, sẽ gặp nhiều khó khăn cho chính các thương nhân và Doanh nghiệp Việt Nam ở một nước khác. Chính vì thế mà cần phải nhận thấy luật chơi cơng bằng trên đất nước chúng ta thì mới thuận lợi trên đất nước khác nếu có vụ việc tương tự sảy ra với thương nhân và DN Việt Nam. Các bên tranh chấp cần lòng tin vào việc tiến hành thủ tục tố tụng một cách minh bạch, hợp pháp, cho nên việc xem xét cho công nhận và thi hành một cách công bằng và khách quan rất quan trọng trong quan hệ kinh tế thế giới như hiện nay.

Nếu như PQTTNN tại Việt Nam tiếp tục có rào cản thì vơ hình trung sẽ dẫn đến những khó khăn cho sự phát triển kinh tế, trước tiên là giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài đã quy định trong hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước vẫn còn tồn tại những điểm chồng chéo, không rõ ràng, chưa nắm bắt rõ những điều nêu trong CƯ 1958 và Bộ luật TTDS của Việt Nam cũng chưa thể hiện rõ nét. Vì vậy, việc cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải ban hành văn bản hướng dẫn sâu sát hơn.

3.2.2. Một số yêu cầu và giải pháp

Một là, thiết lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho việc công nhận và thi hành PQTTNN giữa Việt Nam và các nước.

Để tạo điều kiện cho việc công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi được cơng nhận phù hợp với pháp luật hiện hành, việc quán triệt và xúc tiến xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ nét để việc công nhận và cho thi hành thuận lợi hơn.

Quy định về thủ tục công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay cần chặt chẽ và có chế tà, cụ thể còn có những điểm bất cập cũng cần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể.

Đối với các quan điểm để làm sao mà phán quyết trọng tài nước ngoài được cơng nhận và thi hành, thì pháp luật nên quy định rõ để chắc chắn rằng đủ điều kiện theo pháp luật thì phán quyết trọng tài nước ngồi tại Việt Nam được yêu cầu công nhận và thi hành.

Cần tạo điều kiện cho việc công nhận và thi hành Phán quyết trọng tài nước ngồi tại Việt Nam thì nên chăng cho bên gửi yêu cầu được thi hành PQTTNN tại Việt Nam gửi thẳng đến Tòa Án, sau đó Tòa án một mặt xét đơn và một mặt gửi thơng báo đó cho Bộ Tư pháp, sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích cho các bên và giảm thiểu thời gian chờ đợi (không cần phải qua giai đoạn gửi đơn cho cơ quan có thẩm quyền hoặc qua Bộ Tư pháp). Bên cạnh đó, theo tác giả đối với việc cơng nhận và cho thi hành PQTTNN thì Việt Nam khơng nhất thiết phải ký kết điều ước quốc tế song phương với các nước về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài mà chỉ cần viện dẫn CƯ nếu Việt Nam và nước ký kết đó đều là thành viên CƯ. Còn đối với các quốc gia chưa ký kết hoặc chưa tham gia CƯ thì Việt Nam có thể theo ngun tắc “có đi có lại” để giải quyết vấn đề trên theo CƯ và pháp luật Việt Nam qui định tại BLTTDS nhằm đảm bảo tính thống nhất.

+ Cần giải nghĩa rõ ràng phạm vi hẹp về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam cho việc Công nhận và cho thi hành PQTTNN.

pháp luật Việt Nam” là hủy phán quyết, thì cụm từ này còn quá rộng và chưa rõ ràng và đặc biệt khơng tương thích với CƯ 1958 qui định. Chính vì vậy, nếu tiếp tục dùng cụm từ này để giải quyết thì sẽ cản trở việc cơng nhận và cho thi hành PQTTNN. Có nghĩa là làm cản trở việc cơng nhận và thi hành, khơng thích nghi với luật chơi quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Như vậy chúng ta cần xem xét việc này nên sửa đổi hoặc phải giải thích căn cứ này theo hướng tiếp cận với khái niệm pháp lý quốc tế.

Trật tự công để bảo vệ hữu hiệu chủ quyền và an ninh quốc gia và phù hợp với trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập. Hoặc các nguyên tắc được thừa nhận về lẽ công bằng và công lý trong pháp luật quốc tế. Việt Nam hồn tồn có thể học hỏi cách giải thích để tạo bình đẳng cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế (the Internationl Law Association- ILA, năm 2002).

Theo ý kiến tác giả, cần thiết lập bằng cách này hay cách khác khi Việt Nam đã tham gia ký kết CƯ, thì phải phù hợp với tinh thần của CƯ 1958.

3.2.3. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

- Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với CƯ 1958.

Bộ luật TTDS đã đáp ứng được những yêu câu cơ bản của CƯ. Tuy nhiên, so với CƯ về Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi thì những quy định của Bộ LTTDS vẫn còn những điểm khác biệt, cần được sửa đổi để tương thích với nội hàm của CƯ 1958.

+ Nên sử dụng thống nhất thuật ngữ “phán quyết trọng tài” trong Bộ luật TTDS và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Như đã trình bày ở chương 1, cần được hiểu rõ là Phán quyết trọng tài là sau khi các quyết định của trọng tài được thực thi thì ra Phán quyết, cho nên cần sửa đổi các văn bản pháp luật với thuật ngữ: “Phán quyết trọng tài” không phải là “quyết định trọng tài” và ngược lại cho phù hợp với quy định của pháp luật.

hành ở Việt Nam.

Mặc dù, Bộ luật TTDS hiện hành quy định cụ thể PQTTNN được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Nhưng một số cơ quan đã hiểu một cách nhầm lẫn giữa “Phán quyết Trọng tài” và “Quyết định trọng tài” ở các Quyết định Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngồi, hủy hoặc khơng cho thi hành cũng gặp phải tình trạng tương tự, tức là các Thẩm phán còn nhầm lẫn và cho rằng Phán quyết trọng tài là Quyết định trọng tài. Vì thế, theo tác giả, cần bổ sung hoặc hướng dẫn cụ thể “Phán quyết Trọng tài nước ngoài” được xem xét theo thủ tục công nhận và cho thi hành ở Việt Nam khác với “Quyết định trọng tài”.

- Hướng dẫn cụ thể các trường hợp Tịa án có quyền yêu cầu người gửi đơn u cầu cơng nhận và cho thi hành giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ.

Bộ LTTDS có quy định Tòa án có quyền yêu cầu người gửi đơn yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ. Do đó, theo quy định này có thể hiểu Tòa án có quyền yêu cầu bên gửi đơn cung cấp thêm những tài liệu chứng cứ khác hay không, mà Bộ LTTDS chưa quy định rõ. Như vậy, đối với vấn đề này cần sớm bổ sung các quy định của Bộ luật TTDS hoặc có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng tránh việc tạo điều kiện để lạm dụng gây khó khăn cho bên u cầu cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định tại (Điều IV) CƯ thì người nộp đơn yêu cầu chỉ phải cung cấp bản gốc hoặc bản sao hợp lệ quyết định trọng tài và thỏa thuận trọng tài. Ngồi ra, CƯ khơng có quy định gì khác về giấy tờ.

- Sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn cụ thể việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành PQTTNN ở Việt Nam và các trường hợp trả lại đơn yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 33, Điều 34 và Điều 35 Bộ luật TTDS thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người phải thi hành PQTTNN cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành Phán quyết của Trọng tài nước ngồi có thẩm quyền xem xét u cầu cơng nhận và cho thi hành ở Việt Nam PQTTNN.

Thực tiễn cho thấy, trụ sở hay nơi cư trú của người phải thi hành có thể thay đổi, cho nên khi xác định thẩm quyền của Tòa án phải dựa vào trụ sở hay nơi cư trú vào thời điểm nào, vấn đề này chưa được Bộ luật TTDS quy định rõ. Theo tác giả, cần được quy định bổ sung trong Bộ luật TTDS khi xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, cơ quan có thẩm quyền nên căn cứ trụ sở hay nơi cư trú vào thời điểm yêu cầu công nhận và thi hành PQTTNN, điều này tránh được những rắc rối cũng như PQTTNN được công nhận hợp lệ hơn.

- Bổ sung quyền tham gia phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài của bên yêu cầu.

Khoản 3, Điều 458 Bộ luật TTDS yêu cầu sự hiện diện của các bên phải thi hành khi tiến hành phiên họp yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nhưng lại quy định về sự hiện diện của bên phải thi hành hoặc người đại diện vắng mặt hợp pháp lần thứ hai mà vẫn vắng mặt hoặc khi có một trong các căn cứ qui định tại khoản 3 Điều 457, theo đó cần bổ sung vào Bộ LTTDS khi phiên họp diễn ra cần có mặt cả bên phải thi hành và bên yêu cầu được thi hành.

3.2.4. Hoàn thiện các quy định Luật Trọng tài thương mại liên quan đến thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài

+ Thực tế cho thấy, Trọng tài thương mại quốc tế thuộc các tổ chức quốc tế

không thuộc sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào, kể cả quốc gia đó có trụ sở. Theo đó, nhái niệm “phán quyết của Trọng tài nước ngồi” như đã trình bày ở chương 1,

nên sửa để hiểu rằng khái niệm“phán quyết của Trọng tài nước ngoài” là “phán quyết Trọng tài nước ngoài” cho phù hợp với CƯ.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi về công nhận và cho thi hành

phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam hiện nay

3.3.1. Nâng cao nhận thức, phổ biến về tư pháp quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngồi và đầu tư nước ngoài mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.

+ Nền kinh tế Việt Nam đã và đang chuyển mình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Cần phổ biến các điều ước quốc tế trong đó có CƯ 1958 cũng như các Hiệp định

tương trợ tư pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam có tham gia hoạt động thương mại. Điều đó thực sự cần thiết và quan trọng bởi khi cần giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngồi và đầu tư nước ngoài mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Cần phổ biến cụ thể, sâu sát hoạt động tác nghiệp tư pháp quốc tế cho các cán bộ hoạt động tố tụng dân sự kinh tế quốc tế, từ đó khi tiến hành cơng việc thì các cán bộ Tồ án không bị lúng túng khi xử lý các vấn đề trên.

Theo đó, để khơng thể bị động cần quan tâm đúng mức đến việc thực hiện, có phương án đề ra được một kế hoạch tổng thể cũng như kế hoạch của từng địa phương và mỗi ngành, các biện pháp phải đồng bộ và cụ thể giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến điều ước quốc tế.

TAND tối cao cần có một bộ phận chuyên theo dõi việc thụ lý, giải quyết và hướng dẫn các vướng mắc về áp dụng pháp luật trọng tài (gồm có Luật TTTM và các quy định về cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định trong BLTTDS).

- Nên bố trí các Thẩm phán có năng lực chun giải quyết loại việc này. Hiện nay, nhiều Tòa án không bố trí Thẩm phán chuyên về một loại việc, nên người được cử đi tập huấn, nhưng sau đó khơng được phân cơng giải quyết loại việc đã được tập huấn, nên hiệu quả tập huấn bị hạn chế.

- Nên tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyên sâu từng chủ đề về trọng tài giúp cho các Thẩm phán có cách nhìn đúng về PQTTNN. Tịa án, VKS chun gia và cán bộ tư pháp khác cần phát huy đầy đủ trách nhiệm và tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác, cần trao đổi kinh nghiệm hoạt động tư pháp quốc tế . Hoạt động bổ trợ tư pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của chúng ta hiện nay cịn ít, vượt ra ngoài kiến thức kỹ năng đào tạo truyền thống, vậy cần rút kinh nghiệm, học hỏi trong cơng tác xử lý tình huống pháp lý quốc tế. Cần sớm kịp thời thay đổi để thực hiện và tham khảo kinh nghiệm phổ biến của các nước trên thế giới để có giải pháp xử lý vấn đề, để khi có vướng mắc thì sẽ biết cách vận dụng thực tiễn một cách mềm dẻo để giải quyết.

3.3.2. Giải pháp tăng cường vai trò của Tòa án trong việc hỗ trợ hoạt động của trọng tài

Tịa án khơng thể cứ áp dụng các quy định của tố tụng dân sự để “xem xét” và “giải quyết” các vấn đề thuộc thẩm quyền của trọng tài sẽ làm trì truệ hoạt động này

còn ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế quốc tế.

Như vậy, hệ thống Tòa án cần phát huy theo hướng tích cực, tránh tồn đọng án và thể hiện rõ sự ủng hộ với hệ thống trọng tài, hạn chế từ chối hủy các phán quyết trọng tài trừ khi rõ ràng PQTTNN đó có vi phạm được quy định cụ thể trong Luật TTTM. Đây là một đòi hỏi hết sức quan trọng, Nhà nước cần tham gia kiểm soát hệ thống Tòa án để ủng hộ nhiều hơn nữa công nhận và cho thi hành Phán quyết trọng tài nước ngồi ở Việt Nam. Tồn bộ q trình tham gia Cơng ước và các Hiệp định thì PQTTNN có thể mất ý nghĩa nếu như một phán quyết có thể bị hủy tại Tòa án vì những lý do “thiên vị” hoặc khơng tìm hiểu rõ luật qui định, khơng thấy quy định cụ thể này trong Luật TTTM.

Trên thực tế tại Việt Nam, Tòa án chưa thực sự có một chính sách rõ ràng, quan điểm thống nhất áp dụng luật qui định để ủng hộ mạnh mẽ hoạt động trọng tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 85)